9. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ thông qua
Bảng 2.2 : Đánh giá của giáo viên về biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ Các biểu hiện Tỉ lệ (%) ĐTB Rất Cao Cao TB Thấp thRấp ất
Biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ
dùng, đồ chơi cùng bạn 7.8 62.3 29.9 0 0 3.78 20,8 67,5 10,4 1,3 Rất cao Cao Trung bình Thấp
49 Biết lắng nghe bạn và chờ đợi đến lượt
mình 2.6 54.5 37.7 5.2 0 3.55
Biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ
của nhóm chơi 10.4 66.2 22.1 1.3 0 3.86
Biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy
ra để cùng thực hiện công việc chung 0 31.2 59.7 7.8 1.3 3.21 Chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ
trợ mình trong khi chơi cùng nhau 5.2 51.9 40.3 2.6 0 3.60 Kết quả nghiên cứu từ bảng 2.2 cho thấy biểu hiện biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi được giáo viên đánh giá hàng đầu với ĐTB tìm được là 3.86, ứng với thang điểm chuẩn mức cao. Ở biểu hiện này thì rõ ràng tính hợp tác được trẻ nhận thức và thực hiện rõ nhất. Nhóm chơi bắt đầu có sự ảnh hưởng quan trọng với trẻ. Có đến 76.6 % giáo viên đánh giá biểu hiện này từ mức cao đến rất cao. Điều này chứng tỏ việc chấp nhận sự phân công của nhóm chơi được trẻ thực hiện một cách khá tốt, kết quả quan sát cho thấy trong quá trình chơi các vai chơi được trẻ thực hiện tốt kể cả các vai phụ và khi được hỏi: tại sao con lại đóng vai này mà không đóng vai chính? Thì câu trả lời nhận được là: mỗi bạn sẽ đóng một vai và bạn phân cho con đóng vai này, con thấy vai này cũng hay mà.
Với ĐTB tìm được là 3.78 thì biểu hiện biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ dùng, đồ chơi cùng bạn cũng được giáo viên đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức cao. Cụ thể có đến 70.1% giáo viên đánh giá biểu hiện này từ cao đến rất cao. Với kết này chúng ta có thể tin rằng biểu hiện này được thể hiện ở trẻ khá rõ. Thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm ý tưởng, đồ chơi, đồ dùng trẻ sẽ được bàn bạc, hội ý cùng nhau từ đó đưa ra một phương án tốt nhất, khả thi nhất. Khi quan sát hoạt động của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ, ghi nhận được điều này thông qua một số biểu hiện như: trao đổi với nhau cách trang trí bàn tiệc sao cho đẹp, chỉ cho bạn cách làm nhanh hơn, chuẩn bị đồ dùng cho bạn, nói với bạn những điều mà mình biết... và rất vui vẻ khi
50
được bạn khác hướng dẫn mình. Ở biểu hiện này, chúng tôi cũng có cái nhìn tương đối giống với đánh giá của giáo viên.
Kế đến là sự chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình trong khi chơi cùng nhau với ĐTB = 3.60, ứng với thang điểm chuẩn mức cao, gần chạm mốc trung bình (2.51 đến 3.5). Tương ứng với điểm trung bình này thì có đến 56.1% giáo viên nhận định biểu hiện này từ mức cao đến rất cao. Tuy nhiên cũng có đến 40.3% và 2.6% giáo viên đánh giá biểu hiện mày ở mức trung bình và thấp. Điều này chứng tỏ sự hỗ trợ cùng nhau của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là có nhưng khá: “mờ nhạt” và cần được củng cố hơn nữa.
Tương tự, biểu hiện biết lắng nghe bạn và chờ đợi đến lượt mình được giáo viên đánh giá với ĐTB = 3.55, ứng với thang điểm chuẩn mức cao, cũng gần chạm mốc trung bình. Dựa vào kết quả này cũng có thể khẳng định rằng nếu giáo viên không có những hỗ trợ kịp thời đối với trẻ thì biểu hiện này của trẻ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề sẽ dễ mất đi, trôi đi...
Cuối cùng là biểu hiện biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung có ĐTB = 3.21, ứng với thang điểm chuẩn mức trung bình. Biểu hiện này có đến 59.7% giáo viên đánh giá mức trung bình, 7.8% đạt mức thấp và thậm chí là rất thấp (chiếm 1.3%). Kết quả này cho phép nhận định rằng việc thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung đối với trẻ không phải là một việc dễ dàng, nếu như không nói là khó khăn. Chính vì lẽ đó mà biểu hiện này cần được quan tâm và cải thiện để “trò chơi” của trẻ được phát huy và có hiệu quả hơn.
