Một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 59 - 71)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác

a. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

Bảng 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

Các yếu tố ảnh hưởng Tỉ lệ (%) Thứ hạng a. Tâm lý của trẻ 49.4 1 b. Giáo viên 27.3 3 c. Đồ dùng, đồ chơi 35.1 2 d. Diện tích lớp học 22.1 4 0 10 20 30 40 50 60 a. Xây dựng môi

trường thân thiện b. Giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi

c. Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng

hợp tác

d. Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau

e. Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong

phú

f. Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột

58

e. Chương trình giảng dạy 20.8 5

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ theo GV nhận định là tâm lý của trẻ với 49,4%. Sau đó là yếu tố đồ dùng, đồ chơi chiếm tỷ lệ 35,1%. Ở cả hai yếu tố này GV cho rằng ảnh hưởng lớn đến chất lượng trò chơi, một phần là do trẻ còn ít vốn sống, kinh nghiệm nên khi chơi trẻ thích chơi những vai mà mình thực hiện tốt vì không muốn bị bạn chê cười là không biết cách chơi, một phần nữa là do số lượng đồ dùng, đồ chơi của trường lớp còn hạn chế làm cho trẻ không bộc lộ hết được kỹ năng hợp tác của mình. Đối với việc chọn đồ dùng đồ chơi, tùy vào từng trò chơi mà trẻ lựa chọn những đồ dùng đồ chơi cần thiết. Đối với nhóm chơi có sự hợp tác tích cực, trẻ sẽ tự tìm kiếm theo vai đã được phân công. Ví dụ, trong trò chơi “bán hàng”, người bán phải chuẩn bị bàn ghế, các món hàng bày bán của cửa hàng của mình, cách chào hàng để khách vào mua. Còn người mua thì phải biết chuẩn bị giỏ, tiền và định mua những món hàng nào... dù đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ song trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã biết dựa vào thực tế đồ chơi ở trường để khắc phục hạn chế trên. Tuy nhiên, trẻ còn phụ thuộc nhiều vào sự gợi ý của giáo viên khi không kiếm được thứ cần tìm.

Kế đến là yếu tố GV với tỷ lệ 27,3%. Theo nhận định của GV về vấn đề này thì chỉ một bộ phận nhỏ các GV trong quá trình tổ chức chơi còn chưa quan tâm đến kỹ năng hợp tác của trẻ vì nghĩ rằng trẻ của mình có kỹ năng này rồi nên không cần quan sát, theo dõi nữa. Chiếm tỷ lệ thấp hơn là các yếu tố diện tích lớp học và chương trình giảng dạy là 22,1% và 20,8%. GV mầm non cho biết diện tích lớp học ít ảnh hưởng đến kỹ năng hợp tác của trẻ vì trong quá trình chơi trẻ thích sự ồn ào, đông vui và không bị diện tích lớp học chi phối, cũng như chương trình giảng dạy bây giờ thoáng hơn trước nên việc lên kế hoạch và tổ chức chơi được GV lựa chọn, sắp xếp cho phù hợp với trẻ của lớp mình do đó áp lực công việc bớt đi rất nhiều. Điều này cho thấy, các GV mầm non cần được sự giúp đỡ tạo điều kiện hơn nữa trong việc giảm áp lực

59

trong việc giảng dạy để có thời gian quan sát, tổ chức lên kế hoạch nhằm phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi nói chung và TCĐVTCĐ nói riêng.

Bảng 2.6: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể đến thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

Nội dung Tỉ lệ (%)

a. Thói quen của giáo viên 37.7 b. Kinh nghiệm sống của trẻ 68.8

c. Số lượng trò chơi 26.0

d. Không gian để trẻ chơi 31.2

Kết quả từ bảng 2.6 cho thấy các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ khá rõ: có 68.8% giáo viên cho rằng yếu tố kinh nghiệm sống của giáo viên; 37.7% do yếu tố kinh nghiệm sống của trẻ; 26,0% do số lượng trò chơi; 31,2% do không gian để trẻ chơi ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ.

