Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 30)

6. Bố cục của Luận văn

1.3.2. Tình hình xã hội

Tính đến ngày 1/4/2009, dân số thành phố Hạ Long là 215.795 người, thuộc 12 thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn 20 xã, phường: Dân tộc Kinh chiếm 99,1%; các dân tộc ít người gồm 348 hộ với 1.850 nhân khẩu, chiếm 0,9% dân số Thành phố.

Tụ cư trên địa bàn thành phố Hạ Long gồm nhiều tầng lớp xã hội luôn phát huy vai trò tích cực trong mọi hoạt động. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, lao động Thành phố chiếm tỉ lệ 9,06% dân số, vững vàng về chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ trí thức không ngừng phát triển, nhanh chóng tiếp thu khoa học kĩ thuật đưa vào phục vụ sản xuất và đời sống. Trí thức là bộ phận đóng góp tích cực trí tuệ, tài năng phục vụ cho sự phát triển chung của Thành phố.

Nông dân chiếm 0,25% dân số Thành phố, luôn nêu cao truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động, đoàn kết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất. Các hộ nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khoa học, kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực phát triển kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, v.v...

Đoàn viên, thanh niên chiếm trên 11% dân số Thành phố, luôn thể hiện vai trò xung kích, hăng hái tiếp cận những tri thức tiên tiến của thế giới, từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, phấn đấu rèn đức, luyện tài, học tập, lao động sáng tạo phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp công nhân vùng mỏ; có khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng; ngày càng xuất hiện nhiều những tài năng trẻ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phụ nữ Thành phố chiếm trên 51% dân số, trong mọi hoàn cảnh luôn giữ vững truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, trung hậu, đảm đang; tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát triển kinh tế đóng góp quan trọng vào việc nâng cao đời sống dân sinh, bình đẳng giới và tiến bộ xã hội.

Cựu chiến binh Thành phố chiếm tỉ lệ 0,5% dân số, luôn giữ vững bản chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; quan tâm đến việc tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần giữ vững ổn định chính trị, nhất là ở cơ sở.

Với khoảng 1.000 doanh nghiệp, doanh nhân có mặt hầu hết ở các thành phần kinh tế, có bước phát triển nhanh, bền vững về cơ cấu, số lượng, lĩnh vực. Họ là lực lượng luôn dám nghĩ, dám làm, chủ động đầu tư quy mô sản xuất, kinh doanh, mở rộng dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Người cao tuổi trong Thành phố chiếm tỉ lệ 10% dân số. Với phương châm

Sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và cho xã hội, Hội Người cao tuổi

Thành phố luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát huy tài năng trí tuệ, phẩm chất, kinh nghiệm, vốn sống, làm nòng cốt trong các cuộc vận động ở khu dân cư, làm trụ cột tinh thần trong gia đình, dòng họ, chung tay cùng cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân triển khai các nhiệm vụ từ cơ sở, tạo đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân.

