7. Bố cục luận văn
1.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp
cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2005
Xuất phát từ tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở tỉnh Phú Yên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói riêng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh Phú Yên. Vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đã được Đảng bộ tỉnh tiến hành trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó chú trọng vào các lĩnh vực như: Công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, luân chuyển, sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm và xem công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đội ngũ cán bộ trong toàn tỉnh đã có bước phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng tỉnh ngày một phát triển. Khi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước phát triển một cách toàn diện cả về quy mô, tính chất và chiều sâu thì thực tiễn càng đòi hỏi cấp bách tỉnh cần phải có những chủ trương, chính sách mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Đảng bộ tỉnh đã đặt biệt quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp cở sở của tỉnh để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ quan, ban ngành có liên quan như: Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị của các huyện, Ban tuyên giáo,… và tất cả các xã, phường, thị trấn cùng thực hiện.
Trong quá trình lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng BTV Tỉnh ủy đã chỉ rõ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước là công tác cần thiết và thường xuyên, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và quản lý để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ XHCN, tận tụy với công việc, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, góp phần thực hiện chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước, và nhấn mạnh các đối tượng cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng từ nay đến năm 2005 là: cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND xã; cán bộ chính quyền cơ sở gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên UBND xã, thị trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn.
Nội dung bồi dưỡng bao gồm: Đào tạo, bồi dưỡng về mặt lý luận chính trị, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính Nhà nước, kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi về chuyên môn, từ đó có
năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình dự án có hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ để tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu và hợp tác với nước ngoài trong các lĩnh vực chuyên môn.
Trang bị kiến thức về tin học, sử dụng công cụ tin học để phục vụ trực tiếp cho công việc.
Hình thức đào tạo: ngắn hạn, dài hạn, theo các hình thức chính quy hoặc tại chức (tập trung hoặc không tập trung). Đối với cán bộ trên 50 tuổi thì không áp dụng hình thức đào tạo dài hạn, tập trung.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đạt được một số kết quả nhất định, chất lượng đội ngũ cán bộ đã từng bước được nâng lên. Từ năm 2000 đến năm 2005, tỉnh ủy đã chỉ đạo Trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng các bộ cấp cơ sở. Kết quả, đến cuối năm 2005, đã có hơn 50% cán bộ cơ sở được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, 69% được bồi dưỡng về lý luận chính trị; hầu hết cán bộ chủ chốt đã có trình độ trung cấp lý luận chính trị, được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức quốc phòng; số cán bộ có trình độ ngoại ngữ và tin học cũng được tăng lên. Hầu hết đội ngũ cán bộ đều có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ về mọi mặt.
Tuy nhiên “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở chưa được quan tâm đúng mức”[27; tr.28], trình độ cán bộ công chức cấp xã vẫn chưa cao, một số cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn quy định, nhất là ở các xã miền núi, đặc biệt khó khăn vẫn còn một số cán bộ chưa tốt nghiệp trung học cơ sở; trong 12 chức danh cán bộ chuyên trách còn 1,6% trình độ tiểu học; 18% trung học cơ sở; 50% chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; 0,9%
chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về chính trị; 7 chức danh công chức cấp xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, còn 0,5% trình độ tiểu học, 8,1 % trung học cơ sở, 25% chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và 43,6 % chưa qua bồi dưỡng về lý luận chính trị, nhiều đồng chí chưa nắm chắc các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nên lúng túng trong tổ chức thực hiện.
Công tác quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ là kế hoạch tổng thể, dài hạn về tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đây là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên trong thời kỳ bao cấp và những năm đầu của thời kỳ đổi mới vấn đề này chưa được Đảng bộ tỉnh quan tâm thực hiện.
Từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng (khóa VIII), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 10/10/1996 của Tỉnh ủy và hướng dẫn số 17-HD/TCTW, ngày 23/04/2003, của Ban Tổ chức Trung ương, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức và đạt được những kết quả nhất định.
BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo các địa phương tiến hành công tác quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, xác định quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài. Đồng thời BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện có, phân loại chất lượng cán bộ.
Theo hướng dẫn số 17-HD/TCTW, ngày 23/04/2003 và công văn số 3303-CV/TCTW ngày 21/9/2003 của Ban Tổ chức Trung ương, BTV Tỉnh ủy
(khóa XIII) đã xây dựng quy hoạch cán bộ A1 của tỉnh. Đến tháng 7/2003 các cấp ủy cơ sở đã bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2000-2005; hoàn thiện quy hoạch A2 chuẩn bị nhân sự chủ chốt của HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 và hoàn chỉnh quy hoạch A3 chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2005-2010. Đồng thời trong công tác quy hoạch BTV Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh “phải tập trung xây dựng trẻ hóa đội ngũ cán bộ, coi đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Tập trung bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở độ tuổi còn trẻ, có triển vọng, có thành tích xuất sắc” [62; tr.376].
Công tác quy hoạch cán bộ nhìn chung được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, kết quả quy hoạch cán bộ đã thể hiện phương châm “động” và “mở” một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch vào nhiều chức danh, quá trình quy hoạch có rà soát, đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng. Trên cở sở quy hoạch cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận và nhân sự cho kỳ đại hội và bầu cử HĐND, UBND cấp cơ sở, từng bước thực hiện bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự để bầu cử theo quy hoạch, khắc phục dần tình trạng quy hoạch cán bộ mang tình hình thức.