Qua số liệu cho thấy kinh nghiệm sống của trẻ là một trong những yếu tố cụ thể ảnh hưởng lớn nhất đến kỹ năng hợp tác của trẻ kế đến là thói quen của GV; không gian để trẻ chơi và cuối cùng là số lượng trò chơi. Kết quả nguyên nhân của thực trạng này được phân tích đã giúp chúng tôi phát hiện ra những yếu tố làm ảnh hưởng đến kỹ năng hợp tác của trẻ để từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý cho đề tài như: xây dựng môi trường thân thiện trong lớp giữa GV với trẻ và các trẻ với nhau; giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi trò chơi ĐVTCĐ; tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng hợp tác.

b. Phân tích các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng hợp tác

60 b.1. Về phía giáo viên:

b.1.1. Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức TCĐVTCĐ

Bảng 2.7: Những khó khăn của GV khi tổ chức TCĐVTCĐ

Nội dung T(%) ỉ lệ

Chương trình giảng dạy nặng tạo áp lực cho giáo viên trong công

tác tổ chức hoạt động 42.9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế 6.5 Giáo viên chưa thật sự khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ 18.2 Số trẻ trong lớp quá đông 51.9 Trẻ còn ít vốn sống và đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, thiếu thốn 44.2 Trẻ có thói quen làm theo yêu cầu của cô 18.2 Sau khi tổng hợp thông tin, có thể phân tích kết quả như sau: Có đến 51,9% GVMN cho rằng số trẻ trong lớp quá đông là khó khăn mà họ đang gặp phải. Chúng ta dễ nhận thấy đây là vấn đề chung của hầu hết các trường MN trên thành phố đang gặp phải. Khó khăn về vốn sống của trẻ, đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn, thiếu thốn được các GV đánh giá với tỷ lệ khá cao 44,2%, kế đến là chương trình giảng dạy nặng tạo áp lực cho giáo viên trong công tác tổ chức chiếm tỷ lệ thấp hơn 42,9%. Ở khó khăn này có thể thấy không có sự đồng nhất giữa các câu trả lời của GV. Khi tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy chương trình hiện nay ở bậc học mầm non đã giảm tải nhiều, nếu GV cảm thấy áp lực là do chưa linh hoạt trong việc sắp xếp tổ chức và lên kế hoạch giảng dạy của mình. Cuối cùng là hai khó khăn với tỷ lệ như nhau là: Giáo viên chưa thật sự khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ và Trẻ có thói quen làm theo yêu cầu của cô chiếm tỷ lệ 18,2%. Qua đây cho thấy GVMN đã rất chú ý đến phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ bằng việc tạo mọi cơ hội để trẻ thể hiện ý tưởng của mình, không bắt trẻ phải làm theo yêu cầu của cô và luôn quan sát, kịp thời động viên, khuyến khích trẻ trong quá trình chơi giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi thể hiện mình trước cô và các bạn, đồng thời qua khảo sát thực trạng GVMN cũng mong muốn

61

được nhà trường hỗ trợ hơn nữa về trang thiết bị, dụng cụ học tập, đồ dùng trực quan cho lớp học.

Dù rằng khó khăn này là khó khăn tồn tại dài lâu nhưng rõ ràng thì không phải chỉ bằng lòng nhiệt huyết, yêu nghề của giáo viên mầm non hay sự quan tâm của ban giám hiệu các trường mầm non thì những khó khăn này được khắc phục mà cần lắm những chính sách đầu tư thích đáng cho ngành giáo dục mầm non từ các Ban, ngành có liên quan.

b.1.2. Nhận thức của giáo viên về kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