Các tín đồ tôn giáo chiếm 10,41% dân số, là lực lượng luôn gắn bó đồng hành với sự phát triển đi lên của Thành phố, thường xuyên nêu cao truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất. Là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân, các tín đồ tôn giáo luôn tin tưởng vào chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phát động, tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo, phòng chống tệ nạn xã hội...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tất cả những lực lượng xã hội trên đây đều đóng vai trò tích cực giúp cho công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, thành phố Hạ Long cũng là nơi tập trung nhiều thành phần dân tộc, đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo; tập trung nhiều đầu mối quan hệ về kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh... Thực tế đó đòi hỏi Ban Chỉ đạo công cuộc xây dựng đời sống văn hóa các cấp, từ Thành phố đến cơ sở phải luôn chủ động, sáng tạo trong phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện theo hướng phát huy mặt tốt, tập quán tốt của từng cộng đồng, dung hòa những biểu hiện khác nhau của người dân ở các khu dân cư.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế từ cơ sở đến thành phố được đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy, Trung tâm Y tế Thành phố được đầu tư xây mới và mua sắm trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Từ năm 2005, tất cả các trạm y tế phường, xã trên địa bàn Thành phố đều có bác sĩ. Các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả, không để xảy ra các dịch bệnh lớn. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. 100% trẻ em dưới 12 tháng tuổi được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm; trẻ em dưới 6 tuổi thường xuyên được theo dõi việc khám, chữa bệnh; chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi được duy trì có nền nếp. Tỉ suất sinh bình quân hằng năm trong thời gian 2001 - 2013 giảm 0,015%, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm 10%.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Hệ thống truyền hình, truyền thanh được củng cố, đáp ứng nhu cẩu đời sống tinh thần hoạt ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Phong trào thể dục thể thao ở các cấp, các ngành và trong nhân dân ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử, như Cung Văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiếu nhi, Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn, chùa Long Tiên, quần thể di tích lịch sử núi Bài Thơ, tượng đài đồng chí Vũ Văn Hiếu..., được xây dựng, tôn tạo và nâng cấp. Công tác quản lí nhà nước về văn hóa, ngăn ngừa văn hóa phẩm độc hại, chống các hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh gắn với xây dựng khu phố văn hóa được tăng cường một bước. Nhiều sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao quan trọng đã được tổ chức trên địa bàn Thành phố với sự phối hợp của các ban ngành Trung ương và Tỉnh như: Năm du lịch Hạ Long 2003, Kỉ niệm 40 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh, 10 năm thành lập thành phố Hạ Long, Hội nghị APPF-13, liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 24...Các hoạt động này đã góp phần quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của Thành phố.

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được đẩy mạnh, phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện tốt các chính sách xã hội cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước, những hộ thuộc diện nghèo... Thành phố đã trợ cấp thường xuyên cho 3.519 đối tượng người có công với cách mạng bằng nguồn ngân sách trị giá gần 46 tỉ đồng/năm (2013). Hằng năm, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài Thành phố tích cực đóng góp vào các nguồn quỹ khác nhau nhằm kịp thời hỗ trợ các gia đình thuộc diện chính sách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Chương trình xóa đói giảm nghèo được chỉ đạo và thực hiện có kết quả bước đầu. Số hộ nghèo trên toàn Thành phố năm 2000 còn 3%, số hộ đói còn 0,35%, riêng diện chính sách không còn hộ đói. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể đã thực hiện chính sách đối với người có công, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, sửa chữa nhà cửa... được tiến hành tiến hành thường xuyên, đúng đối tượng. Từ năm 2004, với việc thực hiện chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, 100% số nhà dột nát trên địa bàn Thành phố đã được nâng cấp. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Nhiều chương trình thiết thực giúp các hộ nghèo thoát nghèo đã thu được kết quả. Năm 2012, Thành phố đã giảm được 178 hộ nghèo (đạt 132% kế hoạch), đưa số hộ nghèo trên địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuống còn 359 hộ, cận nghèo là 328 hộ (so với năm 2000 là 1.114 hộ). Hằng năm, Thành phố giải quyết việc làm cho từ 300 đến 3.500 lao động; riêng năm 2012 giải quyết được việc làm cho 5.600 lao động [66, tr. 7].

Công tác an ninh - quốc phòng luôn được quan tâm chỉ đạo tập trung, thường xuyên phát huy được sức mạnh của các cấp, các ngành trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự chung của Thành phố, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã luôn coi trọng công tác xây dựng lực lượng thường xuyên, tại chỗ, giải quyết kịp thời mọi tình huống phức tạp, không để phát sinh “điểm nóng”. Công tác bảo vệ an ninh Quốc gia, đấu tranh chống tội phạm, chống ma túy và các tiêu cực xã hội khác được coi trọng. Nhằm duy trì ổn định an ninh trật tự xã hội, lực lượng Công an Thành phố tập trung trấn áp tội phạm, tăng cường công tác quản lí hành chính về trật tự xã hội; triển khai có hiệu quả các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông. Lực lượng an ninh cơ sở, các mô hình tổ dân phố, khu phố tự quản về an ninh trật tự được củng cố và duy trì. Công tác quốc phòng không ngừng được tăng cường. Việc giáo dục tuyên truyền quốc phòng toàn dân được đẩy mạnh nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng, nhận rõ âm mưu “diễn biến

