Kỹ năng hợp tác của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 35 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Kỹ năng hợp tác của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

1.2.2.1. Kỹ năng và kỹ năng hợp tác trong TCĐVTCĐ

a. Định nghĩa về kỹ năng

Hiện nay, trong Tâm lý học và Lý luận dạy học khi nghiên cứu về kỹ năng có hai quan điểm

- Quan điểm 1: xem kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác. Đại diện cho quan điểm này có các tác giả: V.A. Kruchetxki, N.D. Levitovxam, Trần Trọng Thủy, Hà Nhật Thăng…

Tác giả V.A. Kruchetxki cho rằng: “kỹ năng là thực hiện một hành động hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn” [20,88].

Tác giả N.D. Levitov xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả hành động. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông nhấn mạnh, muốn

34

hình thành kỹ năng con người phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế [21].

Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [ 38, 65].

- Quan điểm 2: Coi kỹ năng nghiêng về mặt biểu hiện năng lực của con người

Các tác giả có cùng quan điểm này: Paul Herrey, Ken Blanc Hard, P.A. Rudich, Vũ Dũng, Nguyễn Thị Thúy Dung, Huỳnh Văn Sơn,…

Từ điển Tiếng Việt (1997) định nghĩa: “kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [31, 157].

Từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2008) định nghĩa: “kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng [10].

Tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung (2009) cho rằng: “kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con người thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách tiến hành đúng đắn kỹ thuật của hành động trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vốn có về hành động đó”.

Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2009) quan niệm “kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người” [28, 06].

Các quan điểm trên về hình thức diễn đạt tuy có vẻ khác nhau nhưng thực chất chúng không mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau. Sự khác nhau là ở chỗ mở rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng hành động trong các tình huống khác nhau. Từ những quan điểm trên, chúng tôi xác định:

35

“Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động, công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với

những điều kiện nhất định”.

b. Định nghĩa về kỹ năng hợp tác

* Định nghĩa về hợp tác

Theo dân gian hợp tác có nghĩa là cùng làm những việc chung.

Từ điển Tiếng Việt có nêu: “hợp tác là chung sức, giúp đỡ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm đạt mục đích chung” [330, 19].

Theo Từ điển Tâm lý học định nghĩa: “hợp tác là hai hoặc nhiều hơn hai bộ phận trong mọt nhóm làm việc cùng nhau theo một cách thức sao cho cùng nhau tạo ra một kết quả chung” [10, 356].

C. Mác định nghĩa: “hình thức lao động của nhiều người làm việc bên nhau và với

nhau trong cùng một quá trình sản xuất hay trong các quá trình sản xuất khác nhau, nhưng liền với nhau theo kế hoạch gọi là hợp tác” [39, 176].

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, việc tiếp thu khái niệm “ Hợp tác” của kinh tế học đã dẫn đến “tương tác xã hội” trong Tâm lý học. Nghĩa là: sự tác động qua lại ít nhất là của hai cá nhân trong một hoạt động bất kỳ nào đó thuộc một hoạt động trong cuộc sống diễn ra theo một hệ quy chiếu không gian, thời gian chung [19, 01] .

Như vậy có thể hiểu:“Hợp tác là quá trình tương tác xã hội trong đó con người chung sức, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong một công viêc, một lĩnh vực nào đó nhằm

đạt được mục đích chung”.

Từ khái niệm “Kỹ năng” và “Hợp tác” chúng tôi hiểu “Kỹ năng hợp tác” như sau:

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Kỹ năng hợp tác là khả năng tương tác cùng thực hiện có hiệu quả một hành

động, một công việc nào đó của con người dựa trên những tri thức và vốn kinh

nghiệm đã có trong điều kiện nhất định”.

1.2.2.2. Định nghĩa về kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

“Kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ là khả năng tương

tác cùng thực hiện có hiệu quả TCĐVTCĐ dựa trên những tri thức và vốn kinh

nghiệm đã có trong điều kiện nhất định”.

Như đã phân tích ở trên, kỹ năng hợp tác là yêu cầu cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng và qua đó tạo cơ hội để trẻ chơi, hợp tác cùng nhau cũng như trẻ tự tìm kiếm sự hoàn thiện của những mối quan hệ giữa con người với con người. Chơi là nhu cầu, là cuộc sống của trẻ, không phải ngẫu nhiên các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra rằng: Đối với trẻ nhỏ, chơi là nhu cầu của một cơ thể đang phát triển, là “trường học của cuộc sống”. Khi tham gia vào trò chơi trẻ được thỏa mãn nhu cầu làm người lớn, mang lại cho trẻ niềm vui, sự sảng khoái, phấn khởi… Rõ ràng trò chơi và đặc biệt là TCĐVTCĐ là một hình thức độc đáo của sự tiếp xúc giữa trẻ với cuộc sống của người lớn. Trong khi chơi trẻ tái tạo lại đời sống xã hội xung quanh và qua đó trẻ học làm người [32, 222].

1.2.2.3. Biểu hiện về kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Kỹ năng hợp tác được biểu hiện ra bên ngoài ở trẻ qua sự thỏa thuận cùng nhau về công việc được giao, tích cực chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi, cùng nhau chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm với các bạn cùng chơi, phối hợp hành động chơi với các bạn để thực hiện các trò chơi, có thái độ phù hợp trong khi chơi với các bạn cùng nhóm, có khả năng giải quyết xung đột trong khi chơi để thực hiện công việc chung.