Bảng 2.8: Nhận thức của giáo viên về khái niệm kỹ năng hợp tác

Khái niệm kỹ năng hợp tác Tỉ lệ (%)

a. Sự kết hợp tự nguyện giữa hai đối tượng 15.6 b. Do một nhóm trẻ hội ý cùng nhau để chơi tốt hơn 51.9 c. Khả năng giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra

trong cuộc sống 19.5

d. Khả năng tương tác thực hiện hiệu quả một công việc dựa

trên kinh nghiệm và tri thức đã có nhằm đạt mục đích chung 26.0

Kết quả từ bảng 2.8 cho thấy sự nhận thức của giáo viên về kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề được nhấn mạnh ở nội dung do một nhóm trẻ hội ý cùng nhau để chơi tốt hơn (51.9%). Các nội dung khác được đánh giá với tỉ lệ như sau: khả năng tương tác thực hiện hiệu quả một công việc dựa trên kinh nghiệm và tri thức đã có nhằm đạt mục đích chung (26.0%); khả năng giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống (19.5%); sự kết hợp tự nguyện giữa hai đối tượng (15.6%). Trong khi đó nội dung khả năng tương tác thực hiện hiệu quả một công việc dựa trên kinh nghiệm và tri thức đã có nhằm đạt mục đích chung được xem là nội dung phản ánh đầu đủ và đúng bản chất về kỹ năng hợp tác của trẻ

62

mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Thế nhưng nội dung này cũng chỉ có 26.0% giáo viên lựa chọn. Với con số này, có thể kết luận rằng việc nhận thức về kỹ năng hợp tác của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là chưa thực sự sâu sắc và phản ánh đúng bản chất của nó. Điều này cần được giải quyết một cách bài bản và triệt để bởi vì đây sẽ là cơ sở và nền tảng để phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại các trường mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

b.1.3. Cách thức tổ chức TCĐVTCĐ của giáo viên

Bảng 2.9: Cách thức tổ chức TCĐVTCĐ của giáo viên

Nội dung T(%) ỉ lệ

a. Trẻ thỏa thuận cùng nhau về công việc được giao 35.1 b. Trẻ tích cực, chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm

chơi 44.2

c. Trẻ phối hợp hành động chơi với bạn để thực hiện các trò

chơi 31.2

d. Trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng với các bạn cùng chơi 40.3 e. Trẻ có thái độ phù hợp trong khi chơi với các bạn cùng

nhóm 20.8

f. Trẻ có khả năng giải quyết xung đột trong khi chơi để thực

hiện công việc chung 20.8

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.9 đã chỉ ra rằng các biểu hiện của kỹ năng hợp tác ở trẻ mẫu giáo được giáo viên nhận thức chưa thực sự tốt. Ba biểu hiện của kỹ năng hợp tác được giáo viên đánh giá nổi bật nhất đó là: trẻ tích cực, chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi (44.2%); trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng với bạn

63

cùng chơi (40.3%) và trẻ thỏa thuận cùng nhau về công việc được giao (35.1%). Dù được đánh giá với tỉ lệ phần trăm cao nhất trong sáu biểu hiện đưa ra thế nhưng các tỉ lệ trên cũng không vượt qua ngưỡng 50.0%. Các biểu hiện còn lại được giáo viên đánh giá như sau: Trẻ phối hợp hành động chơi với các bạn để thực hiện các trò chơi (31.2%); trẻ có thái độ phù hợp trong khi chơi với các bạn cùng nhóm (20.8%); trẻ có khả năng giải quyết xung đột trong khi chơi để thực hiện công việc chung (20.8%). Với kết quả này, có thể nhận định rằng sự nhận thức các biểu hiện về kỹ năng hợp tác ở trẻ mẫu giáo của giáo viên chưa đạt tới sự mong đợi. Sự nhận thức này còn nhiều thiếu sót, chưa toàn diện và thậm chí là chưa sâu sắc... Thiết nghĩ sự nhận thức về các biểu hiện của kỹ năng hợp tác ở trẻ mẫu giáo cần được nâng cao hơn nữa trong đội ngũ giáo viên để góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại các trường mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Điều này cần được giải quyết cả trên bình diện công tác bồi dưỡng và đào tạo.

b.2.Về phía trẻ

b.2.1. Kỹ năng chơi ĐVTCĐ của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Kỹ năng chơi của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Nội dung Tỉ lệ (%)

a. Chưa biết phối hợp chơi cùng bạn 18.2 b. Vai chơi chưa linh hoạt 36.4 c. Sáng kiến trong tổ chức trò chơi 45.5 d. Tự giác bảo nhau cất dọn đồ chơi nhanh, gọn, đúng nơi

quy định 18.2

Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy, sáng kiến trong tổ chức trò chơi của trẻ MG 5-6 tuổi được GVMN cho là yếu nhất ở trẻ với tỷ lệ 45,5%. Đây là một trong những kỹ năng hợp tác quan trọng để giúp trò chơi trở lên hấp dẫn hơn, thu hút hơn đồng thời cũng là biểu hiện để đánh giá kỹ năng hợp tác của trẻ.

