Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế e book “các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 92)

Về hình thức

Hình thức là ấn tượng đầu tiên khi người sử dụng tiếp xúc với E-Book. Chính vì vậy, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút, lôi cuốn người sử dụng. Chúng tôi đã thiết kế E-Book sao cho bắt mắt và hấp dẫn bằng cách phối màu hài hòa, kết hợp hình ảnh, âm thanh,…hợp lý nhằm đem lại sự tối ưu về cảm quan đối với người sử dụng. Điều đó được khẳng định sau khi SV sử dụng và cho ý kiến nhận xét. Có 85 trên tổng số 123 SV cho rằng giao diện E-Book được thiết kế đẹp, bắt mắt (chiếm 69,11%). Còn lại 34 SV cho rằng giao diện bình thường (chiếm 27,64%) và 4 SV cho rằng còn đơn điệu và chưa tốt (chiếm 3,25%).

Đối với mỗi cá nhân sẽ có một ý thích, cái nhìn thẩm mỹ riêng, vì vậy không thể nào 100% SV cho rằng E-Book đẹp, bắt mắt. Nhưng nhìn tổng thể, tỉ lệ số SV đánh giá cao về giao diện của E-Book là rất cao. Đây là một trong những thành công của E-Book. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được ý kiến góp ý là giao diện E-Book nhiều chữ và ít hình ảnh, chúng tôi sẽ tiếp thu để hoàn thiện E-Book hơn.

Về cấu trúc

Điều thứ hai cần quan tâm đó chính là cấu trúc của E-Book, những thông tin, kiến thức, cũng như các mục được chúng tôi bố trí sao cho hợp lý nhất, đem lại sự logic và rõ ràng, tạo nên một E-Book có tính chuyên nghiệp. Và như kết quả khảo sát SV sau khi sử dụng E-Book này cho biết:

- 8,13% SV cho rằng cấu trúc của E-Book là rất hợp lý. - 89,43% SV cho rằng cấu trúc của E-Book là hợp lý. - 2,44% SV cho rằng cấu trúc của E-Book là chưa hợp lý.

Như vậy, về mặt cấu trúc, E-Book đã gần như đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Tỷ lệ số SV nhận xét cấu trúc này hợp lý và rất hợp lý là rất cao, chiếm tới 97,56%.

Về thao tác để sử dụng E-Book

E-Book được thiết kế sao cho đơn giản nhất về mặt cách sử dụng. Vì vậy, thao tác trên E-Book chỉ đơn thuần là việc nhấp chuột vào nơi mà mình muốn đến. Sau đó các trang này đều có đường liên kết dẫn về trang chủ hoặc những trang có liên quan.

Chính vì thế mà đa số các SV cho rằng thao tác sử dụng đơn giản, dễ sử dụng. Có tới 96 trên tổng số 123 SV công nhận điều này (chiếm 78,05%). Một số ít SV cho rằng nó hơi rắc rối khi sử dụng ( 23SV, chiếm 18,7%), và một số cho rằng nó rắc rối, phức tạp (4SV, chiếm 3,25%). Số SV cho rằng E-Book còn rắc rối có thể giải thích là do có một số liên kết trong E-Book sai đường dẫn, làm cho SV rối vì E-Book khi phát SV sử dụng là E-Book thử nghiệm nên chưa hoàn chỉnh. Điều này được khắc phục ngay sau đó. Xét về mặt tổng thể thì thao tác sử dụng trên E-Book đã đạt yêu cầu.

Về nội dung E-Book

Kết quả thực nghiệm cho thấy, đa số SV đánh giá cao về mặt hình thức cũng như cấu trúc của E-Book. Còn về mặt nội dung cũng thu được kết quả rất khả quan.

