7. Các đóng góp của luận văn
2.3.2. tưởng dạy học theo mô hình IBL Tổ chức lại cấu trúc nội dung hai chương
chương theo định hướng mô hình IBL
Trong luận văn này, tác giả lựa chọn và thực hiện dạy học hai chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” theo mô hình IBL với một chủ đề chung là Cấu tạo và nguyên lí hoạt động cơ bản của động cơ nhiệt. Động cơ nhiệt là một thiết bị quen thuộc trong cuộc sống, do đó nó thỏa mãn yêu cầu đầu tiên đối với với mô hình IBL, vì chủ đề gần gũi này có thể kích thích sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Đồng thời việc dạy học cả hai chương trong một chủ đề về động cơ nhiệt giúp học sinh có thể chiếm lĩnh các kiến thức trong hai chương một cách hệ thống, hạn chế sự rời rạc giữa các kiến thức so với khi chỉ dạy theo trật tự thông thường của SGK.
Nguyên lí cơ bản và thiết yếu nhất của một động cơ nhiệt là phải có một khối khí xác định (làm tác nhân) biến đổi theo một chu trình giữa hai nguồn: nguồn nóng và nguồn lạnh.
45
Mọi quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra trong động cơ nhiệt đều tuân theo hai nguyên lí cơ bản của nhiệt động lực học.
Qua CHKQ, theo tâm lí chung, người học sẽ có nhu cầu tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng trong động cơ nhiệt – quá trình biến nhiệt lượng thành công cơ học. Đó là mối quan tâm đầu tiên của người học, và cũng rất phù hợp với thực tế cuộc sống. Vì trong cuộc sống ngày nay, nếu nói đến động cơ thì rõ ràng nhu cầu hiểu biết đầu tiên là việc sử dụng năng lượng như thế nào. Do đó, hướng tiếp cận đầu tiên đối với CHKQ này là về sự chuyển hóa năng lượng, tức hướng đến các kiến thức thuộc chương “Cơ sở của nhiệt động lực học”. Sau khi tiếp cận theo quan điểm năng lượng, người học sẽ nhận thấy rằng để động cơ có thể hoạt động liên tục thì khối khí tác nhân trong động cơ phải “hoạt động theo chu trình”. Từ đó, người học sẽ nảy sinh vấn đề thắc mắc về chu trình hoạt động của một khối khí là như thế nào? Để giải đáp được vấn đề này, người học sẽ phải tiếp tục tìm hiểu về chất khí dưới quan điểm vi mô, tức tìm hiểu về các quá trình biến đổi của chất khí.
Vì quan điểm như trên, tác giả đã lựa chọn dạy học hai chương này theo hướng tiếp cận năng lượng trước, tức sẽ cho học sinh tìm hiểu về các nguyên lí của nhiệt động lực học trước khi cho các em tìm hiểu về các quá trình biến đổi của một khối khí xác định.