7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Tính khả thi của thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng Anh ở các
Anh ở các trường Trung Học Phổ Thông tại Bình Dương
Quy định đánh giá tính khả thi:
Mức độ Trung bình cộng
- Rất tốt: từ 70% đến 100% - từ 2,5 đến 3,0 - Tốt: từ 50% đến 70% - từ 2,49 đến 1,50 - Không tốt: dưới 49% - dưới 1,49
Bảng 2.5. Tính khả thi của nội dung quản lý giảng dạy tiếng Anh
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
GV dạy Tiếng Anh tại trường là những giáo viên có trình độ cử nhân trở lên
2,59 0,49 1
HT làm cho giáo viên thay đổi nhận thức về giảng dạy
2,50 0,50 2
HT quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
2,50 0,63 3
HT quản lý thực hiện chương trình giảng dạy theo quy định
2,45 0,50 4
GV soạn giáo án chính xác, rõ ràng về nội dung 2,45 0,63 5 GV có kế hoạch giảng dạy hoàn chỉnh cho từng học
kỳ
2,40 0,49 6
GV soạn giáo án phong phú về phương pháp 2,35 0,48 7 HT quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy Tiếng
Anh.
2,33 0,57 8
Nhà trường thực hiện chương trình dạy học theo SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
2,30 0,60 9
HT quản lý việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Tiếng Anh.
2,28 0,55 10
50
học tập phát triển không ngừng
HT nhấn mạnh tiêu chí đổi mới phương pháp dạy học
2,26 0,49 12
HT chỉ đạo GV áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
2,26 0,49 13
HT lấy kết quả kiểm tra đánh giá để làm cơ sở điều chỉnh các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
2,23 0,43 14
HT hỗ trợ tối đa các phương tiện dạy học phục vụ việc đổi mới phương pháp.
2,21 0,60 15
HT quản lý hoạt động của tổ Tiếng Anh. 2,19 0,50 16 HT quản lý việc tổ chức giảng dạy Tiếng Anh. 2,19 0,55 17 HT tạo điều kiện cho giáo viên lên lớp có hiệu quả,
dự giờ, thăm lớp
2,19 0,50 18
HT chỉ đạo GV triển khai việc ứng dụng CNTT trong dạy học
2,16 0,62 19
HT quản lý việc giảng dạy trên lớp 2,11 0,77 20 HT chỉ đạo GV xây dựng chương trình đào tạo bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
2,11 0,50 21
HT chỉ đạo GV phát huy tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy
2,11 0,67 22
GV chuẩn bị những đồ dùng dạy học cần thiết 2,02 0,64 23 HT làm cho giáo viên thay đổi cách viết mục tiêu
bài dạy
2,00 0,62 24
HT quản lý các điều kiện phục vụ giảng dạy bộ môn này
1,92 0,60 25
HT quản lý dạy thêm, học thêm, công tác ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề của môn Tiếng Anh.
1,88 0,70 26
51
Kết quả của bảng 2.5 cho thấy:
Nhìn chung, tất cả các nội dung quản lý giảng dạy tiếng Anh đều được đánh giá là có tính khả thi từ tốt trở lên. Tuy được đánh giá là cần thiết ( thể hiện ở bảng 2.1) nhưng tính khả thi của các nội dung quản lý giảng dạy tiếng Anh lại được thể hiện tương đối khác nhau. Xếp ở thứ bậc cao nhất là việc GV dạy tiếng Anh THPT là những giáo viên có trình độ cử nhân trở lên. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi GV THPT (theo Điều 77 – Luật Giáo dục 2005). Kế đến là công tác thay đổi nhận thức của giáo viên về giảng dạy; công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc quản lý thực hiện chương trình giảng dạy theo quy định; GV soạn giáo án chính xác, rõ ràng về nội dung. Xếp cuối danh sách nhưng sũng không kém phần quan trọng là việc HT làm cho giáo viên thay đổi cách viết mục tiêu bài dạy; quản lý các điều kiện phục vụ giảng dạy bộ môn này; việc quản lý dạy thêm, học thêm, công tác ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề của môn Tiếng Anh.; HT quản lý việc soạn bài của giáo viên.
Bảng 2.6. Tính khả thi của các nội dung dạy học môn Tiếng Anh
Nội dung TB ĐLTC Thứ
bậc GV giúp học sinh sử dụng tiếng Anh như một công cụ
giao tiếp ở mức cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc và viết.
2,26 0,73 1
GV giúp học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về Tiếng Anh
2,23 0,43 2
GV giúp học sinh biết tự hào, yêu quý, tôn trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình
2,23 0,61 3
GV bồi dưỡng tư tưởng đạo đức 2,21 0,51 4
GV giúp học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
2,19 0,50 5
Học Tiếng Anh đ̣òi hỏi phải có sự đam mê ở người học mới có thể học tốt được.
52
Học Tiếng Anh cần tiếp thu kiến thức về ngôn ngữ 2,16 0,48 7 Học Tiếng Anh phải sử dụng nó làm công cụ nghiên
cứu các chuyên môn khác và phương tiện giao tiếp.
