7. Phương pháp nghiên cứu
2.1.4. Về chất lượng giáo dục
* Năm học 2009-2010
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có công văn chỉ đạo và hướng dẫn các trường thực hiện chương trình theo kế hoạch thời gian 37 tuần (học sớm một tuần trước khai giảng). Tiếp tục tăng cường giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục trật tự an toàn giao thông và giáo dục pháp luật, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; có biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, HIV/AIDS; các trường trung học cơ sở giảng dạy chương trình tự chọn môn theo chủ đề nâng cao và bám sát dạy tin học và nghề phổ thông; các trường trung học phổ thông phân ban thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định của Bộ; củng cố và giữ vững 100% huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện. Đến 2010 có 47/89 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, đạt tỷ lệ 52,8%.
Về học lực: Cấp THPT: Xếp loại giỏi: 5% (tăng 0,6%), khá: 25,7% (giảm 0,4%), trung bình: 50,2% (giảm 0,2%), yếu: 17,6% (giảm 0,4%), kém: 1,5% (tăng 0,4%).
Về hạnh kiểm: Xếp loại tốt: 75,1% (tăng 3,4%), khá: 21% (giảm 3,1%), trung bình: 3,4% (giảm 0,4%), yếu: 0,5% (tăng 0,1%).
* Năm học 2010-2011
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện chương trình theo kế hoạch thời gian 37 tuần (học sớm một tuần so với ngày khai giảng). Tiếp tục tăng cường giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục trật tự an toàn giao thông và giáo dục pháp luật, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; có biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội,
34
tội phạm, ma túy, HIV/AIDS; các trường trung học cơ sở giảng dạy chương trình tự chọn môn theo chủ đề nâng cao và bám sát dạy tin học và nghề phổ thông; các trường trung học phổ thông phân ban thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định của Bộ; củng cố và giữ vững 100% huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện. Đến nay có 72/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, đạt tỷ lệ 79,1%.
Về học lực: Xếp loại giỏi: 4,87% (giảm 0,13%), khá: 26,65% (tăng 0,95%), trung bình: 50,85% (tăng 0,65%), yếu: 16,71% (giảm 0,89%), kém: 0,92% (giảm 0,58%).
Về hạnh kiểm: Xếp loại tốt: 75,12% (tăng 0,02%), khá: 19,98% (giảm 1,02%), trung bình: 4,45% (tăng 1,05%), yếu: 0,45% (giảm 0,05%).
* Năm học 2011-2012
Các trường nghiêm túc triển khai thực hiện hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT đối với chương trình THCS, chương trình chuẩn THPT. Các trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các tổ bộ môn điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết, phù hợp với điều kiện của từng trường, đảm bảo các nguyên tắc quy định của Bộ GDĐT. Tăng cường chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Củng cố và giữ vững 100% huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục phổ thông, đến nay có 88/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, đạt tỷ lệ 96,7% theo tiêu chí của tỉnh (đạt 100% huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học).
Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm năm học 2011-2012
Về tỉ lệ tốt nghiệp
Năm học 2009-2010: (không tính số thí sinh tự do) đạt tỷ lệ 87,75% (tăng 9,44% so với cùng kỳ năm học 2008-2009).
Năm học 2010-2011: (không tính số thí sinh tự do) đạt tỷ lệ 90,7% (tăng 3%
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém THPT 20.973 76,8% 19,7% 2,8% 0,7% 6,3% 29,3% 48,1% 15,6% 0,7%
+1,42% +2,65% -2,43% -1,34% -0,3%
Cấp học Tổng số học sinh Hạnh kiểm Học lực So với năm học 2010-2011
35
so với cùng kỳ năm học trước).
Năm học 2011-2012: (không tính số thí sinh tự do) đạt tỷ lệ 99% (tăng 8,3% so với năm học trước).
Năm học 2012-2013: (không tính số thí sinh tự do) đạt tỷ lệ 99.72% (tăng 0.72% so với năm học trước).
Tính đến năm học 2012-2013, tuy bị áp lực về gia tăng dân số nhập cư, song các địa phương đều đã chủ động và cơ bản giải quyết có chỗ học tập cho con em nhân dân, đảm bảo qui mô phát triển trường lớp theo kế hoạch.
Chất lượng giáo dục tiếp tục chuyển biến tích cực thể hiện qua kết quả thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT tăng cao, kết quả trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng.
Đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng trong nâng cao trình độ, nhờ vậy tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng, đồng thời nhiều giáo viên cũng đã được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng.
Việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, các đề án trường tạo nguồn, chất lượng cao, phát triển trường chuyên tiếp tục được các địa phương, sở ngành và tỉnh quan tâm giải quyết.
Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục có những đóng góp lớn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bên cạnh những thành tựu cơ bản trên, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương vẫn còn gặp phải một số hạn chế sau:
Mặc dù mạng lưới trường lớp luôn được quan tâm xây dựng thêm, song do sự gia tăng học sinh quá nhanh nên để đảm bảo có chỗ học, nhiều nơi đã phải giải quyết bằng cách giảm lớp 2 buổi hoặc tăng sĩ số lớp lên trên 45 học sinh, chính điều này đã làm chất lượng giáo dục có ảnh hưởng, nhất là chất lượng mũi nhọn.
Đội ngũ cán bộ quản lý một số nơi chưa chủ động, kiên quyết trong công tác quản lý, tình trạng dạy thêm học thêm tại một vài nơi chưa được quản lý chặt chẽ, công tác thỉnh thị báo cáo không được chấp hành tốt, kể cả những việc mang tính đột xuất.
36
nhất định, nhưng vẫn còn hạn chế về xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Một vài trường học chưa đảm bảo xây dựng đủ nhà vệ sinh sạch cho học sinh sử dụng.
Việc sử dụng các trang thiết bị dạy học một số nơi chưa đạt hiệu quả, còn để lãng phí; công tác quản lý tài sản, thiết bị, thực hiện sổ sách…chưa thực hiện tốt.