Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu đã biên soạn công cụ khảo sát tìm hiểu về động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên trường ĐHKHXH&NV. Sau quá trình thu thập và xử lý số liệu, kết quả thu được về khách thể nghiên cứu như sau:
Khái quát về mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 76 19.0 Nữ 324 81.0 Địa bàn cư trú Thành phố 232 58.1 Thị xã, thị trấn 71 17.8 Nông thôn 96 24.1 Nguyện vọng xét tuyển Nguyện vọng 1 394 98.5 Nguyên vọng 2 6 1.5 Nguyện vọng 3 0 0.0
Năm đang theo học Năm thứ nhất 204 51.0
Năm thứ tư 196 49.0
Sinh viên khoa
Địa lý 68 17.0 Tâm lý học 60 15.0 Báo chí 72 18.0 Hàn Quốc học 76 19.0 Ngữ văn Trung 53 13.3 Ngữ văn Anh 71 17.8 Kết quả học tập Xuất sắc 2 0.5 Giỏi 44 11.2 Khá 233 59.1 Trung bình 115 29.2 Yếu 0 0.0
Bảng 2.1: Khái quát khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 450 sinh viên thuộc 6 khoa Địa lý (17%), Tâm lý học (15%), Báo chí (18%), Hàn Quốc học (19%), Ngữ văn Trung (13.3%) và Ngữ văn Anh (17.8%).
Trong tổng số mẫu nghiên cứu, sinh viên đang theo học năm thứ nhất chiếm 51.0%, sinh viên năm thứ tư chiếm 49.0%. Như vậy, tỉ lệ mẫu nghiên cứu giữa năm thứ nhất và năm thứ tư xấp xỉ bằng nhau. Lý do mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm sinh viên năm nhất và năm tư là vì người nghiên cứu muốn có sự so sánh để tìm hiểu liệu có nét khác biệt giữa động cơ học tập của sinh viên năm nhất (đối tượng mới tiếp xúc với môi trường đại học) và sinh viên năm thứ tư (đối tượng đã trải qua khoảng thời gian khá dài trên giảng đường đại học và đang chuẩn bị hoạt động lao động để lập nghiệp).
Trong tổng số mẫu 450 sinh viên, có tới 394 sinh viên được xét tuyển vào trường theo nguyện vọng một (chiếm tỉ lệ 98.4%), số sinh viên xét tuyển theo nguyện vọng hai chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (1.5%), còn lại không có sinh viên xét tuyển theo nguyện vọng ba. Sở dĩ xấp xỉ 100% mẫu nghiên cứu đều xét tuyển vào trường theo nguyện vọng một là vì ĐHKHXH&NV là trường công lập thuộc hệ thống ĐH Quốc gia tổ chức thi tuyển nên số lượng sinh viên đăng ký thi tuyển bằng nguyện vọng một là rất cao. Bên cạnh đó, con số 98.4% sinh viên đang theo học tại trường bằng nguyện vọng một bước đầu cho thấy hầu hết sinh viên đều có ý thức trong việc lựa chọn trường và ngành học cho mình.
Về địa bàn cư trú của sinh viên theo học tại trường có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực thành thị với khu vực thị xã, thị trấn và nông thôn. Có tới 58.1% số sinh viên ở thành phố đang theo học tại trường (chiến hơn một nửa tổng số mẫu nghiên cứu), số còn lại là ở thì xã, thị trấn (17.8%), và ở nông thôn (24.1%).
Cũng như địa bàn cư trú, đặc điểm về giới tính của khách thể nghiên cứu cũng có sự chênh lệch rất lớn, trong đó sinh viên nam chỉ chiếm 19.0% còn sinh viên nữ chiếm tỉ lệ lên tới 81.0%. Có sự chênh lệch về giới tính là do trường ĐH KHXH&NV là trường có các ngành học hầu hết thuộc chuyên ngành xã hội nên dường như thích hợp với nữ giới nhiều hơn. Tổng số sinh viên nam trong trường và trong từng khoa cũng chỉ chiếm khoảng 20%, do vậy sự chênh lệch này sẽ không ảnh hưởng đến tính khách quan cũng như độ xác thực của kết quả nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xấp xỉ 60% sinh viên có kết quả học tập đạt loại khá, số sinh viên đạt loại xuất sắc và giỏi chiếm tỉ lệ cao (khoảng 12%), số sinh viên có kết quả học tập trung bình chiếm 29%, không có sinh viên yếu kém.