2,02 0,60 8
GV rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh cho HS 2,02 0,71 9 Kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và
phát triển các kỹ năng giao tiếp
2,00 0,49 10 Hoạt động học Tiếng Anh làm thay đổi chủ thể (HS) 1,97 0,46 11 Kỹ năng giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học 1,92 0,67 12 GV giúp học sinh có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối
với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh
1,90 0,37 13
GV cung cấp những tri thức về văn hóa 1,85 0,41 14 GV giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con
người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh
1,80 0,45 15
Kết quả của bảng 2.6 cho thấy
Tất cả các nội dung trong bản chất của dạy học môn tiếng Anh đều được cho là có tính khả thi. Tuy nhiên, không có nội dung nào được giá tính khả thi rất tốt. Xếp ở thứ bậc cao nhất là việc GV giúp học sinh sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc và viết. Tiếp theo sau đó là việc GV giúp học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về Tiếng Anh; GV giúp học sinh biết tự hào, yêu quý, tôn trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.
Bảng 2.7. Tính khả thi của quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
Đổi mới các HĐGD nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
2,47 0,50 1
Đổi mới các HĐGD nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
2,38 0,62 2
Tích cực hoá HĐDH: Phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo nhận thức ở người học.
53
Đổi mới các HĐGD là đưa các phương pháp giảng dạy mới, các hình thức truyền thụ khiến thức mới vào quá trình dạy học trên cơ sở giữ gìn và phát huy tính tích cực của HĐGD truyền thống
2,26 0,44 4
Tích cực hoá HĐDH: lấy hoạt động nhận thức của HS làm trung tâm của quá trình dạy học.
2,23 0,43 5
Cá biệt hoá HĐDH: Phát huy cao nhất khả năng và trình độ của từng người học.
2,21 0,41 6
Tích cực hoá HĐDH: Kiểu dạy học thích hợp là dạy học nêu vấn đề với nhiều mức độ và áp dụng các phương pháp tương ứng.
2,16 0,43 7
Cá biệt hoá HĐDH: Hình thức dạy học phù hợp là tự học có hướng dẫn.
2,11 0,55 8
Công nghệ hoá HĐDH: ứng dụng cho cả đào tạo giáp mặt và đào tạo không giáp mặt, góp phần nâng cao hiệu quả của HĐDH.
2,11 0,45 9
Công nghệ hoá HĐDH:Ứng dụng công nghệ thông tin với các phần mềm chuyên dụng
2,09 0,69 10
Cá biệt hoá HĐDH: Tài liệu hướng dẫn tự học nhằm tăng cường bồi dưỡng cho người học ý thức, thói quen và phương pháp tự học.
2,07 0,55 11
Công nghệ hoá HĐDH:Ứng dụng các thành tựu của khoa học vào việc giảng dạy
2,07 0,60 12
Cá biệt hoá HĐDH: Kiểu dạy học tích hợp − dạy học chương trình hoá.
1,83 0,58 13
Từ kết quả của bảng 2.7 chúng tôi kết luận rằng:
Không có nội dung nào của công tác quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy bị đánh giá là không có tính khả thi. Một lần nữa, độ lệch tiêu chuẩn giữa các lựa chọn của các khách thể được khảo sát là <1. Điều này cho thấy rằng, hầu hết CBQL và GV đều cho rằng đổi mới các HĐGD là nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy; phát huy
54
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Một trong những hướng đổi mới được đánh giá cao là tích cực hoá HĐDH, tức là việc phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo nhận thức ở người học.
Tuy được xếp sau các nội dung khác nhưng việc cá biệt hoá HĐDH theo kiểu cung cấp tài liệu hướng dẫn tự học nhằm tăng cường bồi dưỡng cho người học ý thức, thói quen và phương pháp tự học và kiểu dạy học tích hợp − dạy học chương trình hoá cũng được CBQL và GV cho là có thê thực hiện được. Ngoài ra, việc công nghệ hoá HĐDH hay nói cách khác làứng dụng các thành tựu của khoa học vào việc giảng dạy cũng được xem là khà thi.
Bảng 2.8. Tính khả thi của quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng Anh
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
HT nắm bắt và phổ biến kịp thời đến GV những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lý về việc đổi mới HĐGD
2,47 0,50 1
HT có ý thức coi vấn đề đổi mới HĐGD là một mục tiêu quản lý, là một bộ phận của kế hoạch học kỳ, năm học.
2,38 0,49 2
HT nắm vững yêu cầu về quy trình đổi mới HĐGD 2,35 0,48 3 HT trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến
kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp cũng như hình thức giảng dạy.
2,35 0,61 4
HT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp mỗi giáo viên vận dụng cũng như phối hợp các PPDH, hình thức dạy học phù hợp với điều kiện dạy học tại địa phương mình công tác.
2,35 0,48 5
HT có biện pháp phù hợp trong việc kiểm tra, đánh giá
2,28 0,50 6
HT sự quan tâm đúng mức và đặt vấn đề đổi mới HĐGD trong sự phối hợp với các hoạt động khác
55
trong nhà trường.
