Truyền thống Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 79 - 82)

6. Bố cục của Luận văn

3.1.6. Truyền thống Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng

đạo lí Uống nước nhớ nguồn được khơi dậy và phát huy

Từ muôn đời nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn, truyền thống Tương

thân tương ái luôn là nét đẹp, là giá trị văn hóa cốt lõi của người Việt. Tuy

nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã ít nhiều làm mai một những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Do vậy, giữ gìn và phát triển những truyền thống, đạo lí giàu tính nhân văn trong cộng đồng dân cư là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước, các ban ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm.

Hạ Long hiện đang quản lí và thực hiện chính sách đối với 14.750 đối tượng người có công, trong đó có trên 1.250 gia đình liệt sĩ; hơn 1.170 thương, bệnh binh; 3 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; hàng nghìn người có công với cách mạng đã được xác nhận và thực hiện chính sách theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Phát huy truyền thống Uống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tác Đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố Hạ Long đã đạt được những kết

quả to lớn, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công trên địa bàn.

Từ đầu năm 2011 đến năm 2013, Thành phố đã đề nghị tỉnh giải quyết cho gần 800 đối tượng có công với cách mạng đi nghỉ điều dưỡng, 5 hồ sơ thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ, 2 hồ sơ cựu chiến binh; hỗ trợ phí mai táng trên 50 thân nhân người có công với cách mạng... [61, tr. 1]. Cùng với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 495 triệu đồng, Thành phố còn đầu tư thêm 374 triệu đồng để tu sửa các Nghĩa trang liệt sĩ Hà Tu, Việt Hưng. Dịp Tết Nhâm Thìn (2012), Thành phố đã tổ chức thăm, tặng quà cho 4.962 đối tượng chính sách, trị giá gần 700 triệu đồng; vận động các doanh nghiệp, đoàn thể, đơn vị tặng 5.671 suất quà, trị giá trên 1,1 tỉ đồng [61, tr. 1]. Có thể nói, ngoài việc thực hiện các chế độ trợ cấp ưu đãi đảm bảo đúng, đủ, kịp thời cho các đối tượng chính sách, mọi chế độ chính sách ưu đãi khác cũng được địa phương quan tâm thực hiện chu đáo. Nhờ đó, đời sống các gia đình có công với cách mạng ngày càng được nâng lên. Đến năm 2013, toàn Thành phố có 99,7% gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn nhân dân địa phương nơi cư trú, nhiều gia đình có mức sống khá và giàu.

Bên cạnh những chính sách chung của Nhà nước, những đối tượng người có công trên địa bàn Thành phố còn được quan tâm và thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi riêng. Thành phố đã dành riêng một quỹ đất để cấp cho các gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở; đồng thời xét miễn giảm tiền sử dụng đất cho các đối tượng. Chỉ tính từ đầu năm 2011 đến năm 2013, Hạ Long đã cấp đất cho gần 50 đối tượng. Thành phố còn hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho hàng chục hộ với số tiền hàng trăm triệu đồng; chi trả trợ cấp đầy đủ, kịp thời đối với đối tượng chính sách. Năm 2011, Thành phố đã xây dựng và trao tặng 9 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn (nhiều hơn tổng số nhà tình nghĩa của tất cả các huyện, thị, thành phố khác trên địa bàn tỉnh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để làm được điều này, Thành phố đã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức, như lồng ghép trong các hoạt động của đoàn thể, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, Thành phố đã huy động sự đóng góp, ủng hộ của rất nhiều đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Thành phố và các phường. Từ năm 2005 đến năm 2013, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của đông đảo nhân dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn, quyên góp được gần 1,3 tỉ đồng. Chính nguồn quỹ này đã góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ các gia đình chính sách gặp khó khăn, xoá nhà ở dột nát, xây mới và sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách, hỗ trợ các cháu là con thương binh, con liệt sĩ, con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học còn đang đi học. Ngoài số tiền được hưởng trợ cấp hằng tháng, những cháu này còn được hưởng chính sách ưu đãi trong GD&ĐT. Chỉ tính gần 2 năm 2012-2013, Thành phố đã hỗ trợ cho gần 400 cháu với số tiền trên 1,2 tỉ đồng. [61, tr.1]

Nhân dịp kỉ niệm 65 năm Ngày TBLS (27/7/1947 - 27/7/2012), thành phố Hạ Long đã tổ chức thăm, tặng quà cho trên 4.000 đối tượng người có công trên địa bàn với kinh phí gần 700 triệu đồng. Thành đoàn Hạ Long thăm, tặng 100 suất quà (khoảng 30-50 triệu đồng), đồng thời huy động 500 ngày công tình nguyện tham gia tu sửa, dọn vệ sinh tại các nhà bia ghi danh, đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn; tổ chức hoạt động thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ; khởi công xây dựng nhà cho một số hộ gia đình thương binh trên địa bàn.

Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tham gia Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Trung bình mỗi năm Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Thành phố nhận được hàng trăm triệu đồng ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Từ nguồn quỹ này, Thành phố đã hỗ trợ nhiều gia đình người có công khó khăn về nhà ở, gặp khó khăn đột

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuất trong cuộc sống. Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hoá, huy động được sự tham gia của cả cộng đồng vào công tác đền ơn đáp nghĩa, đời sống của các gia đình chính sách, TBLS trên địa bàn đã đạt mức bằng hoặc cao hơn mức trung bình của người dân Thành phố. Nhiều thương, bệnh binh với tinh thần tàn

nhưng không phế đã nỗ lực vươn lên, chịu khó lao động, trở thành những Giám

đốc doanh nghiệp, chủ các mô hình kinh tế giỏi, làm giầu cho gia đình, đồng thời giúp đỡ những đồng đội còn khó khăn.

Với truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái, nhiều người dân Hạ Long đã tham gia tự nguyện các hoạt động từ thiện, nhân ái và trở thành điểm sáng ở các khu dân cư. Trong số đó, điển hình là bà Đào Thị Tuất, 80 tuổi, trú tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long. Hằng năm, bà đã vận động người dân, tiểu thương chợ Hạ Long 1, đóng góp vào các quỹ hàng chục triệu đồng chăm lo cho các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách, người có công và trẻ tàn tật, mồ côi. Từ năm 2011, bà đã vận động người dân đóng góp duy trì Nồi

cháo nhân đạo hằng ngày cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Lao và Phổi

tỉnh. Trả lời phóng viên báo của Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh, bà nói

Mong muốn lớn nhất của tôi bây giờ là mong muốn những mảnh đời bất

hạnh, những người có hoàn cảnh khó khăn, những cháu lang thang cơ nhỡ

được sống trong giây phút hạnh phúc”. Những người dân như bà Tuất chính

là biểu hiện sức sống mạnh mạnh mẽ của phong trào Đền ơn đáp nghĩa,

Tương thân tương ái ở thành phố Hạ Long.

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 79 - 82)