Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại bình dương (Trang 86 - 88)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Đối với giáo viên

3.2.2.1 Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy

Đổi mới cách nhìn nhận về chương trình SGK và tài liệu dạy học trong nhà trường: GV có thể biên soạn chương trình học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mình đang đảm nhiệm. Trên cơ sở đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tham khảo chương trình tiên tiến của các nước, người GV thực hiện đổi mới nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh; chú trọng phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh. Ngoài ra GV cũng cần phải quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức và các giá trị văn hóa của Việt Nam cũng như của các nước có sử dụng tiếng Anh.

85

Việc dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông nhằm giúp học sinh có thể giao tiếp thông qua kỹ năng nghe, hiểu và nói, sau đó mới là đọc, hiểu và viết. Tuy nhiên, trên thực tế, ở nhiều trường học hầu như học sinh chỉ tập trung học từ vựng và ngữ pháp để đáp ứng yêu cầu thi cử chứ ít chú ý đến việc rèn luyện khả năng nghe và nói. Bên cạnh đó, lượng kiến thức tiếng Anh trong sách giáo khoa tương đối nhiều, trong khi thời lượng mỗi tiết học ít, khó đáp ứng tất cả các yêu cầu nội dung nghe, nói từ vựng, ngữ pháp. Bởi thế, lựa chọn nội dung giảng dạy và đảm bảo những tiết dạy có tính tương tác cao giữa thầy và trò là vô cùng cần thiết để phát triển đầy đủ các kỹ năng về ngôn ngữ cho các em.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học: Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khó VII (1−1993), Nghi quyết Trung ương 2 khoá VIII (12−1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (25), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4−1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thự tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chính vì vậy, việc đổi mới PPDH tiếng Anh phải là việc là thường xuyên và xuyên suốt quá trình giảng dạy nhằm làm cho HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, vận dụng các ngữ liệu mới học một cách linh hoạt trong hoạt động giao tiếp hàng ngày

Ngày nay, người ta đặc biệt quan tâm tới việc áp dụng phương pháp Giao tiếp vào quá trình giảng dạy tiếng Anh. Giáo viên luôn luôn coi trọng việc hình thành và ưu tiên phát triển các kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc và viết). Đồng thời, việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) là quan trọng, góp phần hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Chính vì vậy, phương pháp Giao tiếp, ở chừng mực nhất định, đã phát huy được ưu điểm của nó, thực sự giúp cho học sinh có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp.

86

3.2.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học là bước thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy và học nói chung. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và nghiên cứu của GV có vai trò hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được phương châm “lấy người học làm trung tâm”. Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn sẽ làm gia tăng tối đa hiệu quả của quá trình học đa giác quan. Do đó GV nên biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử; úng dụng các thành tựu của KH-CN vào soạn giảng. Tuy nhiên, một số phần mềm tiện ích cũng chỉ là công cụ và phương tiện đểgiáo viên thực hiện việc truyền đạt nội dung bài học. Vấn đề chính vẫn là giáo viên muốn truyền đạt gì và cách thức truyền đạt thế nào để đạt được mục tiêu của bài học. Tuỳ theo từng đơn vị bài học mà chúng ta có thể áp dụng hay không áp dụng công nghệ thông tin. Đối với việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh, do đặc thù bộ môn mang tính giao tiếp, ít mang tính thuyết trình nên việc áp dụng CNTT cũng chỉ phù hợp với một số dạng bài bởi không có phương pháp nào là vạn năng. Tuỳ vào từng nội dung bài học và điều kiện của nhà trường, giáo viên cần lựa chọn phương pháp tối ưu và sử dụng các phương tiện hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại bình dương (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)