Nhìn chung công tác quy hoạch cán bộ cấp cơ sở trong 5 năm qua của Tỉnh đã đạt được kết quả bước đầu, có sự kế thừa, có bước phát triển, tạo được nguồn cán bộ, góp phần khắc phục dần tình trạng hẩng hụt, bị động lúng túng trong công tác cán bộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh cũng còn những thiếu sót tồn tại:
- Chưa có một quy hoạch tổng thể cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng, “công tác quy hoạch cán bộ, vừa chậm, vừa lúng túng” [62; tr.14].
- Một số địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện chủ trương về quy hoạch cán bộ chưa nghiêm túc còn mang tính hình thức, vẫn còn những hiện tượng tiêu cực sảy ra: như đưa người thân vào diện quy hoạch, tại Nghị quyết số 23- NQ/TU ngày 22/4/2005 của Tỉnh ủy, về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã chỉ rõ: “Một số cấp ủy đảng và cán bộ lãnh đạo chưa chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ, chưa tích cực chuẩn bị người thay thế; chất lượng quy hoạch cán bộ, tính khả thi của quy hoạch cán bộ ở một số địa phương, đơn vị còn thấp, chưa gắn quy hoạch cán bộ với đánh giá đào tạo, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ”.[65; tr.250]
- Một số địa phương, đơn vị thực hiện công tác quy hoạch cán bộ còn lúng túng, chưa khắc phục được tình trạng bị động trong công tác nhân sự, nhất là vào các dịp bầu cử HĐND,UBND và Đại hội Đảng các cấp; quy hoạch cán bộ hiện nay ở cấp xã, phường, thị trấn là khâu yếu nhất.
- Một số địa phương, do quần chúng nhân dân chưa nắm rõ được các tiêu chuẩn cán bộ, hoặc có hiểu thì do trình độ nhận thức còn thấp nên hiểu chưa đúng, vì thế còn có hiện tượng đề bạt theo cảm tính.
- Trong cơ cấu độ tuổi số cán bộ từ 46 đến 55 tuổi nằm trong quy hoạch vẫn còn chiếm hơn 40%. Số lượng cán bộ trẻ còn thấp nên rất hạn chế trong việc tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại.
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là do cấp ủy, người đứng đầu nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, phần lớn còn nhầm lẫn giữa công tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự, nên lúng túng trong cách làm, quyết tâm của một số cấp ủy và người đúng đầu một số địa phương chưa cao; việc thực
hiện chưa tập trung và chưa chở thành nề nếp thường xuyên, hướng dẫn của cấp trên về về nội dung, phương pháp, quy trình làm quy hoạch chưa đồng bộ, chưa bán sát thực tế về đội ngũ cán bộ. Điều này cho thấy công tác quy hoạch cán bộ cấp cơ sở của tỉnh Phú Yên trong những năm qua là chưa thật sự phát huy hết được hiệu quả, chưa thật sự chú trọng cả 2 chiều từ trên xuống và từ dưới lên. Đây là hạn chế mà Đảng bộ tỉnh Phú Yên cần khắc phục trong thời gian tới.
Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004, của Bộ chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh, ngày 22/4/2005, Tỉnh ủy đã thống nhất ra Nghị quyết số 23- QC/TU về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú yên, công tác quy hoạch cán bộ, đảng viên của Đảng bộ tỉnh Phú Yên được đẩy mạnh với những biện pháp, bước đi phù hợp hơn, cụ thể hơn, sâu sắc hơn, đồng thời mang tính khoa học và thực tiễn. Nghị quyết nhấn mạnh “Bồi dưỡng cán bộ trưởng thành từ thực tiễn, chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát huy tài năng; quan tâm tạo nguồn để tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần chúng” [65; 248]. Điều này phần nào đã khắc phục được những hạn chế trong công tác quy hoạch cán bộ trong thời gian trước.
Kết quả đến cuối năm 2005, trong toàn tỉnh đã có 106/106 đảng bộ xã, phường, thị trấn xây dựng xong quy hoạch cán bộ, các chức danh quy hoạch là: Bí thư, phó bí thư; chủ tịch, phó chủ tịch UBND, HĐND; thường vụ, ủy
viên ban chấp hành và trưởng phó các ban ngành đoàn thể, với cơ cấu hợp lý: bố trí kết hợp giữa 3 độ tuổi, thực hiện trẻ hóa, độ tuổi trung bình của khóa sau thấp hơn khóa trước; tỷ lệ cán bộ nữ đạt trên 20%, cán bộ trẻ hơn 20%, mỗi nhiệm kỳ cơ cấu mới không dưới 1/3 tổng số ủy viên ban chấp hành. Điều này đã góp phần quan trọng trong công tác tạo nguồn cán bộ cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Nhiều cán bộ trẻ được phát hiện cử đi học tập, chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ kế cận. Nhờ vậy, công tác cán bộ ở cơ sở bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực, đội ngũ cán bộ đã thể hiện tính kế thừa, đã phát hiện và từng bước bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực giúp họ ngày càng trưởng thành trong thực tiễn.
Công tác luân chuyển và sử dụng cán bộ
Trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước do Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa VIII đề ra, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đều khẳng định chủ trương phải thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ. Đây là chủ trương quan trọng nhằm đào tạo, bồi dưỡng toàn