Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 43)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Dựa vào cách hiểu trên, chúng tôi xác định khái niệm “Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ” trong phạm vi đề tài như sau:

“Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong

TCĐVTCĐ là cách thức tổ chức của giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ biết, hiểu và

hàng động hợp tác cùng nhau khi tham gia TCĐVTCĐ hiệu quả đến việc chơi

TCĐVTCĐ hiệu quả hơn cũng như phát triển toàn diện”.

Việc lựa chọn, thiết kế và triển khai các biện pháp tổ chức TCĐVTCĐ nhằm phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi phải tuân theo quy luật tổ chức của quá trình giáo dục. Điều đó có nghĩa là phải căn cứ vào mục đích, nội dung, các phương tiện giáo dục và đặc điểm phát triển của trẻ. Ở lứa tuổi này,

42

nhờ có các biện pháp tổ chức của cô mà trẻ lĩnh hội được những kỹ năng về sự hợp tác và vận dụng những hiểu biết đó vào trong các tình huống, các mối quan hệ khác nhau của trò chơi. Vì thế, để phát huy vai trò của TCĐVTCĐ trong việc phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi đòi hỏi cần phải tìm ra các biện pháp tổ chức TCĐVTCĐ thích hợp nhất.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Kỹ năng hợp tác là một trong những kỹ năng sống quan trọng của mỗi con người, nó giúp con người giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Vì thế, phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ là việc làm rất cần thiết mà các nhà giáo dục cần quan tâm để tạo tiền đề cho trẻ bước vào cuộc sống xã hội một cách vững vàng hơn.

Kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ là khả năng tương tác cùng thực hiện có hiệu quả một hành động, một công việc nào đó của con người dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định.

Đối với trẻ MG, biểu hiện của kỹ năng hợp tác có thể chỉ đơn giản là việc trẻ thích được cùng bạn vui chơi, chia sẻ ý tưởng cùng bạn, phối hợp hành động chơi với bạn… Như vậy, hợp tác là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ MG, đó là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển toàn diện nhân cách của con người.

Biện pháp tổ chức TCĐVTCĐ có mối quan hệ chặt chẽ với việc phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ. Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ trong TCĐVTCĐ chính là phương tiện hiệu quả trong việc giáo dục trẻ MG nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng.

“Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ là cách thức tổ chức của giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ biết, hiểu và hàng động hợp tác cùng nhau khi tham gia TCĐVTCĐ hiệu quả đến việc chơi TCĐVTCĐ hiệu quả hơn cũng như phát triển toàn diện”.

44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ MG 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI

ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 2.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5- 6 tuổi của giáo viên.

Tìm hiểu thực trạng biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài sử dụng bảng câu hỏi dành cho 77 giáo viên đang phụ trách trẻ MG 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trong các quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh.

Công cụ nghiên cứu này là một phiếu hỏi gồm ba phần: mục đích nghiên cứu; phần thông tin cá nhân và nội dung hỏi. Phần nội dung hỏi được cấu trúc ẩn gồm ba phần:

+ Phần 1: Phần này gồm ba câu với nội dung tìm hiểu nhận thức của GVMN về kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.

Câu 1 có nhiều lựa chọn, GV chỉ chọn một lựa chọn. Câu 2 có nhiều lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn. Câu 3 có năm mức độ, GV chỉ chọn một mức độ duy nhất.

45

+ Phần 2: Phần này gồm sáu câu với nội dung tìm hiểu mức độ biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ tại trường MN.

Câu 4 có năm mức độ, GV sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Câu 5, 6 có nhiều nội dung với năm mức tương ứng, GV chỉ chọn một mức độ duy nhất.

Câu 7, 8, 9, 10 có nhiều lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn.

+ Phần 3: Phần này có hai câu hỏi với nội dung tìm hiểu các biện pháp giáo viên sử dụng và những khó khăn khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Câu 10 có nhiều lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn.

Câu 11 với nhiều nội dung lựa chọn, GV có thể chọn nhiều lựa chọn.

* Cách tính điểm của bảng hỏi

Sau khi thu về bảng hỏi chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tiến hành thống kê:

+ Tính phần trăm (%) và vẽ biểu đồ cho những câu có nhiều lựa chọn.

+ Tính điểm trung bình và vẽ biểu đồ cho những câu có năm mức độ, đối tượng khảo sát chỉ được chọn một mức độ.

* Cách tính điểm của bảng hỏi như sau:

Căn cứ vào câu trả lời của giáo viên sẽ tiến hành mã hoá từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windows 16.0. Điểm số sau khi mã hoá sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỷ lệ % (đối với dữ liệu định tính).

* Cách quy đổi điểm: Tính theo điểm trung bình, điểm thấp nhất là 1, cao nhất

là 5, chia làm 5 mức, cụ thể như sau: • Từ 1 đến 1,5: Rất thấp.

