Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 39)

6. Bố cục của Luận văn

2.1.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Ngay sau khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vừa mới ra đời, Nhà nước cách mạng rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới, từng bước xóa bỏ những tàn dư lạc hậu; đồng thời giáo dục nhân dân tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính. Ngày 3/4/1946, Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương được thành lập để chỉ đạo cuộc vận động. Một năm sau, ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới. Tác phẩm này được Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân.

Trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, cùng với đấu tranh quân sự, ngoại giao, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Vừa kháng chiến, dân tộc ta vừa xây dựng một nền văn hóa mới có tính chất hợp với tinh thần dân tộc độc lập, hợp với khoa học, tiến bộ, hợp với tình hình và trình độ của đông đảo quần chúng nhân dân. Từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua bản báo cáo Chủ nghĩa

Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày. Bản

báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong kháng chiên đều hướng theo phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”. Mặt trận văn hóa đã góp phần không nhỏ tạo nên thắng lợi cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6/1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong 6 đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kì mới, Hội nghị lần thứ 2 (1995) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IV) đã quyết định mở cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc

sống mới ở khu dân cư, đồng thời ban hành Thông tư số 04-TT/MTTW ngày

3/5/1995 để hướng dẫn thực hiện cuộc vận động.

Ngày 16/7/1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết ra đời nhanh chóng được các cấp ủy

đảng, chính quyền trong cả nước triển khai, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đánh giá: Sau Đề cương văn hóa của Đảng năm 1943, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa là văn kiện chuyên đề văn hóa đầu tiên của Đảng “trúng ý Đảng, hợp lòng dân”, đặt ra chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngày 15/1/1999, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư số 01-TT/MTTW hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới

ở khu dân cư, bổ sung và cụ thể hóa những nội dung, yêu cầu mới vào cuộc vận

động để thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng như: Yêu cầu về xây dựng đời sống văn hóa (thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII), yêu cầu về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII), yêu cầu về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở…

Ngày 23/12/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 235/1999/QĐ-TTg Về việc thành lập Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hoá. Tiếp đó, ngày 12/4/2000, Bộ Văn hóa - Thông

tin ban hành Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT Về việc ban hành Kế hoạch

triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Trước

mắt, phong trào nhằm huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, mọi nguồn lực của xã hội tập trung vào hai lĩnh vực: 1- Đoàn kết xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp; 2- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Như vậy, từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Về xây dựng

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trên địa bàn khu dân cư

có nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào với những tên gọi khác nhau. Trước tình hình đó, ngày 12/6/2001, Chính phủ và Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định: Từ nay, trên địa bàn

khu dân cư như: thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc, khóm, cụm dân cư, khu

phố... (đơn vị dưới cấp xã, phường thị trấn) thống nhất cuộc vận động Toàn dân

đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư với phong trào Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa thành tên gọi mới là Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn

quản lí chủ trì, nối tiếp cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân là cuộc vận động của thời kì đổi mới đất nước, đổi mới công tác Mặt trận, được hình thành trên cơ sở kế thừa, phát huy, quy tụ, mở rộng và nâng cao các phong trào, các cuộc vận động được tiến hành ở khu dân cư, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, có sự phối hợp của các cấp chính quyền do Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp thống nhất hành động.

Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là một trong những những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là một chủ trương quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, xây dựng lối sống, nếp sống và con người phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của đất nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, được thể hiện trên những nét cơ bản sau:

- Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các cuộc vận động, các phong trào yêu nước, các chương trình kinh tế,xã hội được thực hiện tốt hơn nhờ việc phối hợp giữa chức năng quản lí của Nhà nước với vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế,xã hội, an ninh, quốc phòng từ khu dân cư, xây dựng cơ sở vững mạnh về mọi mặt làm nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước.

- Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và toàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm cùng Đảng và Nhà nước phát huy ý chí tự lực, tự cường; khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể và của cả cộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tạo điều kiện và thúc đẩy các cấp Mặt trận, các tổ chức thành viên và cả hệ thống chính trị cùng chuyển động về một hướng, thực hiện khẩu hiệu hành động: Hướng mạnh về địa bàn dân cư và hộ gia đình, giúp cơ sở xây dựng địa bàn dân cư có cuộc sống ấm no, an toàn, văn minh và hạnh phúc. Nó góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng khu phố,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

làng, xã, phường văn hoá, gia đình văn hoá, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh; từng bước thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hoá giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân…; xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở. Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư… và toàn bộ các phong trào ấy đều hướng tới cuộc thi đua yêu nước; tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư có ý nghĩa chiến lược về văn hoá đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là một nhân tố quyết định bảo đảm chất lượng cuộc sống của nhân dân, nền tảng tinh thần của chế độ và định hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình phát triển đất nước.

Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư là cuộc vận động quần chúng xây dựng môi trường, lối sống và đời sống văn hoá của mọi người dân ở cơ sở, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân; khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng các công trình văn hoá lớn tiêu biểu, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, tốt đẹp, phong phú; nâng cao trình độ phổ cập văn hoá đáp ứng ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hoá.

Cuộc vận động có tác dụng thúc đẩy kiện toàn tổ chức ở khu dân cư: Chi bộ đảng, ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn có đủ sức tập hợp lực lượng, làm bật dậy các tiềm năng nội lực từ địa bàn dân cư nhằm đưa sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao mới, chiều sâu mới.

Động lực của cuộc vận động là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lấy lợi ích chung của cộng đồng dân cư làm điểm tương đồng, lấy sự tiến bộ và quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu dân cư làm mục đích. Chìa khóa để giải quyết một vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí ở khu dân cư là đoàn kết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tư tưởng chỉ đạo cuộc vận động là Lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân. Trên cơ sở phát huy truyền thống đoàn kết, dựa vào sức mạnh nội lực của cộng đồng khu dân cư là chính, có sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức thực hiện 6 nội dung cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho từng người, từng hộ gia đình và cả khu dân cư ngày càng ấm no, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển.

2.1.3. Nội dung cơ bản của công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Theo Thông tư số 01-TT/MTTW (15/1/1999) của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết

xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư gồm các nội dung như sau:

1- Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, phát huy các thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động được nhiều nguồn lực, tạo nhiều việc làm để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Bảo đảm ở mỗi khu dân cư ngày càng có số đông hộ khá giả, không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu hợp pháp.

2- Đoàn kết phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn, Tương thân

tương ái, có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa và nhân đạo, từ thiện, bảo đảm

cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và những người có công với nước có mức sống cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư. Người già cô đơn, trẻ em tàn tật, những nạn nhân của chất độc hóa học và những người bất hạnh trong cuộc sống đều được chăm sóc chu đáo bằng việc thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước và bằng sự trợ giúp của cộng đồng dân cư.

3- Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỉ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật theo quy ước hương ước của cộng đồng, thực hiện tốt Quy

chế dân chủ ở cơ sở. Bảo đảm ở khu dân cư không có tệ nạn xã hội và tội

phạm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hòa giải tại chỗ những mâu thuẫn nội bộ, cảm hóa dược những người lầm lỗi, mọi người tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thuần phong mĩ tục trong nhân dân, bảo vệ các di tích lịch sử -

văn hóa, di tích cách mạng, các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Bảo đảm ở khu dân cư thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong quan hệ ứng xử; có điểm giải trí vui chơi công cộng sạch sẽ; mọi hộ gia đình sống hòa thuận, quan hệ xóm giềng tốt đẹp, không còn nhà ở dột nát, phần đông số hộ có điện, có nước sạch dùng trong sinh hoạt, có phương tiện nghe nhìn, bảo vệ cây xanh nơi công cộng và khuyến khích mọi nhà trồng cây xanh, xây dựng vườn hoa, cây cảnh. Có nhiều gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa.

5- Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển thể dục thể thao và chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm ở khu dân cư, mọi trẻ em đến trường đúng độ tuổi và không có trẻ em bỏ học, thực hiện xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, học sinh nghèo được giúp đỡ, học sinh giỏi được khuyến khích, mọi trẻ em được bảo vệ chăm sóc chu đáo và tiêm chủng đúng lịch, không có người sinh con thứ ba trở lên.

6- Đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân trong khu dân cư. Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy dân chủ, xây dựng, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 39)