Đầu tiên, về sự cần thiết của các phần mềm được giới thiệu trong E-Book, sau khi khảo sát chúng tôi thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của các phần mềm trong E-Book

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

ChemSketch 4,07% SV 69,12% SV 26,83% SV

PowerPoint 0,81% SV 48,78% SV 50,41% SV

Crocodile 3,25% SV 18,86% SV 17,87% SV

McMix 7,32% SV 65,85% SV 26,83% SV

Từ số liệu bảng trên, tổng quan cho ta thấy hầu hết các SV đều đánh giá cao mức độ quan trọng của các phần mềm này. Tỉ lệ SV cho rằng các phần mềm này nên đưa vào E-Book là rất cao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số SV cho rằng không cần thiết đưa các phần mềm này vào E-Book. Có 4,07% SV cho rằng phần mềm ChemSketch là không cần thiết. Điều này có thể được giải thích là do các SV này đã biết cách sử dụng ChemSketch hoặc một phần mềm chuyên dụng nào đó để vẽ công thức hóa học. 0,81% SV cho rằng phần mềm PowerPoint là không cần thiết. Chúng ta có thể giải thích điều này tương tự như trên, do phần mềm PowerPoint là khá phổ biến và đa số các bạn SV đều biết sử dụng nên cho rằng nó không cần thiết. Còn phần mềm

chưa ứng dụng và khai thác triệt để phần mềm Crocodile. Vì trong E-Book chúng tôi chỉ giới thiệu những thao tác sử dụng. Nhưng nếu khi người dùng sử dụng thành thạo phần mềm này, chúng tôi nghĩ họ sẽ ứng dụng và khai thác hơn nhiều điểm mạnh của Crocodile. Ở phần mềm McMix, có 7,32% SV cho rằng nó chưa cần thiết. Một số SV cho rằng vì còn là SV nên chưa sử dụng tới phần mềm này.

Nhìn chung, những phần mềm mà chúng tôi đưa vào E-Book là hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của SV.

Phần quan trọng trong nội dung của E-Book là những đoạn phim hướng dẫn. Điều này quyết định đến mức độ tiếp thu của SV trong quá trình sử dụng E-Book. Quá trình khảo sát cho chúng tôi bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về chất lượng phim hướng dẫn trong E-Book

Khó hiểu, phức tạp Đạt yêu cầu Dễ hiểu, dễ thực hành

ChemSketch 6,5% SV 50,41% SV 43,09% SV

PowerPoint 0% SV 48,78% SV 51,22% SV

Crocodile 7,32% SV 55,28% SV 37,4% SV

McMix 8,13% SV 52,85% SV 39,02% SV

Những đoạn phim chúng tôi quay sẽ được hiệu chỉnh, chèn thêm những chỉ dẫn vào, nhằm tạo sự tối ưu về mức độ trực quan cũng như giúp cho những hướng dẫn này rõ ràng và chi tiết nhất. Hầu hết các SV đều cho rằng các đoạn phim này đạt yêu cầu: 50,41% SV cho rằng phim hướng dẫn phần mềm ChemSketch đạt yêu cầu, 43,09% cho rằng nó dễ hiểu, dễ thực hành; 48,78% SV cho rằng phim hướng dẫn phần mềm PowerPoint đạt yêu cầu, 51,22% cho rằng nó dễ hiểu, dễ thực hành; 55,28% SV cho rằng phim hướng dẫn phần mềm Crocodile đạt yêu cầu, 37,4% cho rằng nó dễ hiểu, dễ thực hành; 52,85% SV cho rằng phim hướng dẫn phần mềm McMix đạt yêu cầu, 39,02% cho rằng nó dễ hiểu, dễ thực hành. Một số ít SV cho rằng nó khó hiểu và phức tạp: phần mềm ChemSketch 6,5% SV, phần mềm PowerPoint 0% SV, phần mềm Crocodile 7,32% SV, phần mềm McMix 8,13% SV. Khi được hỏi nguyên nhân, chúng tôi thống kê được các nguyên nhân chính sau: hướng dẫn quá chi tiết gây rối mắt, thao

tác hướng dẫn nhanh. Và điều này sẽ được chúng tôi khắc phục bằng cách điều chỉnh tốc độ phim cũng như cân bằng những chỉ dẫn kèm theo mỗi đoạn phim.

Như vậy, về mặt nội dung, chúng tôi cũng đáp ứng được yêu cầu về mặt trực quan, dễ hiểu, và cần thiết. Điều này được thể hiện qua kết quả thực nghiệm mà các SV sử dụng E-Book.

