Tính khả thi

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại bình dương (Trang 90 - 116)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Tính khả thi

Biểu đồ 3.3. Ý kiến của CBQL về tính khả thi của các biện pháp(%)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

89

Biểu đồ 3.4: Ý kiến của GV về tính khả thi của các biện pháp(%)

Qua biểu đồ 3.3 và 3.4 chúng tôi nhận thấy rằng:

− CBQL ở các trường THPT tại Bình Dương đều đánh giá với tỉ lệ phần trăm cao các biện pháp ở mức độ khả thi và rất khả thi. Trong đó, chúng tôi nhận thấy rằng CBQL có sự quan tâm sâu sắc và đánh giá cao mức độ khả thi của nhóm 8 (Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy tiếng Anh), nhóm 3 (quản lý sử dụng CSVC- ĐDDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiếng Anh) và nhóm 1 (Đổi mới công tác quản lý HĐGD tiếng Anh).

−GV giảng dạy tiếng Anh đánh giá rất cao tính khả thi của các biện pháp được đưa ra. Tất cả các biện pháp đều được đánh giá là có tính khà thi từ 80% trở lên. Đặc biệt nổi bật là nhóm 3, 4, 5, 6 và 8. Điều này cho thấy rằng những biện pháp đề xuất là phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các trường và với công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh tại Bình Dương.

− Mặc dù CBQL và GV tiếng Anh có ý kiến khác nhau chút ít về tính khả thi của từng biện pháp nhưng nhìn chung cả hai nhóm khách thể đều cho rằng các biện pháp đều có thể áp dụng được và hoàn cảnh thực tế của trường mình công tác.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh là việc làm không thể thiếu của người CBQL trong suốt quá trình quản lý nhà trường. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

90

thực trạng quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương, chúng tôi đề xuất các biện pháp đều dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo cụ thê cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành giáo dục Bình Dương nói riêng và của cả nước nói chung.

Tuy được đánh giá về tính cần thiết và khả thi không ngang bằng nhau nhưng các biện pháp được người nghiên cứu đề xuất có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng lẻ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đề xuất biện pháp của người nghiên cứu được các CBQL và GV đánh giá khá cao về tính khả thi và tính cấp thiết. Ở mỗi biện pháp đều có điểm nhấn quan trọng nhằm khắc phục những nguyên nhân đưa đến hạn chế của công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh tại các trường THPT ở Bình Dương.

Như vậy, qua việc trưng cầu ý kiến của CBQL và GV tiếng Anh tại các trường được nghiên cứu, chúng tôi đã chứng minh được tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất, nhắm góp phần vào việc cải thiện chất lượng công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích, giả thuyết khoa học được xác định, luận văn của chúng tôi đã xây dựng được cơ sở lý luận đảm bảo làm sáng tỏ cho thực trạng quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương

- Quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường THPT là công việc của một bộ phận liên kết giữa các thành viên như GV trực tiếp giảng dạy, tổ trưởng bộ môn, giám hiệu phụ trách chuyên môn dưới sự chỉ đạo chung của hiệu trưởng để thực hiện các công việc như đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch, xác định các điều kiện, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường để phát triển toàn diện nhân cách của HS, nâng cao chất lượng học tập cho các em.

- Quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường THPT là quản lý mục tiêu và nội dung dạy học tiếng Anh, quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung sách giáo khoa, quản lý về đào tạo và bồi dưỡng GV dạy tiếng Anh, quản lý về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học, quản lý về kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong trường THPT.

- Thực trạng hoạt động giảng dạy tiếng Anh cũng phần nào giúp HS dễ hiểu, học tập sôi nổi hơn với việc GV hướng dẫn phương pháp học tập và nghiên cứu tài liệu liên quan đến tiếng Anh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do một số hạn chế trong công tác quản lý nên việc dạy học tiếng Anh ở trường THPT còn nhiều vấn đề bất cập cần có những giải pháp tháo gỡ….

Trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất 8 biện pháp tăng cường quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở trường THPT gồm:

+ Đổi mới công tác quản lý HĐGD: Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Anh theo chương trình mới; tăng cường chỉ đạo đổi mới công tác quản lý giảng dạy môn Tiếng Anh theo chương trình đổi mới;

+ Phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh và cán bộ quản lý giáo dục: Quản lý việc xây dựng hoàn thiện cơ cấu đội ngũ GV, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV giảng môn tiếng Anh;

92

+ Tăng cường quản lý sử dụng CSVC- ĐDDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiếng Anh: Tăng cường quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn tiếng Anh THPT; quản lý việc soạn giảng bằng các phần mền chuyên dụng, các tiết nghe nhìn, ngoại khóa với giáo viên bản xứ.

+ Tăng cường quản lý công tác lên lớp của GV: Đảm bảo thực hiên đúng nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Tăng cường quản lý việc đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng Anh: Tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở mỗi HS và mang lại trạng thái hoạt động sinh động, làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng mà kết quả học tập lại cao. Quản lý tốt việc đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng Anh là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.

+ Đổi mới quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh: Tổ chức hội thảo, sinh hoạt ngoại khóa về phương pháp học tập; tuyên truyền để học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập mô tiếng Anh trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay; tạo cho các em niềm say mê, hứng thú học tập

+ Tăng cường quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của HS: Tăng cường quản lý việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá dạy học Tiếng Anh theo hướng đánh giá HS ở tất cả các kỹ năng.

+ Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy tiếng Anh: GV chủ động lựa chọn nội dung và PPGD cho phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng HS. Các PPGD phải hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Trong các buổi học tiếng Anh, GV cần tư vấn học tập để các em thành thạo phương pháp học ở 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Các biện pháp đề ra đều có tính cần thiết và tính khả thi và có thể vận dụng được vào thực tế của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cuối cùng, tuy đề tài đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số hạn chế như: phạm vi nghiên cứu chưa bao quát hết tất cả các trường THPT ở Bình Dương, chưa thực nghiệm được các biện pháp trên thực tế do hạn chế về thời gian, kinh phí và khả năng của người nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu không chỉ là những tư liệu có ích cho việc cải tiến công tác quản lý đổi mới

93

HĐGD tiếng Anh tại các trường THPT được nghiên cứu mà còn là tư liệu tham khảo hữu ích cho các CBQL ở các trường THPT khác tại Bình Dương.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương:

+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy tiếng Anh ở các trường THPT trong toàn tỉnh.

+ Thống nhất quy trình kiểm tra đánh giá, kể cả đánh giá giáo viên giảng dạy lớp và chất lượng học tập môn tiếng Anh của học sinh.

+ Cần quan tâm bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động dạy học nói chung và năng lực quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh nói riêng cho CBQL các trường THPT nói chung và Hiệu trưởng nói riêng. Phối hợp với Khoa Anh của trường ĐHSP, Hội Đồng Anh, chuyên viên môn tiếng Anh của Sở GD&ĐT hợp đồng giáo viên, chủ động nguồn giáo viên giỏi về thỉnh giảng một số lớp / khoá học ngắn hoặc dài ngày về công tác đổi mới PPGD môn tiếng Anh cũng như công tác đổi mới quản lý HĐGD môn này tại các trường THPT của tỉnh.

+ Biên soạn các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh theo hướng “lấy người học làm trung tâm” và “tích cực hoá hoạt động học tập”, hướng đến mục đích giao tiếp; chỉ đạo việc phát hành bộ tranh ngoài và đĩa hình kèm theo SGK giúp cho hoạt động giảng dạy của GV và học tập của HS được thuận lợi; tham mưu, giới thiệu các giáo trình nước ngoài cho các lớp học chuyên Anh, lớp có học tăng cường tiếng Anh.

+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV và đặc biệt là các lớp tập huấn về chương trình, phương pháp giảng dạy mới cho GV tiếng Anh; tạo môi trường cho GV tiếng Anh sử dụng và phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các câu lạc bộ tiếng Anh dành cho GV, các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo.

