Cấu trúc bộ câu hỏi định hướng

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học khám phá các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” – vật lí 10 ban cơ bản (Trang 33 - 36)

7. Các đóng góp của luận văn

1.5.2. Cấu trúc bộ câu hỏi định hướng

32

• Câu hỏi khái quát (Essential Question – EQ): câu hỏi tổng quát về một chủ đề.

• Câu hỏi bài học (Unit Question – UQ): câu hỏi làm rõ một khía cạnh của vấn đề tổng quát.

• Câu hỏi nội dung (Content Question – CQ) : câu hỏi dẫn dắt để hình thành các kiến thức cần thiết cho việc trả lời CHBH hay CHKQ.

1.5.2.1. Câu hỏi khái quát

CHKQ là những câu hỏi mang tính chất mở, có phạm vi rất rộng, mang tính tổng quát cao, khơi dậy sự quan tâm và chỉ ra được sự phong phú, đa dạng của một chủ đề học tập; là cầu nối giữa môn học và một phần hay một chương của chương trình học. Để trả lời được CHKQ, đòi hỏi người học phải có trình độ và kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, đánh giá … và phải tìm hiểu, lĩnh hội được phần kiến thức tương ứng.

Câu hỏi khái quát có những đặc điểm sau:

- Bao trùm kiến thức hay hướng vào trọng tâm của một vấn đề thực tế.

- Người học có thể trình bày tìm hiểu của bản thân về CHKQ dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, để trả lời được CHKQ, người học đều cần phải có được những kiến thức cơ bản về chủ đề đó.

- Với mỗi chủ đề, CHKQ không duy nhất, tùy theo cách tiếp cận và mục đích mà có thể đặt CHKQ ở các cách khác nhau.

- CHKQ lặp lại một cách tự nhiên trong suốt quá trình học và quá trình phát triển vấn đề. Các câu trả lời được phát triển tinh tế, phản ánh sắc thái mới nhưng vẫn thể hiện được cốt lõi của vấn đề .

Ví dụ: Ngày nay, ta thường nghe nói sóng nước, sóng âm, sóng vô tuyến. Vậy sóng là gì? Sóng có tác dụng gì, có ý nghĩa đối với đời sống và sản xuất như thế nào?

Từ CHKQ có thể đưa ra nhiều câu hỏi khác có mức độ khái quát thấp hơn, nó định hướng, gợi ý, dẫn dắt để người học có thể đi đến câu trả lời cho CHKQ ngày càng đầy đủ hơn.

Trong quá trình dạy học theo IBL, nội dung của CHKQ phải bao quát kiến thức một chương học hay một cụm các chương học có nội dung liên quan với nhau. Cách lựa chọn chủ đề và đặt CHKQ tùy thuộc vào cách nhìn nhận và chủ ý của người giáo viên trong quá trình dạy học. Điểm quan trọng cần lưu ý khi đặt CHKQ cho quá trình dạy học theo IBL là nội dung câu hỏi phải thật sự gần gũi, gắn liền với thực tiễn cuộc sống và kích thích được

33

nhu cầu, ham muốn tìm hiểu ở người học. Đó chính là mấu chốt của IBL. Do đó, IBL đòi hỏi cao ở người giáo viên sự trải nghiệm trong cuộc sống cũng như sự vững vàng trong chuyên môn để đặt được những câu hỏi có ý nghĩa và giá trị thực tiễn.

1.5.2.2. Câu hỏi bài học

CHBH cũng là những câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong phạm vi một bài học hay cụm bài học. CHBH thường mở ra, gợi ý cho những hướng nghiên cứu, suy luận, thảo luận. CHBH có tác dụng hỗ trợ và phát triển CHKQ khi tìm kiếm định hướng giải quyết từng khía cạnh của CHKQ. Mỗi CHBH sẽ định hướng khám phá một khía cạnh của CHKQ.

Cả hai loại câu hỏi (CHKQ và CHBH) đều có mục đích định hướng cho người học, khuyến khích nhu cầu tìm hiểu ở người học, đồng thờihướng dẫn khám phá, khai thác để đi đến những ý tưởng quan trọng của nội dung bài học. Các CHBH phải tạo được mối liên kết chặt chẽ với CHKQ, giải quyết từng vấn đề trong CHKQ.

Trong IBL, CHBH có thể là câu hỏi cho một bài học cụ thể hoặc cho một cụm các bài học có nội dung liên quan với nhau (có thể tạo thành một chương cụ thể). Trong khi tìm hiểu CHBH để xây dựng các kiến thức có mối liên hệ tương tự, giáo viên đã hình thành cho học sinh sử dụng phương pháp tương tự trong nghiên cứu khoa học để tìm hiểu các kiến thức. Đó cũng chính là một trong những mục đích hướng đến khi dạy học theo IBL: hình thành cho học sinh những kĩ năng học tập cần thiết.

1.5.2.3. Câu hỏi nội dung

Là các câu hỏi nhằm gợi ý trả lời cho CHKQ và CHBH.Trả lời CHND thể hiện các yêu cầu nắm vững kiến thức từng nội dung học cụ thể. Đây là loại câu hỏi liên quan đến định nghĩa, nhận diện thông tin. Do đó, khi trả lời CHND không cần phải xử lí một tổng thể nội dung hay suy luận từ nội dung đã có. Tuy nhiên, CHND có một vị trí đặc biệt trong bài học, nó là những thành tố quan trọng trợ giúp một cách hệ thống cho CHKQ và CHBH.

Các câu hỏi nội dung phải tạo được mối liên kết giữa các hoạt động học tập của học sinh, từ đó giúp học sinh hiểu sâu những vấn đề quan trọng, cũng như trọng tâm của bài học. CHND không liền mạch sẽ dẫn đến các hoạt động học tập của học sinh cũng rời rạc, không liên kết nhau, kết quả là hiểu không sâu về các vấn đề trọng tâm của bài. Điều đó có thể khiến quá trình dạy học trở nên hời hợt, khó đạt được mục tiêu đề ra.

34

Hình 1.2. Sơ đồ tổng quan trật tự bộ câu hỏi định hướng.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học khám phá các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” – vật lí 10 ban cơ bản (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)