Khi khảo sát sinh viên về mức độ quan tâm tới mục đích học tập, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trăn trở về mục đích học tập Mức độ Tần số Tỉ lệ (%) Rất thường xuyên 193 48.4 Thường xuyên 186 46.6
Hiếm khi, thậm chí không bao giờ
20 5.0
Tổng 399 100%
Bảng 2.2: Mức độ quan tâm của sinh viên về mục đích học tập
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên đang theo học tại trường ĐH KHXH&NV đều có những thắc mắc, trăn trở về việc học của mình. Có tới 48.4% và 46.0% tổng số sinh viên khi được hỏi đều trả lời rất thường xuyên hoặc thường xuyên nghĩ tới việc mình đi học để làm gì, điều đó chứng tỏ sinh viên rất quan tâm và thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc học. “Học để làm gì” có lẽ là câu hỏi thôi thúc sinh viên trong suốt quá trình tìm tòi và lĩnh hội những tri thức, tạo cho họ động lực để vượt qua những khó khăn, thách thức của việc học, vun đắp nơi họ những ước mơ, hoài bão khi quyết định đăng ký vào một trường hay một ngành học mình yêu thích. Ý thức được tầm quan trọng của việc học và xác định được những mục đích học tập rõ ràng sẽ giúp quá trình học tập của sinh viên được thuận lợi hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 5.0% trong tổng số mẫu nghiên cứu có câu trả lời “hiếm khi hoặc thậm chí không bao giờ nghĩ tới” mục đích của việc học. Đây là con số khiêm tốn trong mẫu nghiên cứu tuy nhiên nó cũng chỉ ra rằng vẫn còn đó những sinh viên đi học nhưng không biết mình học vì lý do gì. Điều này cũng hoàn toàn tương ứng với việc hàng năm có khoảng 5.0% sinh viên không được tốt nghiệp vì nhiều lý do khác nhau mà ở đó chủ yếu là việc không xác định được mục đích học tập và xây dựng cho mình ý thức học tập đúng đắn. Những sinh viên này thường bỏ học giữa chừng, bị nhà trường buộc thôi học hoặc đi học theo kiểu chống đối, học cho qua…
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên đều thường xuyên trăn trở về mục đích học tập của mình, do vậy sinh viên luôn xác định được cho mình mục đích, thái độ và hành vi học tập đúng đắn. Do đa phần (tới 98.5%) sinh viên đang học tại trường được xét tuyển bằng nguyện vọng một nên sinh viên đã có sự chủ động trong việc chọn trường, chọn ngành cũng như tìm hiểu những thông tin liên quan đến ngành học và công việc sau khi ra trường. Sự liên quan này càng có cở sở để khẳng định khi kết quả kiểm nghiệm Pearson Chi-Square của SPSS cho thấy, có sự tương quan giữa nguyện vọng xét tuyển với kết quả học tập của sinh viên (Sig = 0.03 < 0.05)
• Lý do sinh viên học đại học
Lý do sinh viên chọn học đại học Tần số Tỉ lệ (%)
Bằng đại học có giá trị hơn bằng trung cấp,
cao đẳng 252 63.0
Gia đình muốn mình học đại học 102 25.5
Bằng đại học dễ kiếm việc làm hơn 213 53.3
Để sau này có điều kiện học tập và nghiên cứu
cao hơn 137 34.3
Lý do khác 80 20.0
Trong quá trình học Phổ thông trung học, đa số học sinh đã có những dự định cho tương lai của mình là học trung cấp, cao đẳng hoặc đại học. Những hoạt động học tập, hướng nghiệp ở bậc Phổ thông trung học đã giúp học sinh ý thức được việc lựa chọn bậc học, ngành học của mình sau này. Trong số những lý do mà người nghiên cứu đưa ra về lý do học đại học, có tới 63.0% số sinh viên cho rằng họ học đại học vì bằng đại học có giá trị hơn so với bằng trung cấp hay cao đẳng. Điều này cho thấy sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học đại học cũng như ý thức được quyết định lựa chọn bậc học của mình. Tuy nhiên, cần phải phân định rõ giữa ý thức giá trị của việc học đại học với giá trị của bằng đại học vì trong thực tế không phải cứ có bằng đại học là có giá trị. Thực tế chứng minh nhiều sinh viên tuy có bằng đại học trong tay nhưng quá trình xin việc làm lại khó hơn rất nhiều những học sinh chỉ có bằng trung cấp hay cao đẳng.
