Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 56 - 59)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-

Bảng 2.4: Tỉ lệ phần trăm các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Các biện pháp T(%) ỉ lệ

Thứ hạng

a. Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp giữa GV với trẻ và

các trẻ với nhau 36.4 5

b. Giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi trò chơi

ĐVTCĐ 44.2 2

c. Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng

hợp tác 33.8 6

d. Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng

nhau 41.6

4

e. Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú 59.7 1 f. Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột 42.9 3

Dựa trên số liệu bảng 2.4, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp: Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú (59,7%); Giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi trò chơi ĐVTCĐ (44,2%); Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột (42,9%) được GVMN sử dụng thường xuyên hơn cả. Theo đánh giá của GV thì đây là những biện pháp quen thuộc, phù hợp, thuận tiện và dễ sử dụng nhất.

Khi được phỏng vấn: Tại sao chị không thay đổi cách sử dụng các biện pháp chơi tích cực? Thì chúng tôi nhận được phần lớn là câu trả lời là những biện pháp đó họ sử dụng quen rồi, và các biện pháp đang sử dụng phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, nếu phải thay đổi các biện pháp tổ chức chơi một cách thường xuyên sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tìm tòi tài liệu thì không thể làm tốt.

55

Thông thường, việc tổ chức hoạt động vui chơi mà đặc biệt là TCĐVTCĐ được các giáo viên tổ chức khá thường xuyên vì chủ đề chơi là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt xung quanh trẻ được phản ánh trong trò chơi. Đó thường là các lĩnh vực gần gũi quen thuộc với trẻ và khi tìm hiểu sâu hơn về biện pháp xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú của các giáo viên thì kết quả thu được như sau: giáo viên thường chọn các chủ đề chơi như chủ đề gia đình, bệnh viện, bán hàng... Ngoài ra, giáo viên cũng tổ chức thêm các chủ đề khác như chủ đề trường tiểu học, cửa hàng uốn tóc, cấp dưỡng. Với các chủ đề gần gũi, quen thuộc như trên giáo viên xây dựng nội dung và xác định nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động và lập kế hoạch thực hiện rất dễ dàng, phù hợp, thuận tiện và dễ sử dụng nhất là điều dễ hiểu. Ở biện pháp theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột, qua khảo sát hoạt động vui chơi của trẻ MG 5-6 tuổi, có thể nhận thấy rằng mối quan hệ của trẻ với nhau không phải lúc nào cũng hòa thuận thân ái mà nhiều lúc xung đột cũng xảy ra giữa các trẻ với nhau ở nhiều nguyên nhân như không thống nhất cách chơi, điều kiện chơi, do giành vai chính, do tính cách nóng nảy... Nhưng với sự khéo léo của giáo viên thì những xung đột lại trở thành động lực tích cực cho sự hình thành và phát triển tính hợp tác cho trẻ và trong một số trường hợp mà chúng tôi quan sát được thì kết quả cuộc tranh cãi này lại bổ sung thêm vốn hiểu biết cho nhau một cách tự nhiên qua việc chấp nhận, phục tùng ý kiến của người khác.

Bên cạnh đó, một số biện pháp như: xây dựng môi trường thân thiện trong lớp giữa GV với trẻ và các trẻ với nhau (36,4%); Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng hợp tác (33,8%); Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau (41,6%) cũng có khá nhiều GV mầm non quan tâm sử dụng, tuy nhiên mức độ sử dụng thường xuyên chưa cao. Thực tế, đi dự giờ một số lớp, có thể khẳng định rằng trong quá trình tổ chức TCĐVTCĐ việc tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng hợp tác chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, nếu có thì cũng ở mức độ hời hợt. Ví dụ: ở góc gia đình, khi tổ chức sinh nhật cho búp bê, các bé nhận vai và chuẩn bị bàn tiệc rất chu đáo khi cô đến trao đổi với

56

trẻ: các con tổ chức sinh nhật à? Sinh nhật phải có bánh kem chứ, con qua góc nghệ thuật lấy bánh kem về tặng cho bạn đi, đi sinh nhật phải tặng quà nha con... ở đây thay vì giáo viên gợi ý cho trẻ khi sinh nhật cần chuẩn bị những gì để tặng búp bê, làm gì cho búp bê vui... và thông qua đó trẻ biết mở rộng, liên kết các nhóm chơi thì cô nói luôn với trẻ việc trẻ phải làm.

Nhìn trên bình diện chung, có duy nhất một biện pháp để sử dụng trên một phần hai mẫu nghiên cứu. Các biện pháp còn lại dao động từ 33.6% đến 44.2% ứng với hơn một phần ba mẫu gần đến một phần hai mẫu nghiên cứu sử dụng. Điều này cho thấy các biện pháp: Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp giữa GV với trẻ và các trẻ với nhau; Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo hướng hợp tác; Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau được sử dụng mang tính dàn trải nhưng có tập trung vào các biện pháp: xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú; Giúp trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi TCĐVTCĐ; Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột là chủ yếu. Điều đó đồng nghĩa với việc thực trạng sử dụng biện pháp để phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ là: GV mầm non thường lựa chọn và sử dụng những biện pháp nhằm truyền đạt nội dung kiến thức cho trẻ hơn là những biện pháp liên quan đến phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ. Khi tổ chức TCĐVTCĐ nếu trẻ gặp khó khăn, GV thường làm thay trẻ hoặc tỏ thái độ không hài lòng mà không chú ý đến việc gợi ý, tạo cơ hội để trẻ nói lên ý kiến và cho trẻ thời gian được cùng bạn thực hiện nhiệm vụ chung. Số liệu thống kê này giúp đề tài có thêm định hướng để lựa chọn những biện pháp phù hợp khi thực hiện việc phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng đã cho đề tài có cái nhìn đầy đủ, cân nhắc hơn khi xây dựng những biện pháp nhằm phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ sao cho thiết thực, hợp lý, dễ áp dụng mà vẫn đạt hiệu quả cao.

57

Biểu đồ 2.4: Các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

2.2.4. Một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 56 - 59)