46 • Từ 2,51 đến 3,5: Trung bình.

• Từ 3,51 đến 4,5: Khá cao. • Từ 4,51 đến 5: Cao.

b. Phương pháp quan sát

Chúng tôi tiến hành dự giờ bốn buổi tổ chức hoạt động vui chơi trong đó TCĐVTCĐ là hoạt động trọng tâm nhằm:

Quan sát các biểu hiện của kỹ năng hợp tác trong TCĐVTCĐ.

Quan sát cách tổ chức, đặc biệt là các biện pháp tổ chức TCĐVTCĐ của giáo viên.

Trong quá trình dự giờ chúng tôi ghi chép lại các hoạt động của giáo viên và hoạt động chơi của trẻ, đặc biệt là quan sát kỹ năng hợp tác của trẻ trong TCĐVTCĐ nhằm phát hiện mức độ biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ.

c. Phương pháp phỏng vấn

Đề tài tiến hành phỏng vấn giáo viên mầm non và trẻ nhằm bổ sung cứ liệu cho các phương pháp khác góp phần làm rõ thực trạng.

Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non với nội dung: nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi, cách tổ chức TCĐVTCĐ mà giáo viên thường xuyên sử dụng, các biện pháp được giáo viên cho là hiệu quả khi tổ chức TCĐVTCĐ, những trò chơi được giáo viên chọn để tổ chức… Từ đó có cái nhìn khái quát hơn về thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. Ngoài việc phỏng vấn các giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ MG 5-6 tuổi, đề tài còn tiến hành phỏng vấn một số trẻ MG 5-6 tuổi trong các buổi chơi với các câu hỏi như: Con đang đóng vai gì vậy? ai phân vai cho các con hay các con tự chọn vai chơi? tại sao con lại thích đóng vai này? Các bạn ở nhóm khác muốn sang chơi cùng nhóm với con được không? con thích chơi trò chơi nào nhất ? Vì sao?... Kết quả thu được sẽ giúp hiểu rõ

47

hơn về thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ trong TCĐVTCĐ ở trường mầm non từ đó làm cứ liệu để đưa ra các biện pháp cho đề tài.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng hợp tác và các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ. kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ.

2.2.1. Thực trạng mức độ kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ thông qua sự đánh giá của giáo viên. thông qua sự đánh giá của giáo viên.

Mức độ Tỉ lệ (%) Điểm trung bình Rất cao 20.8 4.08 Cao 67.5 Trung bình 10.4 Thấp 1.3 Rất thấp 0

Bảng 2.1 : Mức độ kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.1 cho thấy sự đánh giá của giáo viên về kỹ năng hợp tác ở trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề với ĐTB = 4.08, ứng với thang điểm chuẩn mức cao. Có đến 88.3% giáo viên đánh giá mức độ kỹ năng hợp tác của trẻ từ mức cao đến rất cao. Với những con số này có thể kết luận mức độ về kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là khá khả quan. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là sự đánh giá ban đầu của giáo viên còn trong thực tế thì kỹ năng hợp tác của trẻ chưa thật sự đạt ở mức cao như giáo viên đã đánh giá vì theo quan sát chúng tôi nhận thấy trong quá trình chơi có nhiều trẻ còn thụ động, chưa biết cách liên kết các nhóm chơi hoặc trong khi chơi còn xảy ra mâu thuẫn và nhờ cô giải quyết. Có đến 11.7% giáo viên cho rằng trẻ chỉ đạt từ mức trung bình và thấp. Một tỉ lệ không lớn nhưng nếu thực hiện một bài toán đơn giản rằng cứ 10 trẻ thì sẽ có trên một trẻ mà kỹ năng hợp tác trong trò chơi đóng vai theo chủ đề chỉ đạt mức trung bình trở xuống thì đó lại trở thành một con số đáng để chúng ta quan tâm và suy ngẫm. Chúng tôi hy vọng

48

rằng mức độ về các kỹ năng hợp tác ở trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cần được nâng cao hơn nữa mà trong đó giáo viên sẽ là người đóng vai trò khá quan trọng. Có thể mô tả kết quả trên thông qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.1: Sự phân bố số lượng trẻ theo từng mức độ về kỹ năng hợp tác trong

TCĐVTCĐ

2.2.2. Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ thông qua sự đánh giá của giáo viên. qua sự đánh giá của giáo viên.

