7. Các đóng góp của luận văn
3.5. Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày quá trình tổ chức và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. Việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ dạy thực nghiệm cũng như kết quả mà học sinh đã đạt được đã bước đầu chứng tỏ:
Với tiến trình dạy học theo mô hình IBL, học sinh có nhiều cơ hội để khám phá và thể hiệnnăng lực của bản thân: các em hiểu được con đường tìm hiểu thông tin của mình, có định hướng trong quá trình khám phá kiến thức.
- Trong các hoạt động nhóm, học sinh có thể trao đổi, thảo luận với bạn bè, nhờ đó các em hiểu sâu kiến thức hơn. Bên cạnh đó, các em cũng được rèn luyện kĩnăng trình bày và giải quyết vấn đề.
- Các kiến thức tiếp thu được thể hiện trong một tiến trình chặt chẽ hướng về câu hỏi khái quát, do đó khi tổng kết kiến thức, các em hứng thú hiểu được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức.
Tuy nhiên, sau quá trình giảng dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm bản thân, tác giả cũng nhận thấy những khó khăn nhất định khi dạy học theo mô hình này:
- Để tổ chức dạy học theo mô hình IBL có hiệu quả, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo: hệ thống kiến thức để có chủ đề thu hút, xây dựng hệ thống câu hỏi logic, soạn thảo các phiếu học tập, chuẩn bị các thiết bị và phương tiện dạy học cần thiết.
- Tiến trình dạy học theo IBL đòi hỏi giáo viên phải có năng lực điều khiển, quản lí, xử lí tình huống tốt. Trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên phải phân tán sự chú ý theo nhiều hướng: theo dõi thái độ học tập của học sinh, chú ý nội dung thảo luận của các em để định hướng các em đặt câu hỏi phù hợp, đặt vấn đề và nhắc lại các kiến thức đã học để học sinh có sự liên kết trong quá trình khám phá vấn đề. Do đó, với học sinh và cả giáo viên mới lần đầu dạy và học theo mô hình IBL thì quá trình dạy học dễ vấp và hiệu quả chưa thực sự cao.
105
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Đề tài “Tổ chức dạy học khám phá các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” – Vật lí 10 ban cơ bản” được thực hiện trong thời gian ngắn và với quy mô nhỏ nhưng cũng đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận của mô hình dạy học khám phá Inquiry-based learning (IBL) kết hợp với bộ câu hỏi định hướng nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh.
- Phân tích cấu trúc nội dung hai chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”, đồng thời điều tra tình hình dạy học hai chương này ở THPT để thiết kế phương án dạy học phù hợp và ý tưởng dạy học theo mô hình IBL.
- Trên cơ sở lí luận về mô hình IBL và bộ câu hỏi định hướng, tác giả xây dựng bộ câu hỏi, xây dựng kế hoạch làm việc theo IBL và soạn thảo tiến trình dạy học theo mô hình này.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Trung học thực hành – Đại học Sư phạm Tp.HCM. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận sơ bộ về hiệu quả của tiến trình dạy học theo mô hình IBL đối với việc kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, và nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh.
Do thời gian có hạn, tôi chỉ mới tổ chức thực nghiệm sư phạm trên phạm vi nhỏ. Để những kết luận của đề tài có độ tin cậy cao hơn, đề tài cần được triển khai thực nghiệm sư phạm trên một phạm vi rộng hơn, thời gian thực nghiệm nhiều hơn và trên nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu và rút kinh nghiệm, tôi có một số đề xuất để tăng hiệu quả của việc áp dụng mô hình dạy học khám phá IBL vào dạy học Vật lí.
- Thứ nhất, mô hình IBL cần được mở rộng áp dụng ở mức độ cao hơn “khám phá theo mô hình” và “khám phá tự do”. Theo đó, giáo viên cần phải có những phương pháp và kĩ thuật dạy học tương ứng thích hợp với hai mức độnày. Do vậy, cơ sở lí luận về việc áp dụng mô hình này vào quá trình dạy học cần được phát triển và khai thác sâu hơn.
- Thứ hai, mô hình IBL có thể được mở rộng áp dụng cho một số nội dung kiến thức khác trong chương trình Vật lí phổ thông. Giáo viên trong quá trình áp dụng cần lưu
106
ý việc xây dựng tiến trình dạy học linh hoạt với mức độ IBL phù hợp cho đối tượng học sinh.
- Thứ ba, theo tôi, đề tài cần được phát triển nhiều hơn về vấn đề kiểm tra – đánh giá. Khi áp dụng mô hình IBL vào dạy học, giáo viên cần chú ý xây dựng chuẩn đánh giá quá trình cụ thể và chi tiết hơn để đảm bảo khâu đánh giá mức độ tích cực và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh được sâu sắc hơn.
