6. Bố cục của Luận văn
2.2.1. Sự vận dụng của địa phương
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ năm 1996 đến năm 2013, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện cuộc vận động. Ngày 28/3/1996, Uỷ ban Nhân dân và Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh kí kết Nghị quyết liên tịch số 666/NQ-LT về tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Năm 2001, thực hiện chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về thống nhất tên gọi mới là cuộc vận động Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp
với Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động do Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban và Chủ tịch MTTQ tỉnh làm Phó Trưởng ban.
Sau khi có Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phối hợp với MTTQ đẩy mạnh cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, ngày 31/10/2002, Ban Thưòng vụ Tỉnh
uỷ ra Chỉ thị số 22-CT/TU về việc thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, ngày 18/9/1998, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long xây dựng Kế hoạch số 05-KH/TU về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII Về việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày 5/10/1998, Ủy ban Nhân dân Thành phố xây dựng Chương trình hành động số 1354/CTHĐ-UB để triển khai thực hiện Nghị quyết. Ngày 14/9/2004, Thành ủy Hạ Long xây dựng Chương trình hành động số 45-CT/TU về thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) Về tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Ngày 9/2/2006, Thành ủy ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU về đẩy
mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Ngày 12/6/2006, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 05/CT-TU về việc xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, khu, làng, thôn trên địa bàn thành phố Hạ Long. Ủy ban Nhân dân Thành phố phối hợp với UBMT Tổ quố
ựng đờ ; x đ
, thông tin...
Tất cả những văn kiện trên là phương hướng chỉ đạo công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long.
2.2.2. Quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long
Ngay sau khi có Nghị quyết liên tịch số 666/NQ-LT ngày 28/3/1996 của UBND tỉnh và Uỷ ban MTTQ tỉnh về tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động
Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, UBND, UBMTTQ
thành phố Hạ Long đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện; thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động, do đồng chí Chủ tịch UBMTTQ Thành phố làm Trưởng ban; đồng thời chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năm 2001, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thống nhất tên gọi mới là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hạ Long phối hợp với Ủy ban
Nhân dân Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban và Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố làm Phó Trưởng ban.
Năm 2013, theo Công văn số 751/QĐ-UBND ngày 25/3/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa trên cơ sở hợp nhất phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư, UBND thành phố Hạ Long quyết định thành lập Ban
Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban; các đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố và Trưởng phòng VHTT Thành phố làm Phó Trưởng ban. Các đồng chí Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch các hội: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Người cao tuổi, Khuyến học Thành phố, Trưởng Công an Thành phố, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Thành phố, Trưởng các phòng Nội Vụ, Kinh tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, GD&ĐT, Y tế... là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa khu dân cư có nhiệm vụ cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của tỉnh, xây dựng
kế hoạch, chương trình thực hiện cuộc vận động trên phạm vi toàn Thành phố. Ban Chỉ đạo chủ động tham mưu cho Thành phố đề ra chủ trương, giải pháp nhằm phát huy mọi nguồn lực, tập hợp mọi lực lượng để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng cuộc vận động; thường xuyên đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm những vấn đề chưa làm tốt, đồng thời phát huy, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới nhằm nâng cao chất lượng của cuộc vận động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cùng với việc thành lập Ban Chỉ đạo, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh nhằm giúp nhân dân hiểu được nội dung và ý nghĩa của cuộc vận động. Các loại băng rôn, cờ; các tấm pano cỡ lớn với nội dung tuyên truyền công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, các khẩu hiệu “Người Hạ Long
nói lời hay, cử chỉ đẹp”, “Hạ Long - thành phố du lịch không khói thuốc”…
được treo tại các điểm trung tâm, các đầu mối giao thông quan trọng trên địa bàn Thành phố. Các khu phố đều dựng cổng chào có gắn khẩu hiệu về xây dựng “Khu phố văn hóa”. Đài Truyền thanh - Truyền hình Thành phố tích cực xây dựng những chuyên mục, chương trình với hằng trăm tin, bài nhằm tuyên truyền, phản ánh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng con người Hạ Long, văn hóa Hạ Long. Đồng thời, phát động trong quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh với các tệ nạn xã hội, các biểu hiện về đạo đức, lối sống thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến công tác định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người mới. Các tổ chức đoàn thể là những thành viên tích cực hoạt động trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều buổi tọa đàm, xây dựng các câu lạc bộ để tuyên truyền, giáo dục Pháp luật; tổ chức các buổi ra quân tình nguyện vì môi trường... Hội Phụ nữ tổ chức các buổi tọa đàm, tuyên truyền trực tiếp tại các khu dân cư về việc xây dựng gia đình văn hóa, chống bạo lực gia đình. Hội Phụ nữ phối hợp với Hội Kế hoạch hóa gia đình đẩy mạnh tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, vận động các gia đình không sinh con thứ 3...
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo, công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai thực hiện đồng bộ. Cuộc vận động Ngày
vì người nghèo là một biện pháp cơ bản để xây dựng đời sống kinh tế ổn định
và phát triển, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do độc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tưởng cốt lõi trong hệ thống giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, mang đậm tính nhân văn. Đến năm 2000, thành phố Hạ Long vẫn còn 3% số hộ dân cư thuộc diện hộ nghèo. Chính vì vậy, bên cạnh chương trình xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc được phát huy thông qua cuộc vận động Ngày vì người nghèo.