+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh ở các trường THPT.

+ Mở các hội thảo, tổng kết kinh nghiệm sau khi chương trình được tiến hành để rút ra những bài học quý báu trong đổi mới và quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh.

94

+ Có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ tương xứng, kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần cho GV và CBQL để học có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, đầu tư soạn giảng đạt hiệu quả cao nhất có thể.

2.2. Đối với cán bộ quản lý các trường THPT tại Bình Dương:

+ Hàng năm HT cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết và tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác đổi mới HĐGD tiếng Anh trong nhà trường một cách chủ động, có hiệu quả; thường xuyên tổ chức nhiều buổi thao giảng, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề thật thiết thực cho GV tiếng Anh trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Chủ động tự bồi dưỡng nghiên cứu, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và hiểu đúng ý nghĩa của công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh trong nhà trường để từ đó có kế hoạch giúp đỡ GV tiếng trong việc đổi mới PPGD nhằm đạt được mục tiêu giáo dục hàng năm.

+ Phải nắm vững được mục tiêu cụ thể trong chương trình môn tiếng Anh thì mới có thể quản lý được việc dạy học môn này, không ngừng học tập nhằm nâng cao trình độ quản lý nhất là quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh.

+ Có nhận thức đúng đắn về đổi mới HĐGD tiếng Anh theo yêu cầu mới. Động viên GV đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với sự đổi mới chương trình môn tiếng Anh.

+ Đầu tư trang thiết bị hiện đại, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ việc đổi mới chương trình môn tiếng Anh.

+ Huy động và phối hợp nhiều nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm hỗ trợ GV tiếng Anh thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác đổi mới HĐGD.

+ Tạo điều kiện để GV tiếng Anh học tập nâng cao trình độ để chuẩn hóa và nâng chuẩn trong đội ngũ GV.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc đổi mới HĐGD tiếng Anh để có kết luận đánh giá đúng thực chất việc thực hiện công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh của nhà trường.

95

+ Tích cực tìm tòi và thử nghiệm các PPGD tiếng Anh hiện đại trong các giờ lên lớp cũng như ngoại khoá, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy học hiện có nhằm phát huy tối đa tính chủ động học tập của HS.

+ Tham dự tốt các buổi hội thảo, hội giảng, thao giảng trường, cụm và thẳn thắng trao đổi, góp ý, đóng góp sáng kiến để cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Tham gia các khóa bồi dưỡng về phương pháp cũng như các lớp sau đại học trong và ngoài nước để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua các hoạt động này, GV cần tự rút kinh nghiệm những mặt mạnh cũng như những hạn chế của bản thân và đồng nghiệp để từ đó tiến bộ hơn trong quá trình giảng dạy.

+ Tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, các buổi sinh hoạt ngoại khóa môn tiếng Anh như: thi hát bài hát tiếng Anh, trò chơi bằng tiếng Anh, v.v..tạo điều kiện thường xuyên cho HS rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Dự án Dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2009-2020, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình chi tiết môn tiếng Anh THPT, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK tiếng Anh trung học phổ thông, Hà Nội.

4. Lê Thanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức dịch (1971), Triết lý giáo dục, 5. Nxb Trẻ.

6. Cao văn Giàu, Quý Châu (2007), Sự đổi mới và kỹ năng lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21, Nxb Lao động − Xã hội.

7. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

8. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư Phạm.

9. Trần Thị Hương (2012), Dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh.

10. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.

11. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb Tp Hồ 14. Chí Minh.

15. Hồ Văn Liên (2012), Bài giảng Quản lý giáo dục và trường học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

97

17. Trần Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Hoàng Trâm, Vũ Lan Hương (2009), Bài giảng Lý luận quản lý giáo dục, Trườgn cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý

học sư phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam.

19. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm.

20. G.Kh.Pôpôp (1978), Những vấn đề lý luận của quản lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại bình dương (Trang 90 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)