Với suy nghĩ bằng đại học có giá trị hơn so với bằng trung cấp, cao đẳng nên số người được nghiên cứu lựa chọn lý do học đại học là do bằng đại học dễ kiếm việc làm hơn chiếm tỉ lệ khá cao (53.3% trên tổng số mẫu nghiên cứu). Điều này cho thấy nhiều sinh viên còn nghĩ rằng học cao đẳng hay trung cấp là rất khó để có được công việc ổn định, có thu nhập tốt để nuôi sống cho bản thân và gia đình. Suy nghĩ này một phần do bản thân sinh viên, phần khác là do sự tác động của xã hội mà cụ thể là của những nhà tuyển dụng khi chỉ để ý đến và luôn coi trọng những người có bằng đại học. Chính điều này đã tạo nên áp lực cho sinh viên khi lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực bản thân cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.
Kết quả khảo sát còn cho thấy, có khoảng 25% số người nghiên cứu cho rằng: học đại học là do gia đình mong muốn, còn bản thân thì không hứng thú với việc học đại học. Đây là con số khá lớn vì chiếm tới ¼ tổng số mẫu nghiên cứu. Những sinh viên này mặc dù không thích thú với việc học đại học nhưng vì gia đình mong muốn, thậm chí bắt phải đi học nên đã quyết định học đại học. Đi học với lý do vì gia đình nên những sinh viên này không có được mục đích học tập đúng đắn, không
buộc mà em phải thực hiện hàng ngày, còn bản thân thì không có một chút hứng thú gì cả” (sinh viên Nguyễn Trường Huy). Số sinh viên này cần có sự định hướng và giáo dục lại động cơ học tập để việc học thực sự là niềm đam mê và hứng thú đối với họ.
Bên cạnh những lý do ấy, cũng có tới 34.3% số sinh viên cho rằng, học đại học để sau này có điều kiện học tập và nghiên cứu cao hơn. Điều này cho thấy rất nhiều sinh viên không chỉ ý thức được việc học tập của mình ngay từ khi học đại học mà còn có những định hướng rất cụ thể cho tương lai cũng như sự nghiệp của mình. Họ cũng thấy được sự cần thiết của việc học đại học để có một nền tảng kiến thức nhất định, sau đó mới có thể học tập và nghiên cứu cao hơn trong thời đại toàn cầu hóa – thời đại của tri thức, văn minh rất cần đến những người tài giỏi, am hiểu sâu rộng kiến thức chuyên môn…
So sánh lý do học đại học của năm thứ nhất và năm thứ tư, kết quả cho thấy có sự tương đồng về lý do chọn học đại học của hai nhóm đối tượng này. Mặc dù vậy, vẫn có sự khác biệt (tuy không đáng kể) về những lựa chọn khi hầu hết những ý kiến của sinh viên năm tư đều thấp hơn so với sinh viên năm nhất (trừ lý do gia đình muốn mình đi). Có thể giải thích về sự khác biệt này như sau: do sinh viên năm tư sau một thời gian dài học tập trên giảng đường đại học với nhiều sự tác động của môi trường học tập, môi trường xã hội… thì nhận thức của họ về giá trị của bằng cấp, cách thức để có được một việc làm tốt và ngay cả việc nghiên cứu sau này đều giảm.
Như vậy, với những lý do lựa chọn học đại học, hầu hết sinh viên đều ý thức được học để có một nghề nghiệp và công việc ổn định sau này cũng như cần phải học tập để mở rộng kiến thức để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển của thời đại.
