7. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những việc đã làm được thì kết quả khảo sát cũng cho thấy một số hạn chế trong công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh ở các trường, cụ thể là:
Việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc đổi mới HĐGD tiếng Anh ở các trường còn chưa đồng bộ và không thường xuyên dẫn đến chất lượng của việc đổi mới HĐGD tiếng Anh ở các trường còn chưa cao. CBQL và GV chưa có sự chủ động trong việc lập kế hoạch cho việc đổi mới. Đa số các trường thường chờ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở hoặc ngành cho từng năm học. Các trường cũng chưa chủ động trong việc lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo hoặc bồi dưỡng, hướng dẫn, tập huấn GV tiếng Anh thực hành sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại cũng như tiếp cận và áp dụng các PPDH tiên tiến, mà chủ yếu vẫn dựa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên trong hè do Sở GD&ĐT tổ chức.
Một bộ phận GV và cả CBQL còn thụ động, chậm đổi mới, thiếu ý chí cầu tiến và còn nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý đổi mới HĐGD tiếng Anh.
CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh còn thiếu và chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ so với yêu cầu. Nguồn tài chính dành cho công tác ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh của các trường còn hạn hẹp, chủ yếu vẫn do GV và HS tự bỏ thời gian và công sức để tổ chức, thực hiện.
Kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh còn chưa cao, thể hiện qua con số gần 60% HS được khảo sát có kết quả tiếng Anh từ trung bình trở xuống và việc HS không sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp mặc dù đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử.