Cấu trúc của hoạt động

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Leontiev khi nói về cấu trúc của hoạt động đã đưa ra sáu thành tố cơ bản bao gồm: hoạt động – động cơ; hành động – mục đích; thao tác – phương tiện. Trong đó động cơ, mục đích, phương tiện là mặt đối tượng của hoạt động; còn hoạt động, hành động, thao tác là mặt chủ thể của hành động. Mối liên hệ giữa sáu thành tố trong cấu trúc của hoạt động được thể hiện qua sơ đồ sau. [24; 60]

Những thành tố trên là đơn vị phân tử chứ không phải đơn vị hợp thành. Đây là cấu trúc chức năng, mỗi thành tố có khả năng trở thành một hoạt động độc lập, điều đó có nghĩa là một đối tượng nào đó mà chủ thể hướng tới để thỏa mãn nhu cầu thì đó là động cơ, nhưng nếu nó là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu khác thì nó lại là mục đích.

Một động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích và ngược lại, một mục đích có thể được thể hiện bởi nhiều động cơ khác nhau. Do đó, một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau và một hành động có thể tham gia trong nhiều hoạt động khác nhau.

Một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì trở thành một hành động

Hoạt động Thao tác Hành động Động cơ Mục đích Phương tiện

cho hoạt động khác.

Để đạt được mục đích, ta cần phải thực hiện một hành động. Mục đích đó có thể phát triển theo hai hướng: trở thành động cơ (lúc này hành động biến thành hoạt động) hoặc trở thành phương tiện (lúc này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia vào nhiều hành động khác). Ví dụ, khi một sinh viên học để thỏa mãn nhu cầu về mặt tri thức thì tri thức chính là động cơ học tập của sinh viên, ngược lại, nếu sinh viên học tập để có được địa vị trong xã hội thì lúc này tri thức trở thành phương tiện của mục đích học tập.

Trong vô số các hoạt động của con người thì hoạt động dạy – học là hai hoạt động chủ yếu của quá trình giáo dục. Khuynh hướng dạy học ngày nay là dần chuyển trọng tâm của quá trình dạy học từ thầy sang trò. Thầy chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển còn hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của trò sẽ quyết định thành quả cũng như chất lượng của quá trình giáo dục.

Như vậy, hoạt động là phương thức để con người thỏa mãn nhu cầu của mình.

Một phần của tài liệu động cơ học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)