Nhìn chung, các biểu hiện về kỹ năng hợp tác trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi được bộc lộ một cách đầy đủ, nổi bật nhất là biểu hiện biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm chơi, kế đến là biết chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, đồ dùng đồ chơi cùng bạn; chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình trong khi chơi cùng nhau; biết lắng nghe bạn và chờ đợi đến lượt mình và
51
cuối cùng là biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung. Tuy nhiên, thiết nghĩ các biểu hiện này cần được nâng cao nâng hơn nữa nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ. Đặc biệt là biểu hiện biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra để cùng thực hiện công việc chung để góp phần phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề tại các trường mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Có thể mô tả số liệu trên thông qua biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.2 : Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ
Bảng 2.3: Đánh giá của GV về các biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong từng bước khi tham gia TCĐVTCĐ
Các biểu hiện
Mức độ
ĐTB Rất
cao Cao TB Thấp thRấp ất
Trẻ biết chơi nhiều vai khác nhau 13.0 68.8 18.2 0 0 3.95 Trẻ tự đưa thêm vật thay thế khi chơi
ngày một nhiều (1 vật thay nhiều thứ) 19.5 51.9 27.3 1.3 0 3.90 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4
Biết chia sẻ kinh nghiệm, ý
52 Trẻ tự bày biện chuẩn bị và dọn dẹp
sau khi chơi 24.7 74.0 1.3 0 0 4.23 Tự xác lập và tuân theo qui tắc chơi 7.8 51.9 39.0 1.3 0 3.66 Trẻ biết đổi vai chơi khi cần 9.1 57.1 33.8 0 0 3.75
Những biểu hiện liên quan đến kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong từng khâu khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề đạt ở mức khá cao. Đa số giáo viên mầm non nhận định rằng biểu hiện: trẻ tự bày biện chuẩn bị và dọn dẹp sau khi chơi có ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng hợp tác ở trẻ với ĐTB tìm được là 4,23. Trong đó có tới 74% cho là cao và 24,7% cho là rất cao, điều đó cho thấy trong quá trình chơi trẻ đã biết cách chơi và nắm rõ quy tắc chơi. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng nhỏ GVMN cho rằng biểu hiện này chỉ ở mức trung bình với tỉ lệ tìm được 1,3%.
Tiếp theo là biểu hiện trẻ biết chơi nhiều vai khác nhau với ĐTB tìm được là 3,95. Có tới 68,8% GV nhận định là cao, 13,0% nhận định là rất cao. Với yếu tố này đạt được ở mức như vậy cũng rất dễ hiểu vì trong khi chơi TCĐVTCĐ trẻ muốn gia nhập vào thế giới của người lớn thông qua hình thức đóng vai nên vai nào trẻ cũng muốn thử sức và trong khi chơi trẻ cũng sẵn sàng đóng những vai phụ nhưng cần thiết cho trò chơi đó để cuộc chơi trọn vẹn hơn.
Kế đến với ĐBT thấp hơn 3,90 là: Trẻ tự đưa thêm vật thay thế khi chơi ngày một nhiều (1 vật thay nhiều thứ). Có tới 80,4% GVMN cho rằng ở mức độ cao và rất cao. Bên cạnh đó vẫn còn GV cho rằng trung bình 27,3% và một số ít GV cho rằng thấp 1,3%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu giáo viên can thiệp “thô bạo”, áp đặt trẻ thì sẽ dẫn tới việc chán nản, mất hứng thú với các vật thay thế. Cuối cùng là các biểu hiện: trẻ tự xác lập và tuân theo qui tắc chơi (3.66) và trẻ biết đổi vai chơi khi cần với ĐTB tìm được là 3.75. Ở cả hai biểu hiện này sự tác động của giáo viên là điều hết sức cần thiết, nếu giáo viên can thiệp bằng cách tham gia thỏa thuận với trẻ, kích
53
thích sự tự tin, hứng thú, tích cực ở trẻ và chú trọng yếu tố công bằng trong quá trình chơi thì sẽ thuyết phục được trẻ. Ví dụ, cô giải thích cho trẻ đây là một trò chơi và chúng ta thử xem ai đóng vai giống hơn, hoặc gợi ý cho trẻ đổi vai chơi sau lượt chơi thứ nhất.
Có thể mô tả kết quả trên thông qua biểu đồ 2.3 sau đây:
Biểu đồ 2.3: Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong từng bước khi chơi TCĐVTCĐ. 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 3,9 4 4,1 4,2 4,3
Trẻ biết chơi nhiều vai khác nhau
Trẻ tự đưa thêm vật thay thế khi chơi
ngày một nhiều
Trẻ tự bày biện chuẩn bị và dọn dẹp
sau khi chơi
Tự xác lập và tuân
54
2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong TCĐVTCĐ