Kết quả về lý do chọn học đại học giữa sinh viên năm nhất và sinh viên năm tư được thể hiện cụ thể qua bảng phân bố và biểu đồ sau:
Lý do học đại học
Sinh viên năm
Năm thứ nhất Năm thứ tư
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)
Bằng đại học có giá trị hơn bằng
trung cấp, cao đẳng 129 51.2% 123 48.8%
Gia đình muốn mình học đại học 41 40.2% 61 59.8%
Bằng đại học dễ kiếm việc làm hơn 119 55.9% 94 44.1%
Để sau này có điều kiện học tập và
nghiên cứu cao hơn 71 51.8% 66 48.2%
Lý do khác 44 55.0% 36 45.0%
Bảng 2.4: Lý do học đại học của sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư
Biểu đồ so sánh lý do học đại học của sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư trường ĐHKHXH&NV
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 bằng đại học
giá trị hơn gia đình bắt học đại học bằng đại học dễ xin việc hơn học đại học để có điều kiện học cao hơn 51.20% 40.20% 55.90% 55.00% 48.80% 59.80% 44.10% 48.20% năm thứ nhất năm thứ tư
• Lý do sinh viên chọn học tại trường ĐHKHXH&NV
Để tìm hiểu động cơ học tập của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, sau khi tìm hiểu lý do học đại học của sinh viên, người nghiên cứu đã tìm hiểu lý do vì sao sinh viên lại chọn trường ĐHKHXH&NV để theo học mà không phải là một trường đại học khác. Kết quả khảo sát thu được cụ thể như sau:
Lý do sinh viên chọn trường ĐHKHXH&NV
Lý do Tần số Tỉ lệ
(%)
Điểm chuẩn của trường phù hợp (1) 111 27.8%
Không đủ điểm vào các trường khác (2) 19 4.8%
Là trường có ngành học mình yêu thích (3) 272 68.0%
Là trường được chuẩn hóa và có tiếng hơn trường khác (4) 110 27.5%
Do gia đình lựa chọn và bạn bè tác động (5) 33 8.3%
Lý do khác (6) 28 6.3%
Bảng 2.5: Lý do sinh viên chọn trường ĐH KHXH&NV
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sinh viên chọn trường ĐHKHXH&NV theo học với lý do gia đình lựa chọn và bạn bè tác động hoặc học trường này vì không đủ điểm vào các trường khác chiếm tỉ lệ rất ít (lần lượt là 8.3% và 4.8%). Điều này chứng tỏ việc quyết định học tập tại trường ĐHKHXH&NV là do sinh viên hoàn toàn quyết định chứ không phải do gia đình hay bạn bè tác động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên hình thành được động cơ học tập đúng đắn vì khi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học tại Trường đối với bản thân thì điều đó sẽ giúp sinh viên tạo nên những động lực tích cực nhằm hoàn thành tốt quá trình học tập của mình.
Một trong những lý do được nhiều sinh viên lựa chọn nhất khi được hỏi đã cho rằng: bản thân quyết định theo học trường Nhân Văn là do trường có ngành học mình yêu thích, lựa chọn này chiếm tới 68.0% trong tổng số mẫu nghiên cứu. Con
số này cho thấy việc chọn trường, chọn ngành của sinh viên không phải do những yếu tố bên ngoài tác động mà hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức, mong muốn, nguyện
vọng của sinh viên. Sinh viên Quỳnh Thy (Hàn Quốc học) đã “rất không đồng tình
với nhiều ý kiến cho rằng: những ai không đủ điểm đậu các trường khác hoặc không còn sự lựa chọn nào khác mới vào trường này mà thôi”. Cũng theo Quỳnh Thy, “trường Nhân Văn là một trường có nhiều ngành đào tạo chuyên sâu mà những trường khác không có, do vậy rất nhiều sinh viên mong muốn được học tại ngôi trường này”. Đa phần sinh viên chọn lý do quyết định học tại trường ĐHKHXH&NV là vì trường có ngành mình yêu thích và đây là một trong những biểu hiện cho việc hình thành động cơ học tập đúng đắn của sinh viên.
Lý do quyết định theo học tại trường Nhân Văn là do điểm chuẩn của trường
phù hợp chiếm tỉ lệ 27.8% tổng số mẫu nghiên cứu. Điều này cho thấy trước khi lựa chọn ngành học và trường học, sinh viên đã có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về chỉ tiêu cũng như điểm chuẩn của trường; bên cạnh đó cũng chứng tỏ sinh viên cũng căn cứ vào năng lực, khả năng của mình để chọn trường phù hợp. Trong các kỳ tuyển sinh đại học, điểm chuẩn nguyện vọng một của trường luôn ở mức rất cao, do vậy việc căn cứ vào năng lực bản thân cũng như tìm hiểu kỹ chỉ tiêu tuyển sinh của trường sẽ giúp sinh viên tránh những sai lầm trong thi tuyển cũng như giúp bản thân có ý thức, trách nhiệm với những lựa chọn và quyết định của mình.
