7. Phương pháp nghiên cứu
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.5.3.1. Nguyên nhân từ phía cán bộ quản lý
Một số CBQL chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập môn tiếng Anh, bởi vậy học chú ý tới điểm số là chủ yếu.
74
CBQL ở các trường bị quá tải vì công tác, hội họp, thỉnh thị, báo cáo, tập huấn nên chưa có thời gian quan tâm sâu sát đến công tác đổi mới HĐGD, thể hiện rõ nhất qua việc dự giờ, thăm lớp của CBQL còn rất hạn chế.
Việc quản lý đổi mới HĐGD vẫn còn mang tính hình thức. Việc đánh giá năng lực của GV tiếng Anh cũng như đánh giá các giờ dạy, thao giảng chưa thật khách quan, còn vị nể. Việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV chưa chú ý đến chất lượng, chỉ kiểm tra số lượng. Vì thế chưa đánh giá đúng thực chất trình độ và năng lực của từng GV, chưa phát huy hết khả năng của những nhân tố tích cực, vô hình tạo điều kiện cho những trường hợp yếu kém, thiếu sót trong chuyên môn tiếp tục tái diễn.
Trình độ tiếng Anh và PPGD tiếng Anh của đa số CBQL còn hạn chế. Thực tế cho thấy chỉ có 2 trên tổng số 18 CBQL là BGH các trường trong khảo sát xuất thân từ GV tiếng Anh. Điều này cũng góp phần hạn chế công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh ở các trường.
2.5.3.2 Nguyên nhân từ phía giáo viên
Do thu nhập từ lương còn khá thấp nên một số GV tiếng Anh ở các trường THPT chỉ dạy qua loa, chiếu lệ để “câu” HS về nhà dạy thêm, một số khác dành thời gian và sức khỏe để “cống hiến” cho các trung tâm ngoại ngữ.
Trình độ, năng lực giảng dạy của GV không đồng đều do các trường không thể tự chủ trong khâu tuyển dụng mà phải chờ phân bổ của Sở. Dù tất cả giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp học đều đạt chuẩn về bằng cấp, nhưng do được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng không đồng đều, phương pháp giảng dạy chưa đổi mới, nhiều giáo viên phát âm tiếng Anh chưa chuẩn do ý thức tự bồi dưỡng chưa cao, ít được tham gia các lớp bồi dưỡng của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và có ít cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên từ những nước nói tiếng Anh.
Một số GV chưa chú ý trau dồi trình độ tiếng Anh và khả năng đứng lớp, chưa đầu tư kỹ lưỡng cho khâu soạn giảng, số khác ngại sử dụng thiết bị hiện đại để phục vụ cho giảng dạy, tình trạng “dạy chay” còn phổ biến
75
2.5.3.3 Nguyên nhân từ phía chương trình, SGK tiếng Anh 11, thi cử
Nội dung chương trình tiếng Anh THPT nói chung và tiếng Anh 11 nói riêng được đánh giá là khá nặng nề và quá tải (dù đã được giảm tải một số bài). Điều này làm cho GV và HS phải “chạy” cho kịp chương trình nên GV không có thời gian đổi mới PP, vẫn quay lại với phương pháp truyền thống mà ở đó học sinh thường rất thụ động và không có môi trường giao tiếp . Ngoài ra, một số nội dung trong SGK tiếng Anh 11 rất nhàm chán, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Thêm vào đó, chất lượng băng đĩa kém, người đọc các bài khóa hoặc các mẫu hội thoại trong băng đĩa không thể hiện bất kỳ một cung bậc cảm xúc nào. Tất cả các nguyên nhân này dẫn đến tình trạng học sinh học không hiệu quả, gây tâm lý chán nản, ngại học tiếng Anh.
Việc kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ chỉ kiểm tra viết và đọc hiểu, không kiểm tra nghe và nói. Do đó GV thường không đi sâu hai kỹ năng này, đôi lúc một số GV bỏ qua phần nghe, nói mà thay vào đó là cho các em làm rèn bài tập để có điểm cao trong các bài thi. Cách học này làm cho học sinh hoàn toàn thụ động nên không thể có được phản ứng giao tiếp nhanh nhạy dù có đạt điểm tiếng Anh cao ở trường. Cùng với đó là việc tổ chức, giám sát thi, kiểm tra chưa chặt chẽ, tình trạng thả lỏng của GV khi coi thi còn xảy ra. Vì thế kết quả thi cử đôi khi không phản ảnh đúng chất lượng học tập bộ môn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương cho thấy đa số CBQL và GV có nhận thức tương đối đúng đắn về tầm quan trọng của của công tác quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THPT. Tuy nhiên, họ lại chưa nhận thức đầy đủ về các mục tiêu của công tác này. Thực trạng lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương thể hiện:
76
− Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo công tác quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương được đánh giá tương đối tốt, được thực hiện tương đối đồng bộ và phù hợp với điều kiện của từng trường.
− CBQL và GV ở các trường THPT được nghiên cứu có sự chuyển biến khá tốt về nhận thức đối với tầm quan trọng của công tác quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh.
Tuy nhiên trong công tác quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương vẫn còn tồn tại một số hạn chế như là:
− Một bộ phận nhỏ CBQl và GV còn nhận thức chưa đúng mức về tầm quan trọng của công tác quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh.
− Việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá công tác này cũng chưa được thực hiện thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao.
− Việc kiểm định chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh còn chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và đầy đủ các nội dung.
Những kết quả khảo sát trên đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đổi mới HĐGD môn tiếng Anh lớp 11 tại các trường THPT ở Bình Dương.
77
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI BÌNH DƯƠNG