Về hiệu quả sau khi sử dụng E-Book

Trước khi sử dụng, mức độ thành thạo của các SV thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo khi sử dụng các phần mềm của SV trước khi sử dụng E-Book

Chưa sử dụng Biết sơ lược Sử dụng được Rất thành thạo

ChemSketch 61,79% SV 18,7% SV 17,89% SV 1,62% SV

PowerPoint 0% SV 46,34% SV 42,28% SV 11,38% SV

Crocodile 72,36% SV 21,14% SV 5,69% SV 0,81% SV

McMix 95,12% SV 2,44% SV 2,44% SV 0% SV

Phần mềm ChemSketch, Crocodile, McMix, đa số các SV chưa biết sử dụng (61,79% SV chưa biết sử dụng ChemSketch, 72,36% SV chưa biết sử dụng Crocodile, 95,12% SV chưa biết sử dụng McMix). Chỉ có một số ít SV biết sơ lược và sử dụng được các phần mềm này: ChemSketch 18,7% biết sơ lược, 17,89% sử dụng được, 1,62% SV thành thạo; Crocodile 21,14% SV biết sơ lược, 5,69% SV sử dụng được, 0,81 SV thành thạo; McMix 2,44% SV biết sơ lược, 2,44% SV sử dụng được. Còn ở phần mềm PowerPoint, số lượng SV có khả năng sử dụng chiếm tỷ lệ cao hơn: 46,34% biết sơ lược, 42,28% sử dụng được, 11,38% rất thành thạo còn 0% SV chưa sử dụng.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo khi sử dụng các phần mềm của SV sau khi dùng E-Book

1 2 3 4 ChemSketch 5,69% SV 33,33% SV 48,78% SV 12,2% SV PowerPoint 0% SV 21,14% SV 54,47% SV 24,39% SV Crocodile 7,32% SV 26,83% SV 52,85% SV 13% SV McMix 13,82% SV 33,33% SV 39,03% SV 13,82% SV Mức độ: - 1: vẫn không biết sử dụng - 2: biết sơ lược

- 3: biết sử dụng - 4: thành thạo - 4: thành thạo

Như vậy số lượng người biết sử dụng các phần mềm này đã tăng lên. Cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát số tỉ lệ số SV biết sử dụng các phần mềm trước và sau khi dùng E-Book

Trước khi sử dụng E-Book Sau khi sử dụng E-Book

ChemSketch 38,21% SV 94,31% SV

PowerPoint 100% SV 100% SV

Crocodile 27,64% SV 92,86% SV

McMix 4,88% SV 86,18% SV

0 20 40 60 80 100

ChemSketch PowerPoint Crocodile McMix

Trước khi sử dụng E-Book Sau khi sử dụng E-Book

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ số SV biết sử dụng các phần mềm trước và sau khi dùng E-Book.

Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy được, kiến thức mà chúng tôi trong trình bày trong E-Book hầu hết mọi người đều tiếp thu được. Số SV sử dụng được các phần mềm theo mức độ từ biết sơ lược đến ứng dụng hiệu quả tăng thấy rõ và gần như là hầu hết. Chỉ có tồn tại rất ít SV chưa biết sử dụng phần mềm này: ChemSketch 5,69%, PowerPoint 0%, Crocodile 7,32%, McMix 13,82%. Lý do mà chúng tôi đặt ra về vấn SV chưa biết cách sử dụng các phần mềm trong E-Book sau khi sử dụng E-Book đó là vì hạn chế về mặt thời gian. Thời gian chúng tôi khảo sát không được lâu và việc học trên lớp còn nhiều áp lực nên các SV chưa sử dụng hết E-Book này.

Về mức độ sử dụng được các phần mềm này của SV thì chủ yếu tập trung ở biết sử dụng và thành thạo. Số lượng SV cho rằng mình có thể sử dụng thành thạo các phần mềm này chiếm tỷ lệ ít hơn số SV cho biết mình sử dụng được hoặc biết sơ có thể được giải thích là do thời gian thực nghiệm của chúng tôi ngắn. Để sử dụng thành thạo, đòi hỏi SV phải thực hành đi thực hành lại nhiều lần. Vì vậy, với phần mềm đa số SV đã biết sử dụng như PowerPoint thì tỷ lệ số SV sử dụng thành thạo nó chiếm tỉ lệ cao hơn. Ngoài ra, số lượng các thao tác chúng tôi hướng dẫn còn hạn chế nên SV chưa sử dụng thành thạo hết các tính năng của mỗi phần mềm.