Bên cạnh đó, cũng có 27.5% số sinh viên khi được hỏi đã trả lời việc chọn trường Nhân Văn là do trường có tiếng hơn so với nhiều trường khác. Sinh viên
Bình Tâm (ngành Tâm lý học) khẳng định: “mọi học sinh ở quê khi nghe trường
Nhân Văn thuộc hệ thống trường Đại học Quốc gia đều rất thích và cảm thấy tự hào. Các bậc phụ huynh cũng có chung suy nghĩ như vậy nên rất tự hào khi con mình được học trong trường này”. Đây là một trong những yếu tố tác động đến việc chọn trường và việc hình thành động cơ học tập của sinh viên vì nếu sinh viên có được sự tự hào về Trường, Khoa hay Bộ môn của mình thì điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có được sự tích cực cần thiết trong quá trình học tập tại trường.
Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ hơn quyết định lựa chọn trường của sinh viên trường ĐHKHXH &NV:
Qua việc tìm hiểu lý do chọn trường của sinh viên năm thứ nhất với năm thứ tư, người nghiên cứu nhận thấy không có sự khác biệt giữa lý do chọn trường của hai đối tượng này. Đa phần sinh viên năm nhất và năm tư đều có chung nhận định: chọn trường là do có ngành học mình yêu thích (76.8% đối với năm nhất với xấp xỉ 60% của sinh viên năm tư). Cũng vậy, đa phần sinh viên được xét tuyển theo nguyện vọng một và nguyện vọng hai đều cho rằng chọn trường Nhân Văn là do ngành yêu thích chứ không phải do sự tác động của yếu tố khách quan (68.6%). Kết quả trên cũng cho thấy mức độ ổn định trong quyết định lựa chọn trường và ngành học của sinh viên trường Nhân Văn nói chung và đặc biệt với sinh viên năm tư nói riêng sau một thời gian dài học tập tại trường.
Kết quả tìm hiểu về lý do chọn trường của sinh viên năm nhất, sinh viên năm tư và nguyện vọng xét tuyển được mô tả chi tiết qua bảng dưới đây:
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 1 2 3 4 5 6 27.80% 4.80% 68.00% 27.50% 8.30% 6.30% Lý do sinh viên quyết định chọn trường ĐH KHXH & NV
Lý do chọn trường nhân văn
Sinh viên năm
Năm thứ nhất Năm thứ tư
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)
Là trường có điểm chuẩn xét tuyển
phù hợp 56 27.6% 55 28.2%
Không đủ điểm vào các trường
khác 8 3.9% 11 5.6%
Là trường có ngành học mình
yêu thích 156 76.8% 116 59.5%
Là trường được chuẩn hóa và có
tiếng hơn trường khác 60 29.6% 50 25.6%
Do gia đình lựa chọn và bạn bè tác
động 10 4.9% 23 11.8%
Lý do khác
12 5.9% 13 6.7%
Lý do chọn trường nhân văn
Nguyện vọng xét tuyển
Nguyện vọng 1 Nguyện vọng 2
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)
Là trường có điểm chuẩn xét tuyển
phù hợp 109 27.8% 2 33.3%
Không đủ điểm vào các trường
khác 17 4.3% 2 33.3%
Là trường có ngành học mình
yêu thích 269 68.6% 3 50.0%
Là trường được chuẩn hóa và có
tiếng hơn trường khác 110 28.1%
Do gia đình lựa chọn và bạn bè tác
động 33 8.4%
Lý do khác
25 6.4%
Bảng 2.6: Lý do chọn trường ĐH KHXH&NV của sinh viên năm thứ nhất và thứ tư kết hợp với nguyện vọng xét tuyển
Như vậy, ngoài số ít sinh viên chọn trường do gia đình, bạn bè tác động và do không đủ điểm để vào các trường khác thì đa phần sinh viên quyết định học tại trường Nhân Văn là do trường có ngành học mình yêu thích hoặc do điểm chuẩn