Bảng 2.2 : Đánh giá của giáo viên về biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ Các biểu hiện Tỉ lệ (%) ĐTB Rất Cao Cao TB Thấp thRấp ất

Biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ

dùng, đồ chơi cùng bạn 7.8 62.3 29.9 0 0 3.78 20,8 67,5 10,4 1,3 Rất cao Cao Trung bình Thấp

49 Biết lắng nghe bạn và chờ đợi đến lượt

mình 2.6 54.5 37.7 5.2 0 3.55

Biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ

của nhóm chơi 10.4 66.2 22.1 1.3 0 3.86

Biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy

ra để cùng thực hiện công việc chung 0 31.2 59.7 7.8 1.3 3.21 Chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ

trợ mình trong khi chơi cùng nhau 5.2 51.9 40.3 2.6 0 3.60 Kết quả nghiên cứu từ bảng 2.2 cho thấy biểu hiện biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi được giáo viên đánh giá hàng đầu với ĐTB tìm được là 3.86, ứng với thang điểm chuẩn mức cao. Ở biểu hiện này thì rõ ràng tính hợp tác được trẻ nhận thức và thực hiện rõ nhất. Nhóm chơi bắt đầu có sự ảnh hưởng quan trọng với trẻ. Có đến 76.6 % giáo viên đánh giá biểu hiện này từ mức cao đến rất cao. Điều này chứng tỏ việc chấp nhận sự phân công của nhóm chơi được trẻ thực hiện một cách khá tốt, kết quả quan sát cho thấy trong quá trình chơi các vai chơi được trẻ thực hiện tốt kể cả các vai phụ và khi được hỏi: tại sao con lại đóng vai này mà không đóng vai chính? Thì câu trả lời nhận được là: mỗi bạn sẽ đóng một vai và bạn phân cho con đóng vai này, con thấy vai này cũng hay mà.

Với ĐTB tìm được là 3.78 thì biểu hiện biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ dùng, đồ chơi cùng bạn cũng được giáo viên đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức cao. Cụ thể có đến 70.1% giáo viên đánh giá biểu hiện này từ cao đến rất cao. Với kết này chúng ta có thể tin rằng biểu hiện này được thể hiện ở trẻ khá rõ. Thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm ý tưởng, đồ chơi, đồ dùng trẻ sẽ được bàn bạc, hội ý cùng nhau từ đó đưa ra một phương án tốt nhất, khả thi nhất. Khi quan sát hoạt động của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ, ghi nhận được điều này thông qua một số biểu hiện như: trao đổi với nhau cách trang trí bàn tiệc sao cho đẹp, chỉ cho bạn cách làm nhanh hơn, chuẩn bị đồ dùng cho bạn, nói với bạn những điều mà mình biết... và rất vui vẻ khi

50

được bạn khác hướng dẫn mình. Ở biểu hiện này, chúng tôi cũng có cái nhìn tương đối giống với đánh giá của giáo viên.

Kế đến là sự chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình trong khi chơi cùng nhau với ĐTB = 3.60, ứng với thang điểm chuẩn mức cao, gần chạm mốc trung bình (2.51 đến 3.5). Tương ứng với điểm trung bình này thì có đến 56.1% giáo viên nhận định biểu hiện này từ mức cao đến rất cao. Tuy nhiên cũng có đến 40.3% và 2.6% giáo viên đánh giá biểu hiện mày ở mức trung bình và thấp. Điều này chứng tỏ sự hỗ trợ cùng nhau của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là có nhưng khá: “mờ nhạt” và cần được củng cố hơn nữa.

Tương tự, biểu hiện biết lắng nghe bạn và chờ đợi đến lượt mình được giáo viên đánh giá với ĐTB = 3.55, ứng với thang điểm chuẩn mức cao, cũng gần chạm mốc trung bình. Dựa vào kết quả này cũng có thể khẳng định rằng nếu giáo viên không có những hỗ trợ kịp thời đối với trẻ thì biểu hiện này của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề sẽ dễ mất đi, trôi đi...

Cuối cùng là biểu hiện biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung có ĐTB = 3.21, ứng với thang điểm chuẩn mức trung bình. Biểu hiện này có đến 59.7% giáo viên đánh giá mức trung bình, 7.8% đạt mức thấp và thậm chí là rất thấp (chiếm 1.3%). Kết quả này cho phép nhận định rằng việc thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung đối với trẻ không phải là một việc dễ dàng, nếu như không nói là khó khăn. Chính vì lẽ đó mà biểu hiện này cần được quan tâm và cải thiện để “trò chơi” của trẻ được phát huy và có hiệu quả hơn.

Nhìn chung, các biểu hiện về kỹ năng hợp tác trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi được bộc lộ một cách đầy đủ, nổi bật nhất là biểu hiện biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi, kế đến là biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ dùng đồ chơi cùng bạn; chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình trong khi chơi cùng nhau; biết lắng nghe bạn và chờ đợi đến lượt mình và

51

cuối cùng là biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung. Tuy nhiên, thiết nghĩ các biểu hiện này cần được nâng cao nâng hơn nữa nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ. Đặc biệt là biểu hiện biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung để góp phần phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại các

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)