Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí Nhà nước trong

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 86 - 87)

6. Bố cục của Luận văn

3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí Nhà nước trong

đời sống văn hoá

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với toàn xã hội nói chung và Thành phố Hạ Long nói riêng. Xu thế hội nhập tạo cơ hội cho chúng ta được giao lưu, học hỏi, tiếp thu và phát huy sức sáng tạo trong lĩnh vực hoạt động văn hoá. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực: các tệ nạn xã hội, sự xói mòn các giá trị đạo đức. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức của người dân về văn hoá thẩm mĩ, văn hoá trong giao tiếp ứng xử, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tinh thần đoàn kết cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất và cuộc sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cùng với việc giáo dục lối sống văn hoá, cần tăng cường giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc và làm giàu bản sắc văn hoá Việt Nam.

Công tác giáo dục, tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền hình, qua các CLB, các buổi tọa đàm, các chương trình giao lưu... Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phải được thực hiện sâu rộng và thường xuyên trên tất cả các địa bàn dân cư, giúp người dân nhận thức rõ vai trò của văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng.

3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí Nhà nước trong công tác xây dựng đời sống văn hoá xây dựng đời sống văn hoá

Đảng đã xác định, công cuộc xây dựng đời sống văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần xác định rõ phương hướng đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa, bám sát quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW5 (Khóa VIII). Cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hóa khu dân cư nói riêng. Các cấp ủy đảng, chính quyền thông qua những chỉ thị, nghị quyết và chương trình hành động cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt các phong trào xây dựng đời sống văn hoá.

Trên cơ sở những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong những năm thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

khu dân cư (2001 - 2013), cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở cần tiếp

tục tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm tìm ra các giải pháp mới, cách làm mới có hiệu quả nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào.

Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

cần xây dựng kế hoạch cụ thể và sát thực trong việc thực hiện các phong trào, nhằm tăng cường sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở, thủ trưởng các cơ quan đơn vị trong hoạt động lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 86 - 87)