- Thứ tư, tiến hành thực nghiệm sư phạm trên phạm vi rộng hơn và thời gian dài hơn để đưa ra những kết luận chính xác hơn về tính hiệu quả và khả thi của tiến trình dạy học theo mô hình IBL.
Tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, nhất là trong hai chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”. Những kết quả đạt được của đề tài có thể là một tài liệu tham khảo cho giáo viên khi giảng dạy hai chương này ở trường phổ thông.
107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lương Duyên Bình (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2010), Sách giáo khoa Vật lí 10 ban cơ bản, Nxb Giáo dục. 2. Lương Duyên Bình (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ
Quang, Bùi Gia Thịnh (2010), Sách giáo viên Vật lí 10 ban cơ bản, Nxb giáo dục. 3. Lương Duyên Bình (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ
Quang, Bùi Gia Thịnh (2010), Sách bài tập Vật Lí 10 ban cơ bản, Nxb giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
6. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb giáo dục.
7. D. Halliday (1998), Cơ sở vật lí, Nxb giáo dục.
8. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lí luận dạy học, Khoa tâm lí giáo dục, Đại học Sư phạm Tp. HCM.
9. Trần Bá Hoành (2003), “Dạy học lấy người học làm trung tâm”, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục, (96), trang 1.
10. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí trường THPT, Đại học Sư phạm Tp. HCM.
11. I.I. Reznikov, S.JA. Shamash, G. B. Kuperman (1981), Phương pháp giảng dạy Vật lý phân tử trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Thị Liên (2008), Vận dụng mô hình dạy học điều tra vào một số chủ đề trong SGK Vật lí 10 nâng cao, luận văn cao học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
13. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
108
15. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
16. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
17. Trần Thị Thu Trang (2010), Vận dụng mô hình dạy học điều tra (IBL) vào dạy chương “Sóng cơ” Vật lí 12 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập và rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác cho học sinh, luận văn cao học, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 18. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường
trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
19. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2004), Bài giảng phân tích chương trình vật lí phổ thông,Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
20. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1, Nxb Hồng Đức.
21. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Thành Xe (2010), Vận dụng mô hình dạy học điều tra vào dạy chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 nâng cao nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác cho học sinh, luận văn cao học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
Tiếng Anh
23. Alberta Learning - Learning and Teaching Resources Branch (2004), Focus on Inquiry a teacher’s guide to implementing inquiry-based learning, Edmonton, AB : Alberta Learning, University of Alberta Libraries.
24. Anna J. Warner and Brian E. Myers (2008), What Is Inquiry-Based Instruction?, AEC394, University of Florida.
25. Anna J. Warner and Brian E. Myers (2008), Implementing Inquiry-Based Teaching Methods, AEC395, University of Florida.
26. Banchi, H. & Bell, R. (2008). The Many Levels of Inquiry. Science and Children, 46(2), 26-29
27. Jill L. Lane (2007), Inquiry-based Learning, Schreyer Institute for Teaching Excellence, Penn State.
109 28.http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/ 29.http://www.riazhaq.com/2012/01/inquiry-based-learning-for-pakistani.html 30.http://www.worksheetlibrary.com/teachingtips/inquiry.html 31.www.galileo.org/inquiry-what.html 32.http://www.cii.illinois.edu/InquiryPage/ 33.http://edutechwiki.unige.ch/en/Inquiry-based_learning 34.http://virtualinquiry.com/inquiry/inquiry1a.htm 35.https://www.pebblepad.com.au/vu/viewasset.aspx?oid=1202315&type=webfolio&pageo id=1202316 36.http://www.queensu.ca/ctl/resources/topicspecific/inquirybased.html 37.http://www.naturalcuriosity.ca/environmental.php?pgcat=branch1&sfield=one 38.http://www.ndtwt.org/Blackboard/P2SST2/inqu.htm 39.https://www.pebblepad.com.au/vu/viewasset.aspx?oid=1202315&type=webfolio&pageo id=1202316 40.http://chipbruce.net/resources/inquiry-based-learning/definitions-of-inquiry-based- learning/
110
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Giáo án các tiết học chương “Chất khí”
Giáo án tiết thứ tư
Thuyết động học phân tử chất khí và quá trình biến đổi trạng thái của chất khí
I. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức cần xây dựng
- Cấu tạo chất. Lực tương tác phân tử. - Thuyết động học phân tử chất khí. - Khí lí tưởng.
- Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí. 2. Mục tiêu trong quá trình học
- Học sinh xác định được định hướng thứ hai cần tìm hiểu về hoạt động của động cơ nhiệt – câu hỏi bài học 2.
- Học sinh lần lượt xây dựng và trả lời các câu hỏi nội dung 1,2. 3. Mục tiêu đối với kết quả học
a. Kiến thức
- Nêu được nội dung cơ bản về cấu tạo chất.So sánh được các thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử tương tác nguyên tử và chuyển động nhiệt.
- Phát biểu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí. - Biết được khái niệm khí lí tưởng.
- Hiểu quá trình biến đổi trạng thái của khối khí và các thông số đặc trưng cho trạng thái của khí.
b. Kĩ năng
- Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng và thể rắn.
- Giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống.
II.Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Thảo luận kết quả học tập ở nhà (10 phút)
111 phần tìm hiểu ở nhà về các kiến thức: - Cấu tạo chất.
- Lực tương tác phân tử.
- Đặc điểm các thể rắn, lỏng, khí.
Cho đại diện nhóm trình bày trước lớp. Giáo viên nhận xét và kết luận.
Giáo viên tổng kết kiến thức.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Lắng nghe.
Hoạt động 2: Thuyết động học phân tử chất khí – Khí lí tưởng (15 phút)
Giáo viên nhắc lại nội dung CHBH-1 đã được giải quyết ở các tiết trước, từ đó nhắc lại CHBH-2 đang cần phải được giải quyết.
Ở CHBH-1: học sinh đã tìm hiểu về cơ chế chuyển hóa năng lượng trong động cơ nhiệt và đã hiểu được 2 nguyên lí cơ bản của Nhiệt động lực học là nền tảng cho cấu tạo và hoạt động của một động cơ nhiệt.
- Một động cơ nhiệt phải gồm 3 bộ phận cơ bản. - Trong quá trình hoạt động, tác nhân của động cơ
sẽ hoạt động theo một chu trình (quá trình tuần hoàn). Các động cơ khác nhau thì chu trình hoạt động này cũng sẽ khác nhau.
Vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là chu trình biến đổi của một khối khí xác định và ý nghĩa của nó đối với việc chế tạo một động cơ nhiệt. (CHBH-2) Giáo viên nhắc lại câu hỏi đầu tiên cần giải quyết:
? Làm thế nào để khảo sát sự biến đổi trạng thái của một khối khí? (CHND 1)
Như đã đề cập ở tiết trước, để tìm hiểu về sự biến đổi trạng thái của một khối khí, ta sẽ tìm hiểu vi mô về cấu tạo của chất khí.
Các em đã tìm hiểu về cấu tạo chung của vật chất.
Lắng nghe.
Tiếp nhận vấn đề cần giải quyết.
112
Bây giờ các em sẽ đi sâu hơn tìm hiểu về cấu tạo và các đặc điểm vi mô của chất khí thông qua việc tìm hiểu một thuyết quan trọng trong lĩnh vực nhiệt học được gọi là Thuyết động học phân tử chất khí.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trình bày lại những quan điểm cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về lịch sử hình thành thuyết động học phân tử.
Cho học sinh xem video về chuyển động hỗn loạn Brown để giúp các em có hình dung cụ thể về tính chất này của các phân tử chất khí.
Giáo viên giới thiệu về khái niệm khí lí tưởng. Giáo viên giải thích cho các em biết rằng khí lí tưởng là một mô hình gần đúng được xây dựng để giúp quá trình nghiên cứu các vấn đề về sự biến đổi trạng thái của một khối khí được đơn giản hơn. Khí lí tưởng có thể được xem giống như khí thực trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường.
Làm việc nhóm và trình bày ý kiến.
+ Quan sát và nhận xét.
Lắng nghe.
Hoạt động 3: Quá trình biến đổi trạng thái của khối khí (10 phút)
Đối với các vật vĩ mô như chúng ta đã tìm hiểu trong học phần cơ học thì ta có thể đặc trưng cho trạng thái của một vật bởi khối lượng, vận tốc của vật,… Tuy nhiên, ở phần nhiệt học, để đặc trưng cho trạng thái của một khối khí ta không thể sử dụng các đại lượng như đã học ở phần cơ học.
Giáo viên nhắc lại khái niệm một khối khí xác định (hay một lượng khí không đổi). Trong động cơ nhiệt các em đã tìm hiểu ở phần trước, tác nhân sinh công chính là một khối khí bị nhốt (hay một lượng khí nhất định không đổi), nghĩa là số phân tử trong lượng khí đó không thay đổi trong quá trình sinh công của động
113 cơ.
Yêu cầu học sinh thảo luận để xem một khối khí xác định có thể đặc trưng bởi các yếu tố nào.
Giáo viên tổng kết ý kiến và giới thiệu cho các em về 3 thông số trạng thái của một khối khí.(chú ý đến thông số nhiệt độ tuyệt đối K)
? Khi nào thì ta nói rằng khối khí bị biến đổi trạng thái?
? Khi khối khí biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ta nói rằng khối khí đã trải qua