Từ kết quả điều tra về hình thức, cấu trúc, nội dung cũng như hiệu quả của E-Book chúng tôi nhận thấy rằng:

- E-Book đã mang lại một hiệu quả nhất định, giúp SV có thể nâng cao kỹ năng tin học, phục vụ cho việc dạy học hóa học sau này.

- E-Book được các bạn SV đón nhận và sử dụng khá nhiệt tình.

- Sau khi được hỏi “Có nên tiếp tục phát triển E-Book này không?”, 100% SV đều cho rằng nó hiệu quả và nên tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, E-Book cũng còn tồn tại một số hạn chế: - Số lượng phần mềm hướng dẫn sử dụng không nhiều.

- Số lượng thao tác hướng dẫn còn ít làm cho người dùng chưa thực sự sử dụng được hết các tính năng của mỗi phần mềm.

- Số lượng các ví dụ minh họa còn hạn chế.

- Nhạc nền ở các đoạn phim hướng dẫn chưa phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu một số tài liệu để làm cơ sở lý luận của đề tài

− Tìm hiểu xu thế đổi mới PPDH và sự thay đổi của PPDH trong những năm gần đây, đặt biệt quan tâm đến xu hướng dạy học có hỗ trợ CNTT. − Nghiên cứu lý luận thực tiễn về hoạt động tự học.

− Nghiên cứu về E-Book và các phần mềm chuyên dụng để thiết kế E- Book.

1.2. Sử dụng phần mềm CourseLab 2.4 để thiết kế E-Book “Các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” với nội dung sau:

- Giới thiệu các phần mềm tiện ích phục vụ dạy học hóa học ở trường phổ thông với những đoạn phim mô tả về công cụ của các phần mềm một cách cho tiết rõ ràng. Kèm theo đó là những tài liệu có liên quan.

- Cung cấp một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học cũng như những ví dụ trực quan để tham khảo.

- Quay phim hướng dẫn hơn 52 thao tác cơ bản khi sử dụng các phần mềm tiện ích phục vụ dạy học hóa học.

1.3. Khảo sát để đánh giá đề tài

Tiến hành khảo sát trên 123 SV khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh bằng cách cho sử dụng thử E-Book sau đó điều tra bằng phiếu câu hỏi. Kết quả nhận được như sau:

- Về hình thức: E-Book được thiết kế bắt mắt, thu hút người sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.

- Về nội dung: E-Book giới thiệu được những phần mềm cần thiết cho việc dạy học hóa học ở trường phổ thông. Hướng dẫn sử dụng các phần mềm này chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu.

2. Kiến nghị

Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của CNTT và những hiệu quả to lớn mà nó mang lại ngày càng được khẳng định. Hoạt động dạy học đặc biệt đối với bộ môn hóa học với đặc thù bài giảng cần tính trực quan sinh động cao, cho nên việc áp dụng CNTT là vô cùng phù hợp. Tuy nhiên thực tế thì không chỉ gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật… mà còn khó khăn trong cả kỹ năng, trình độ tin học của GV. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy được tầm quan trọng của việc trang bị cho SV và nâng cao trình độ cho GV phổ thông kỹ năng tin học và truyền thông. Do đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

Về ứng dụng CNTT trong dạy học

Bộ Giáo Dục và Đào tạo cần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển CNTT trong giáo dục. Ngoài ra cần tăng cường nghiên cứu và phát triển những phần mềm phục vụ cho dạy học hóa học. Như vậy việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng mới được áp cũng một cách linh hoạt và chủ động. Từ đó, GV có thể tổ chức những tiết dạy sinh động, hiệu quả hơn, HS tiếp thu bài một cách tích cực hơn nữa.

Riêng về phần mềm CourseLab 2.4 không chỉ có thể tạo E-Book xuất bản nhiều định dạng khác nhau mà còn có chức năng soạn thảo các bài giảng điện tử rất thuận lợi cho GV nên có thể sử dụng thay thế cho phần mềm Microsoft PowerPoint.

Về đội ngũ GV ở trường phổ thông

Với các trường THPT thì nhà trường nên thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ tin học, vì theo chúng tôi biết có một số GV mặc dù rất muốn sử dụng CNTT vào việc dạy học nhưng kỹ năng tin học không cho phép, và cũng không

Một phần của tài liệu thiết kế e book “các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)