HT có ý thức coi việc đổi mới HĐGD là một trong những tiêu chí đánh giá giờ dạy
2,23 0,57 8
HT quản lý giảng dạy Tiếng Anh áp dụng chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2,21 0,41 9
HT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp mỗi giáo viên nắm vững cách vận dụng cũng như phối hợp các PPDH, hình thức dạy học phù hợp nội dung bài học
2,21 0,41 10
HT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp mỗi giáo viên nắm vững cách vận dụng cũng như phối hợp các PPDH, hình thức dạy học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS mình đang giảng dạy
2,19 0,45 11
HT tổ chức những chuyên để về đổi mới HĐGD, 2,14 0,41 12 HT có kế hoạch giúp đỡ giáo viên trong quá trình
thực hiện đổi mới HĐGD.
2,14 0,52 13
HT quản lý giảng dạy Tiếng Anh nhấn mạnh vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập
2,09 0,53 14
HT quan tâm và có sự đầu tư trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ cho hoạt động đổi mới HĐGD của GV trên lớp.
2,09 0,57 15
HT cử GV đi tập huấn các chương trình bồi dưỡng GV về đổi mới HĐGD tiếng Anh trong và ngoài nước
2,07 0,67 16
HT quản lý giảng dạy Tiếng Anh đánh giá được năng lực sử dụng Tiếng Anh của giáo viên đang công tác làm cơ sở cho việc bố trí công tác.
2,04 0,58 17
HT quản lý giảng dạy Tiếng Anh lấy việc hình thành năng lực tự học của học sinh làm mục tiêu chính
56
HT thường xuyên tổ chức thao giảng trong phạm vi nhà trường, cụm trường để GVcó thể trao đổi kinh nghiệm.
2,02 0,71 19
HT tổ chức nghiên cứu khoa học về nội dung đổi mới HĐGD cho toàn thể GV trong trường.
2,02 0,60 20
HT quản lý giảng dạy Tiếng Anh đánh giá được năng lực sử dụng Tiếng Anh của giáo viên mới tuyển dụng làm cơ sở cho việc bố trí công tác.
1,97 0,60 21
HT quản lý giảng dạy Tiếng Anh lấy việc sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp thực tế làm thước đo chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
1,90 0,57 22
HT cử GV đi tập huấn các chương trình liên kết đào tạo GV về PPGD mới.
1,90 0,72 23
Kết quả của bảng 2.8 cho thấy:
100% các nội dung trong công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh được cho là có tính khả thi tốt. Trong đó, có thể nhận thấy đa số CBQL và GV cho rằng việc nắm bắt và phổ biến kịp thời đến GV những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lý về việc đổi mới HĐGD là việc CBQL cần phải làm và đang được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, CBQL ở các trường được khảo sát cũng đã có ý thức coi vấn đề đổi mới HĐGD là một mục tiêu quản lý, là một bộ phận của kế hoạch học kỳ, năm học. Thêm vào đó, CBQL được cho là những cá nhân nắm vững yêu cầu về quy trình đổi mới HĐGD để có thể đưa ra những chỉ đạo, định hướng đúng đắn cho cấp dưới đổi mới HĐGD. Kết quả khảo sát cũng cho thấy GV cần có sự hỗ trợ, khuyến khích trong việc viết và áp dụng SKKN, nghiên cứu sư phạm ứng dụng về việc đổi mới phương pháp và hình thức lên lớp. Không ai khác, CBQL phải là những người giúp đỡ, tạo điều kiện cho mỗi GV tiến bộ trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy bộ môn. Cuối cùng, tuy được đánh giá là cần thiết và khả thi nhưng xem ra việc đánh giá năng lực tiếng Anh của GVNN là viêc làm không mấy dễ dàng và khá nhạy cảm cho các CBQL, trừ khi có sự tham gia của chuyên viên phòng Trung học – Sở GDĐT.
57
So sánh đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương
Để thuận tiện cho việc so sánh, phương pháp phân tích yếu tố được chúng tôi thực hiện cho từng phần bảng hỏi.
Ghi chú:
Khi kiểm nghiệm F được dùng và 2 cột trị số F và P có trong bảng. Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó; nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó.
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của nội dung quản lý giảng dạy tiếng Anh theo yếu tố
Yếu tố TB ĐLTC Thứ bậc
Quản lý kiểm tra đánh giá 2,59 0,36 1
Quản lý lập kế hoạch 2,34 0,49 3
Quản lý nâng cao nhận thức 2,30 0,32 4
Quản lý thực hiện kế hoạch 2,39 0,34 2
Kết quả của bảng 2.9 cho thấy:
CBQL và GV nhìn nhận tương đối giống nhau vể tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý kiểm tra đánh giá và cho rằng đây là yếu tố cần thiết nhất. Các ý kiến cũng thống nhất cho rằng một khi đã lên kế hoạch quản lý giảng dạy thì khâu quản lý việc thực hiện kế hoạch phải được chú trọng. Nhìn chung, ý kiến đánh giá của hai nhóm khách thể khảo sát về tính cần thiết của nội dung quản lý giảng dạy tiếng Anh không có sự khác biệt đáng kể.( thứ bậc1=2,59; 2=2,39; 3=2,34; 4=2,30