64

Một điểm yếu nữa thường gặp ở trẻ đó là vai chơi chưa linh hoạt vơi tỷ lệ 36.4%. Theo thực tế quan sát, trẻ chưa biết thương lượng trong khi chơi nên dẫn đến việc vai chơi chưa linh hoạt. Trẻ thường có xu hướng chơi một vai tốt thì ngày mai lại chơi lại vai đó và không chịu nhường cho bạn hoặc không cho những bạn muốn đóng vai đó vào nhóm chơi. Khi được hỏi “sao con không cho bạn đóng vai đó” trẻ thường trả lời rằng bạn đó đóng vai không được, không hay bằng con hoặc bạn đó hôm trước chơi ở góc khác mà.

Chưa biết phối hợp chơi cùng bạn và tự giác bảo nhau cất dọn đồ chơi nhanh, gọn, đúng nơi quy định được GVmầm non nhận định là hai điểm yếu cuối cùng với tỷ lệ đều là 18,2%. Khi được hỏi GV đưa ra những lý do giải thích rất chung chung và chưa thỏa đáng cho điểm yếu này của trẻ. Thu dọn đồ chơi là bước cuối cùng của trò chơi, thông qua việc thu dọn đồ chơi phần nào có thể đánh giá được kỹ năng hợp tác của trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ chưa có ý thức tự giác trong việc thu dọn đồ chơi, qua quan sát thì hầu hết trẻ khi nghe cô nói hết giờ thì đứng dậy bỏ đi không chịu thu dọn đồ chơi, nếu có thì do cô nhắc nhở trẻ mới thu dọn đồ chơi. Qua trao đổi với giáo viên, phần lớn trẻ đều là con một của gia đình vì thế được nuông chiều và có người làm giúp nên trẻ có tính ỷ lại, thích thì làm không thích thì thôi... Dù lý do mà GV đưa ra chưa thật thỏa đáng và hợp lý nhưng đây sẽ là nguồn thông tin giúp chúng tôi tin tưởng vào tính khả thi của biện pháp mà chúng tôi đưa ra.

Có thể thấy, chơi là cách học đầu tiên của trẻ vì thế sự can thiệp của giáo viên trong quá trình trẻ chơi của trẻ đúng mức là việc rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Có thể nhận thấy rằng, dưới tác động của giáo viên trẻ dễ dàng hòa nhập với các bạn, tạo được mối quan hệ với các bạn cùng lớp, giúp trẻ học được cách trao đổi, thỏa thuận với người khác. Ngoài ra, có thể đánh giá những gì trẻ làm được trong quá trình chơi như không tranh giành đồ chơi, biết thu dọn đồ chơi, biết giúp đỡ bạn trong quá trình chơi, chơi vui vẻ hòa đồng với bạn, biết lắng nghe, biết đưa ra ý kiến..điều đó

65

giúp trẻ phát triển kỹ năng hợp tác của mình trong TCĐVTCĐ nói riêng và trò chơi nói chung.

b.2.2. Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Trên cơ sở phiếu thăm dò và qua trao đổi trực tiếp với giáo viên về biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ trong TCĐVTCĐ, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11: Đánh giá của GV về biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ Nội dung Thứ tự ưu tiên ĐTB Thứ hạng 1 2 3 4 5

a. Vốn biểu tượng về cuộc sống xung quanh còn hạn chế

29.9 14.3 6.5 26.0 23.4 2.99 3

b. Chưa biết điều khiển trò

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 59 - 71)