Kiểm định giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học khám phá các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” – vật lí 10 ban cơ bản (Trang 104 - 106)

7. Các đóng góp của luận văn

3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kiểm tra sự khác nhau về kết quả học tập giữa lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê chứ không do sự ngẫu nhiên, ta phải thực hiện kiểm định giả thuyết thống kê. Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, tác giả đã đặt ra giả thuyết kiểm định như sau:

 Giả thuyết không H0: sự khác nhau về điểm trung bình cộng của hai lớp TN và ĐC là không có ý nghĩa thống kê.

 Giả thuyết đối H1: sự khác nhau về điểm trung bình cộng của hai lớp TN và ĐC là có ý nghĩa thống kê.

Đồng thời, tác giả đã xác định thực hiện thực nghiệm sư phạm với phép kiểm định hai phía (2-tailed) với mức ý nghĩa α =0,05 =5% để kiểm định sự khác biệt điểm trung bình giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa thống kê hay không.

Sau khi thực hiện mô tả thống kê đối với số liệu thực nghiệm của hai lớp, tác giả lựa chọn phương pháp kiểm định không phụ thuộc phân phối hay còn gọi là phương pháp kiểm

103

định phi tham số để thực hiện kiểm định giả thuyết thống kê kết quả điểm kiểm tra 1 tiết của hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Cụ thể, trong đề tài này,tác giả sẽ sử dụng phép kiểm định Mann – Whitney hai mẫu độc lập. Kiểm định Mann – Whitney là phép kiểm định phổ biến để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trung bình hai mẫu độc lập. Phép kiểm định này không yêu cầu các giả định về hình dạng của phân bố đang xem xét.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thực hiện kiểm định: Analyze > Nonparametric Tests > Legacy Dialogs > 2 Independent Samples.Kết quả xuất ra như bảng 3.8.

Bảng 1.10. Bảng kết quả kiểm định Mann-Whitney hai mẫu độc lập được xử lí từ phần mềm SPSS

Mann-Whitney Test Ranks

Lop N Mean Rank Sum of Ranks

Diem1tiet 1 30 35,18 1055,50 2 30 25,82 774,50 Total 60 Test Statisticsa Diem1tiet Mann-Whitney U 309,500 Wilcoxon W 774,500 Z -2,088 Asymp. Sig. (2- tailed) ,037

a. Grouping Variable: Lop

Theo bảng 3.5, ta có:

• Đơn vị lệch chuẩn (Z-score) = -2,088

• Mức ý nghĩa quan sát [Asymp. Sig. (2-tailed)] = 0,037

Mức ý nghĩa thu nhận được từ phần mềm SPSS là 0,037, nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 mà tác giả đã lựa chọn. Do đó, ta có thể nói rằng kết quả học tập của ớp thực nghiệm

104

và lớp đối chứng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Dựa vào điểm trung bình của hai nhóm trình bày ở bảng 3.4, ta có thể kết luận: điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp ĐC một cách có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học khám phá các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” – vật lí 10 ban cơ bản (Trang 104 - 106)