Vào tuổi MG 3-4 tuổi tính độc lập của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ muốn khẳng định mình, muốn làm mọi việc như người lớn, trẻ nhận ra bản thân mình và tách

37

mình ra khỏi thế giới đồ vật xung quanh. Từ chỗ trẻ biết chơi cạnh bạn nhưng chưa có sự hợp tác đến sự xuất hiện hoạt động chung làm thay đổi mới quan hệ giữa các trẻ với nhau, đó là hoạt động vui chơi, đặc biệt là TCĐVTCĐ. Trong trò chơi này, lúc đầu chỉ là nhóm nhỏ (vài ba trẻ) hành động chơi hết sức tùy tiện, trẻ chưa nhập được vai chơi, chưa xác định được mình đóng vai gì, sự phối hợp hành động chơi với bạn còn lỏng lẻo mang tính cá nhân, chưa biết cách chia sẻ ý tưởng kinh nghiệm và giúpbạn cùng chơi, xung đột xảy ra thường xuyên chủ yếu là giành đồ chơi của bạn. Do đó các mối quan hệ chơi của trẻ dễ bị phá vỡ bởi sự thu hút của các nhóm chơi khác hoặc sự hấp dẫn của đồ chơi. Nhìn chung trẻ MG 3-4 tuổi bắt đầu hình thành kỹ năng hợp tác với bạn ở những biểu hiện đầu tiên nhưng ở mức độ thấp.

Ở trẻ MG 4-5 tuổi do vốn sống, vốn kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ đã phát triển hơn nên TCĐVTCĐ cũng theo đó mà phát triển mạnh, sự hợp tác của trẻ được thiết lập một cách rõ nét hơn trong TCĐVTCĐ. Các nhóm chơi nhỏ hình thành ở giai đoạn trước được củng cố bền vững hơn, số lượng trẻ trong mỗi nhóm đông hơn. Các thành viên tham gia vào trò chơi đã biết cùng nhau thỏa thuận bàn bạc về chủ đề, phân vai, tìm đồ chơi và trao đổi với nhau để sắp xếp đồ chơi cho phù hợp với hành động của mình cũng như nhóm chơi.

Mối quan hệ chơi của trẻ được thiết lập được dễ dàng hơn và sự phối hợp hành động khi chơi khá ăn ý với nhau, trẻ bắt đầu chú ý đến ý kiến của các bạn cùng chơi và sẵn sàng “hùa” theo ý kiến của số đông. Ở độ tuổi này, sự đánh giá của bạn bè trở lên đặc biệt quan trong đối với trẻ vì thế mỗi trẻ đều cố gắng tự kiềm chế những việc làm không được các bạn tán thành và cố gắng làm những việc tốt để được các bạn yêu mến và tín nhiệm. Mặc dù vậy trong khi chơi vẫn thường xảy ra xung đột, song các mối quan hệ đã bền vững hơn so với lứa tuổi trước. Cùng với sự hướng dẫn của giáo viên trẻ biết mở rộng mối quan hệ chơi, biết liên kết với các nhóm chơi khác.

Trẻ MG 5-6 tuổi, sự thỏa thuận chơi, thiết lập mối quan hệ chơi, vai chơi trở nên thành thục đối với trẻ. Sự phối hợp hành động chơi cũng trở nên nhịp nhàng hơn. Ở

38

độ tuổi này tính tự nguyện, tính độc lập và khả năng sáng tạo của trẻ trong khi chơi được thể hiện rõ nét hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đó. Khi phân vai trẻ không chỉ dựa trên quan hệ thiện cảm cá nhân mà còn dựa vào khả năng, phẩm chất của trẻ đó vì thế trò chơi càng thú vị hơn. Đồng thời trẻ biết cùng nhau lên kế hoạch cho trò chơi, biết thảo luận, bàn bạc về chủ đề chơi và phân vai chơi. Trẻ có thể nhường vai chơi cho bạn và đóng những vai mà trẻ không thích nhưng cần thiết cho trò chơi, trẻ biết điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của vai chơi và của nhóm chơi, khi xảy ra mâu thuẫn trẻ biết biết tìm cách giải quyết xung đột mà không cần người lớn can thiệp. Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu chú ý đến luật chơi, mà luật ở đây chỉ là những thỏa thuận giữa các trẻ với nhau, mang tính linh hoạt tùy theo nhóm chơi. Chẳng hạn, trò chơi “bán hàng” thì người mua hàng phải trả cho người bán, trò chơi “gia đình” thì bố mẹ phải biết chăm sóc con cái, con cái phải biết nghe lời bố mẹ… Biết xác định luật chơi và biết chơi theo luật cũng là điều kiện giúp duy trì trò chơi và thúc đẩy trẻ hợp tác cùng nhau.

Tóm lại, trẻ Mẫu giáo nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng đã có những biểu hiện về sự hợp tác mặc dù ở mỗi lứa tuổi được biểu hiện ở các mức độ khác nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì thế, nếu người lớn không quan tâm, tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động chung của tập thể với những nội dung, cách thức, phương pháp hấp dẫn thì sự hình thành và phát triển các kỹ năng hợp tác của trẻ sẽ bị hạn chế.

1.2.3. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 35 - 40)