Biện pháp khuyến khích sinh viên trong quá trình học tập

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Với mục đích khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hoạt động trong quá trình học tập, nhà Trường, các Khoa và Bộ môn đã có nhiều biện pháp nhằm giúp sinh viên có được sự say mê, hứng thú trong học tập giúp việc học thực sự đạt hiệu quả. Kết quả khảo sát những hoạt động sinh viên đã tham gia để có kết quả học tập như hiện nay cho thấy sinh viên trường Nhân Văn tham gia vào rất nhiều hoạt động, cụ thể như sau:

Biện pháp khuyến khích sinh viên trong quá trình học tập

Hoạt động

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ

(%)

Đi tham quan thực tế 88 22.6 217 55.8 84 21.6

Học thực hành, ngoại khóa 64 16.7 210 54.7 110 28.6

Đi thực tập 71 18.8 141 37.4 165 43.8

Nghiên cứu khoa học, viết bài

cho nội san, tạp chí, kỷ yếu 19 5.1 102 27.1 255 67.8

Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ 52 13.6 149 38.9 182 47.5

Dự hội thảo khoa học 64 16.4 211 54.1 115 29.5

Hội chợ việc làm, tiếp xúc

với doanh nghiệp 29 7.6 142 37.1 212 55.4

Bảng 2.13. Biện pháp khuyến khích sinh viên trong quá trình học tập

Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy, biện pháp sinh viên thường xuyên tham gia nhất là đi tham quan thực tế tại cơ sở chiếm 22.6%. Điều này cũng phù hợp với thực tế đào tạo của trường là sinh viên phải đi tham quan thực tế trong quá trình học tập tại trường nên tỉ lệ sinh viên tham gia hoạt động này tới 78.4% (thường xuyên, thỉnh thoảng).

Biện pháp mà sinh viên thường xuyên tham gia chiếm tỉ lệ ít nhất là tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài cho nội san, tạp chí hay kỷ yếu của Trường, Khoa (chỉ chiếm 5.1%). Điều này một lần nữa khẳng định sinh viên chưa thực sự quan tâm tới hoạt động này cũng như chưa nhận thức được vai trò và mức độ ảnh hưởng của hoạt động nghiên cứu khoa học tới việc học hỏi và tiếp nhận tri thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh số sinh viên ít ỏi thường xuyên tham gia hoạt động này thì có tới 67.8% sinh viên không bao giờ nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập tại trường. Do vậy, nhà trường cần có những phương hướng thay đổi

theo hướng tích cực nhằm giúp đa số sinh viên nhận thức rõ hơn những lợi ích thực tiễn của hoạt động này để hoạt động nghiên cứu khoa học thực sự trở thành thế mạnh của trường cũng như của sinh viên ĐHKHXH&NV.

Hoạt động sinh viên ít tham gia thứ hai là tham gia hội chợ việc làm và tiếp xúc gặp gỡ với doanh nghiệp (chỉ chiếm 7.6%). Đây là hoạt động thực tiễn rất có ý nghĩa nhằm giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với lĩnh vực nghề nghiệp cũng như nắm bắt nhu cầu thực tế của xã hội, qua đó sinh viên có thể lượng định và đánh giá lại năng lực bản thân để tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường việc làm. Tuy vậy, có tới hơn 50% số sinh viên lại không bao giờ tham gia hoạt động này cho dù lợi ích của nó với hoạt động học tập của sinh viên là rất lớn.

Như vậy, trong số những biện pháp mà nhà Trường cũng như các Khoa và Bộ môn đưa ra cho sinh viên để giúp họ xây dựng mục đích học tập đúng đắn hơn thì đa phần sinh viên tham gia các hoạt động ấy một cách khá tích cực. Riêng các hoạt động như tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài cho tạp chí, kỷ yếu Trường; gặp gỡ nhà tuyển dụng và đến với các hội chợ việc làm; tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ đội nhóm có tỉ lệ sinh viên tham gia ít nhất.

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)