Ban Vận động Ngày vì người nghèo được thành lập, do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố làm Trưởng ban; Lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố làm Phó Trưởng ban; Chủ tịch các tổ chức: Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Giám đốc Đài Truyền thanh - Truyền hình, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Hạ Long là Ủy viên Ban Vận động. Các phường cũng thành lập Ban Vận động do đồng chí Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường làm Trưởng ban.
Ban Vận động đã xây dựng kế hoạch với các nội dung cụ thể; nêu rõ quy định đối tượng được hưởng nguồn quỹ và mục đích sử dụng, bao gồm: Trợ giúp tiền mua vật tư nông nghiệp như: giống, cây con, vật nuôi; Trợ giúp xây dựng mới nhà ở cho hộ nghèo 40 triệu đồng/hộ; Trợ giúp sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo tối đa 20 triệu đồng/hộ; Trợ giúp xây mới nhà ở cho hộ cận nghèo không quá 50% xây mới của hộ nghèo; Trợ giúp sửa chữa nhà ở cho hộ cận nghèo không quá 50% sửa chữa của hộ nghèo; Chi ốm đau dài hạn: tối đa 10 triệu, tùy theo điều kiện, mức độ; Trợ cấp đột xuất, mức chi 15kg gạo/1 khẩu hỗ trợ tối đa không quá 3 tháng; Hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo về học bổng, sách vở, đồ dùng học tập: 20 triệu đồng. Nguồn quỹ được sử dụng công khai, minh bạch, dân chủ và có hạch toán theo quy định quản lí tài chính.
Để cuộc vận động Ngày vì người nghèo được triển khai sâu, rộng và hiệu quả, Ban Vận động đã huy động mọi tổ chức đoàn thể tích cực tham gia cuộc vận động. Liên đoàn Lao động Thành phố làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động đoàn viên Công đoàn đang công tác tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong thành phố tích cực hưởng ứng, đóng góp xây dựng quỹ. Bộ Chỉ huy quân sự và Công an Thành phố tổ chức vận động cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia ủng hộ Quỹ, ủng hộ ngày công giúp đỡ các hộ nghèo trong phát triển sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, v.v... Liên minh các hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trực tiếp vận động các doanh nghiệp tư nhân, Công ti cổ phẩn, Công ti trách nhiệm hữu hạn của tư nhân trên địa bàn thành phố. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố vận động các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chỉ đạo Hội Phụ nữ cấp phường tuyên truyền ủng hộ Quỹ vì người nghèo, trực tiếp vận động tiểu thương ở các chợ, các hộ kinh doanh. Thành đoàn vận động trong học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các thành viên của Hội doanh nghiệp trẻ đóng góp xây dựng quỹ. Các Phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc Thành phố vận động cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện ủng hộ 1 ngày lương để góp phần xây dựng Quỹ vì người nghèo.
Cuộc vận động Ngày vì người nghèo được triển khai có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Cuộc vận động bao hàm ý nghĩa chính trị xã hội, nhân văn sâu sắc; khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xã hội cùng chung tay, góp sức chăm lo cho người nghèo. Nhiều hộ nghèo đã từng bước thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn hỗ trợ ban đầu từ Quỹ Vì người nghèo. Bên cạnh ý nghĩa về vật chất, cuộc vận động còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn. Cuộc vận động đã mang đến niềm vui cho hàng nghìn hộ nghèo và niềm tin cho các tầng lớp nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cùng với cuộc vận động Ngày vì người nghèo, phong trào xây dựng Gia
đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa cũng được phát động, thu hút đông đảo mọi
tầng lớp nhân dân tham gia. Đây là một trong những phong trào điển hình của thành phố Hạ Long nhằm đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định với sự hình thành và phát triển của xã hội, đồng thời văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Gia đình văn hóa, Khu dân
cư văn hóa vừa là biểu hiện, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đời sống
văn hóa khu dân cư.
Từ bao đời nay, người Việt luôn chú trọng xây dựng gia đình với nền nếp gia phong và nhiều giá trị đạo đức, nhân văn tốt đẹp. Tuy vậy, trong xã hội hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó, tình trạng li hôn, li thân, sống thử không đăng kí kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Hạ Long là thành phố có nền kinh tế phát triển, là nơi giao thoa, hội nhập kinh tế, văn hóa khá mạnh mẽ nên nguy cơ suy thoái các giá trị đạo đức, nhân văn của gia đình càng lớn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa gia đình chính là gốc rễ trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban MTTQ Thành phố đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và nhân rộng các Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa, Phường văn hóa.
Để việc xây dựng Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa có hiệu quả, đi vào thực chất, Thành phố đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về tiêu chí cụ thể trong quá trình xét công nhận Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa, tránh tình trạng đánh giá ồ ạt, chạy theo thành tích.
Gia đình văn hóa được xem xét, đánh giá theo các tiêu chí: 1- Gương
mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; 2- Gia đình hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3- Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các tiêu chí bao trùm cả những gía trị đạo đức truyền thống của dân