hòa bình” của các thế lực thù địch. Chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu

thường xuyên được duy trì, Cùng với việc xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững chắc, hằng năm, Thành phố đều hoàn thành 100% chỉ tiêu động viên tuyển quân... Với những biện pháp tích cực đó, Hạ Long được đánh giá là địa bàn không có các tụ điểm phức tạp và tội phạm nguy hiểm có tổ chức. Tình hình an ninh - quốc phòng của Thành phố luôn được giữ vững

Bên cạnh những thành tích đạt được, tình hình xã hội của thành phố Hạ Long vẫn còn nhiều hạn chế. Tệ nạn xã hội, đặc biệt là buôn bán, nghiện hút ma túy, mại dâm vẫn còn diễn biến phức tạp. Hiện tượng “cò mồi” ép khách ở các khu du lịch vẫn chưa được ngăn chặn. Đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, khoảng cách về mức sống với khu trung tâm ngày càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lớn. Công tác chỉ đạo chống các tệ nạn xã hội, như tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại... chưa đạt hiệu quả cao. Một số vụ việc xử lí chưa kịp thời, còn có sai sót, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận; cá biệt có nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, gây tác động xấu đến công tác tư tưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.

Những hạn chế, thách thức trên từng bước được tháo gỡ, giải quyết trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2013, đặc biệt việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở giai đoạn sau đã góp phần không nhỏ đến việc giải quyết những bất cập trong các vấn đề xã hội trên.

Tiểu kết chƣơng 1

Hạ Long là một thành phố trực thuộc, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Trải qua nhiều lần tách, nhập với tên gọi khác nhau, đến năm 1993, thành phố Hạ Long được thành lập trên cơ sở diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai.

Thành phố Hạ Long được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều lợi thế: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên biển và than đá. Hạ Long còn có Vịnh Hạ Long xinh đẹp, được công nhận là Di sản thiên nhiên

thế giới và là 1 trong 7 kì quan thế giới mới. Đây chính là những ưu thế giúp

cho Hạ Long có điều kiện phát triển nền kinh tế khá đa dạng.

Những thành tựu về kinh tế, xã hội trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1993) đã tạo tiền đề cho thành phố Hạ Long tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Dù còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, nhưng những thành tựu kinh tế, xã hội trong thời kì từ nửa sau thập kỉ 80 trở đi, nhất là từ khi bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là những điều kiện quan trọng giúp cho công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long đạt được kết quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2013)

2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng về việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ

2.1.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Văn hóa là một phạm trù xã hội rộng lớn, gắn liền với đời sống con người, do con người tạo ra và phục vụ cuộc sống của con người.

Theo nghĩa rộng, “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của

mình” [53, tr. 10]. Văn hóa mang tính chân, thiện, mĩ, phục vụ cho sự sinh

tồn và phát triển của con người và xã hội loài người.

Văn hoá đóng vai trò cốt lõi trong giáo dục con người và hoàn thiện xã hội. Nhờ có văn hoá, con người có thể được truyền đạt những tri thức và kinh nghiệm sống, những chuẩn mực giá trị của nhân loại cho cá nhân và cộng đồng. Trải qua quá trình lịch sử, những tri thức, những kinh nghiệm được đúc kết thành những chuẩn mực, giá trị như đạo đức, pháp luật…, một phần được hun đúc thành phong tục, tập quán, lễ nghi và được chuyển tải trong ngôn ngữ thẩm thấu vào đời sống xã hội.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), quan điểm của Đảng ta vừa có sự kế thừa, vừa có những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá. Kế thừa truyền thống văn hoá của

Một phần của tài liệu Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013) (Trang 30)