Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 70 - 74)

6. Bố cục của Luận văn

3.1.3. Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện

hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh và thu nhiều kết quả

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của thành phố Hạ Long. Nhờ sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp, sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ sở giáo dục ngày càng được đầu tư phát triển. Mạng lưới trường lớp được mở rộng và không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của ngành Giáo dục và tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho người dân.

Bảng 3.4. Số trƣờng và số GV phổ thông trên địa bàn Thành phố Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số trường

phổ thông 40 44 45 46 48 48

Số GV 1860 1770 1858 1878 1987 1989

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống trường lớp và biên chế giáo viên ngày càng được mở rộng. Trong số 48 trường phổ thông có 43 trường công lập và 5 trường ngoài công lập. Bên cạnh hệ thống trường công lập, việc xây dựng các trường ngoài công lập nhằm tạo điều kiện mở rộng nhu cầu học tập cho người dân. Đặc biệt, trong số các trường ngoài công lập có trường xây dựng với mô hình liên cấp (3 cấp học) chất lượng cao - trường TH, THCS & THPT Văn Lang đã và đang gặt hái được nhiều thành công, được người dân tín nhiệm. Các trường ngày càng được trang bị cơ sở vật chất khang trang hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học một cách tốt nhất. 100% các trường phổ thông đều có các phòng thí nghiệm, phòng chức năng, hệ thống máy chiếu, máy tính...

Tính đến năm 2013, Thành phố có 45/75 trường (bao gồm cả mầm non và phổ thông) đạt chuẩn Quốc gia, gồm: 13 trường Mầm non, 16 trường Tiểu học, 14 trường THCS, 2 trường TH và THCS.

Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp dạy học cùng với việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Hai khôngMỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo

đức tự học và sáng tạo. Chất lượng giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu.

Thành phố luôn giữ vững là đơn vị dẫn đầu tỉnh về chất lượng giáo dục.

Bảng 3.5. Kết quả giáo dục 2 mặt trong 3 năm học (2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014)

Đơn vị: %

Năm học Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2011-2012 33.1 38.99 24.63 3.21 0.07 81.87 15.95 2.28 0.05 2012-2013 36.36 36.63 24.02 2.92 0.05 83.8 14.66 1.54 0.01 2013-2014 39.2 36.1 22.3 2.3 0.03 85.34 13.3 1.4 0.02

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chất lượng giáo dục toàn diện của Thành phố ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ học sinh Giỏi, Khá và hạnh kiểm Tốt tăng ổn định qua các năm học: Năm 2011 - 2012, tỉ lệ học sinh Giỏi là 33,1% đến năm 2013 - 2014 tỉ lệ này là 39,2% (tăng 6.2%); Tỉ lệ học sinh hạnh kiểm tốt năm 2011-2012 là 81.87% đến năm 2013 - 2014 là 85,34% (tăng 3,47%). Tỉ lệ học sinh Yếu, Kém giảm: Năm 2011 - 2012, HS học lực Yếu, Kém là 3,28% đến năm 2013 - 2014 chỉ còn 2,33% (giảm gần 1%) [45, tr. 5]. Kết quả đó là do ngành Giáo dục có nhiều đổi mới trong chương trình, phương pháp quản lí cũng như dạy học. Đồng thời kết quả này cũng là biểu hiện của sự quan tâm của cả xã hội mà trước hết là người dân đối với sự nghiệp giáo dục.

Kết quả thi Học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2012 - 2013, Thành phố đứng thứ nhất toàn đoàn với 82 em đạt giải Nhất, 99 em đạt giải Nhì, 105 em đạt giải Ba, 94 em đạt giải Khuyến khích); Học sinh giỏi cấp Quốc gia đạt 30 giải (6 em đạt giải Nhất, 8 em đạt giải Nhì, 14 em đạt giải Ba, 2 em đạt giải Khuyến khích [68, tr. 8]. Tính đến năm 2013, Thành phố đã xây dựng được 52.886 Gia đình hiếu học, 1 dòng họ hiếu học nhằm động viên, khích lệ tinh thần học tập trong cộng đồng dân cư.

Công tác chăm sóc sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình được triển khai có hiệu quả với nhiều nội dung, chương trình sáng tạo. Các cơ sở y tế được đầu tư xây dựng, tu sửa và mua sắm trang thiết bị hiện đại với tổng mức đầu tư trong 5 năm 2005 - 2010 là 470,3 tỉ đồng [50, tr. 289]. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và chất lượng. Năm 2013, Thành phố có 20/20 trạm y tế phường đạt tiêu chuẩn cấp Quốc gia, đồng thời 100% trạm y tế phường có bác sĩ, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Thành phố luôn duy trì tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai phòng chống dịch đạt kết quả tốt; đồng thời chỉ đạo đảm bảo tốt công tác VSAT thực phấm, bố trí các cơ sở y tế thường trực 24/24h cấp cứu và phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết, các lễ hội và sự kiện lớn diễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ra trên địa bàn. Hằng năm, Đoàn Kiếm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực; kiểm tra công tác y tế đảm bảo VSATTP trên địa bàn; thực hiện có hiệu quả công tác y tế trường học; trong năm 2013 có 6 ca dương tính cúm A (H1N1), 6 ca sốt xuất huyết thể nhẹ đã được chữa trị kịp thời.

Công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động Kế hoạch hóa gia đình, xây dựng khu phố, tổ dân không có người sinh con thứ ba, chăm sóc sức khỏe luôn được quan tâm. Để thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, nâng cao ý thức của người dân và nâng cao chất lượng dân số, nhiều chương trình, mô hình đã được triển khai có hiệu quả ở các khu dân cư:

- Chương trình sàng lọc sinh: Được triển khai tại 20 phường; tư vấn

được trên 2500 thai phụ, sản phụ tham gia lấy máu để xét nghiệm sàng lọc trẻ dị tật bẩm sinh; đã phát hiện và giới thiệu lên Trung ương khám và điều trị dự phòng tàn tật 25 trường hợp nghi thiếu men GPD.

- Mô hình khám sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân: Được triển khai tại 20

phường. Hội Kế hoạch hóa gia đình Thành phố đã tổ chức 20 cuộc truyền thông tư vấn tại cộng đồng, có 1.270 cặp đăng kí kết hôn được tư vấn kiểm tra sức khỏe trước kết hôn; thực hiện kí 12.000 phiếu cam kết tới các cặp đến đăng kí kết hôn và các cặp vợ chồng không lựa chọn giới tính thai nhi.

- Hội kế hoạch hóa gia đình thành phố đã triển khai hiệu quả mô hình can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 20 phường. Năm 2013 đã tổ chức 2 buổi tập huấn, 20 buổi nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng dân cư, tổ chức 30 buổi tuyên truyền lồng ghép với câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên. Qua đó góp phần giảm tỉ lệ gia đình sinh con thứ 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nguồn: [16]

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tăng dân số thành phố Hạ Long

Tỉ suất tăng dân số tự nhiên không có sự biến động lớn và có xu hướng giảm từ 11,3‰ (2000) xuống 10,39‰ (năm 2013). Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Thành phố khá ổn định và thấp hơn so với tỉ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh. Hạ Long là thành phố có mật độ dân số cao nhất trên địa bàn tỉnh, do đó việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có tác động quan trọng đến tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm sẽ hạn chế sức ép về vấn đề an sinh xã hội và việc làm của Thành phố.

Nhìn chung, công tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện có hiệu quả, chất lượng dân số của Thành phố ngày càng được nâng cao, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp và tạo ra sự ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)