6. Bố cục của Luận văn
3.1.1. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm
làm giàu hợp pháp, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được đẩy mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh
Nhận thức đúng đắn nhiệm vụ phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Thành phố, Ban Thường trực MTTQ các cấp-BVĐ tại các khu dân cư đã phối hợp cùng với chính quyền và các đoàn thể, nhất là các tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, v.v...) tập trung tuyên truyền cho nhân dân định hướng phát triển kinh tế của địa phương, những chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Tỉnh và Thành phố về hỗ trợ phát triển kinh tế.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, đại đa số các hộ dân đã biết khai thác những thế mạnh riêng có của gia đình và địa bàn khu dân cư để đầu tư phát triển sản xuất. Thành phố tích cực triển khai việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân làm lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2006 - 2012, trung bình mỗi năm Hạ Long trồng mới được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
159 ha rừng tập trung và 31 ha rừng phân tán, nâng diện tích rừng che phủ lên 20% [12, tr. 286]. Sản xuất ngư nghiệp của các hộ ngư dân cũng được đẩy mạnh. Số tàu đánh cá năm 2010 lên tới 1.147 tàu; Số lồng bè là 1.550 lồng [12, tr. 286-287].
Khối đại đoàn kết toàn dân cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Sản xuất công nhiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ đều có bước tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 3.1. Số liệu so sánh giá trị các ngành Công nghiệp, Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp và Du lịch, Dịch vụ
Đơn vị tính: Tỉ đồng
Năm Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp Du lịch, Dịch vụ 2000 81,2 62,136 235 2005 350 74,7 670 2013 1.150 96,78 2.425 Nguồn: [50, 68]
Có thể thấy, chủ trương đúng đắn của Đảng, chính quyền và sự đoàn kết xây dựng, phát triển kinh tế của mọi tầng lớp nhân dân đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế của Thành phố. Giá trị sản lượng các ngành kinh tế tăng bền vững, đặc biệt là công nghiệp và du lịch, dịch vụ. Bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế bền vững, kinh tế Thành phố còn có sự chuyển dịch cơ cấu hợp lí theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ, du lịch: Năm 2013 ngành Du lịch, Dịch vụ chiếm 66,04%, tăng hơn so với năm 2000 là 4,1% [68, tr. 2] phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long trong tương lai là chuyển từ “nâu” sang “xanh”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cùng với các hoạt động trên, Thành phố đã chỉ đạo các khu dân cư thường xuyên quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách, các hộ nghèo khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững. Cuộc vận động Ngày vì người nghèo do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động được triển khai thực hiện có hiệu quả; các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chăm lo; là tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hóa hằng năm.
Qua 12 năm triển khai thực hiện cuộc vận động, 100% xã, phường trên địa bàn Thành phố đã có BVĐ Ngày vì người nghèo; bằng nhiều biện pháp và hình thức linh hoạt, các cấp Mặt trận đã tranh thủ được sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng, sự hỗ trợ của chính quyền cùng sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể... Cuộc vận động Ngày vì người nghèo tiếp tục được triển khai đồng bộ từ Thành phố đến cơ sở. Từ năm 2008 đến 2013, Thành phố đã vận động được 5.194 triệu đồng; từ nguồn quỹ đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 267 căn nhà cho hộ nghèo, giúp đỡ 1.040 lượt hộ thoát nghèo bền vững, hỗ trợ sản xuất cho 376 hộ, chữa bệnh và trợ cấp khó khăn cho 1.579 hộ, thăm hỏi 2.357 lượt hộ [68, tr. 7].
Quỹ Vì người nghèo Thành phố đã hỗ trợ 65 triệu đồng cho Hội Bảo trợ tàn tật
và trẻ em mồ côi tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ xã Quảng Đức, huyện Hải Hà 80 triệu đồng [71, tr. 7], v.v... Hằng năm, Thành phố thực hiện xóa nghèo trên 100 hộ. Năm 2013, số hộ nghèo trên toàn Thành phố chỉ còn 255/62.497 hộ dân = 0,4% tổng số dân. Một số khu dân cư không còn hộ nghèo như phường Hồng Gai, hoặc ít hộ nghèo (dưới 3 hộ), như các phường Hồng Hải, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu; đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Cuộc vận động đã góp phần tích cực thực hiện các chương trình, mục tiêu giảm nghèo của Thành phố xuống còn 0,5% vào năm 2013 (so với gần 3% năm 2001) [68, tr. 8]. Thành phố Hạ Long là đơn vị có số lượng hộ nghèo thấp nhất của tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bên cạnh việc giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, các khu dân cư đã cùng nhau đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết những vấn đề bức xúc ở khu dân cư như: Điện, đường, trường học, trạm xá, nhà sinh hoạt cộng đồng… làm cảnh quan, môi trường các khu dân cư ngày càng đổi mới, dân sinh xã hội ngày càng được cải thiện.