Giải pháp nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THANH LONG TẠI BANG CALIFORNIA, MỸ.PDF (Trang 63 - 69)

8. Kết cấu của ñề tài

3.2.1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng

Từ thực trạng là Thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chất lượng bị giảm sút và thời gian tiêu dùng ngắn, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng Thanh long.

- Ging

Hiện nay, ở Việt Nam chỉ cĩ hai loại Thanh long được trồng phổ biến: ruột trắng vỏ đỏ và ruột đỏ vỏ đỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hĩa sản phẩm trên thị trường. Riêng số lượng loại ruột đỏ, vỏ đỏ vẫn cịn ít, chưa cung cấp đủ cho nhu cầu thị trường Mỹ. Vì vậy, tăng cường bổ sung nguồn giống mới cho quả Thanh long là biện pháp cần thiết để gia tăng sự cạnh tranh của Thanh long Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Viện cây ăn quả miền Nam cần tìm kiếm các nguồn giống tốt ở nước ngồi, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, đặc biệt là giống phải cĩ chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh, và cho năng suất cao. Viện cũng cần kết hợp với trung tâm giống cây trồng để thực hiện trồng thí nghiệm các loại giống mới, từ đĩ đưa ra chi tiết các biện pháp kỹ thuật trồng trọt của từng loại giống để phổ biến, hướng dẫn cho nơng dân thực hiện.

Gần đây, vào cuối năm 2010, Viện cây ăn quả miền Nam cùng với nhĩm các nhà khoa học Phịng chọn tạo giống đã chọn lọc và tiến hành lai hữu tính giữa giống Thanh long Ruột đỏ Long Định 1 và giống Thanh long Ruột trắng Chợ Gạo. Sau thời gian đánh giá chất lượng quả tập đồn con lai và dịng lai Thanh long cĩ triển vọng trồng khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng, nhĩm đã cho ra đời giống Thanh long ruột tím hồng LĐ5 đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay thì giống LĐ5 vẫn chưa được người dân trồng thương mại. Vì vậy, tác giả kiến nghị là ban đầu nên cĩ các chính sách hỗ trợ cung cấp giống mới với giá rẻ, đưa cán bộ, kỹ thuật đến từng hộ nơng dân để hướng dẫn chi tiết cách trồng trọt và chăm sĩc loại giống mới.

Ngồi ra, các địa phương, đặc biệt tại các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An cần xây dựng các vườn nhân giống và trồng thí điểm các loại giống mới. Tại đây cũng cần cĩ các cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn, hỗ trợ người trồng Thanh long kịp thời.

- Trng Thanh long theo hướng Gap

Để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ, Thanh long Việt Nam ít nhất phải đạt được tiêu chuẩn VietGap - quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (Vietnamese Good Agricultural Practices). Mặc dù đây là rào cản kỹ thuật mà phía Mỹ đặt ra cho Thanh long Việt Nam nhưng áp dụng tiêu chuẩn VietGap, người nơng dân cĩ được nhiều lợi ích là: giá Thanh long VietGap cao gấp đơi so với Thanh long thường, vườn trồng cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh hơn, nhà nơng áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thay đổi được tập quán canh tác lâu đời của nơng dân, người trồng cịn được huấn luyện ý thức kỷ luật, mơi trường, tính cộng đồng, ý thức gắn kết trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra. Đồng thời, khi áp dụng tiêu chuẩn VietGap, chất lượng Thanh long được tốt hơn gĩp phần xây dựng uy tín và thương hiệu cho trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây cũng hướng phát triển bền vững và ổn định cho ngành sản xuất, xuất khẩu trái cây Việt Nam.

Vì giai đoạn đầu khi thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap, người nơng dân phải bỏ ra chi phí khá lớn để đầu tư như: chi phí trồng lại, chi phí phân tích mẫu, chi phí xin chứng nhận đạt tiêu chuẩn Gap... Do đĩ, nhà nước nên cĩ chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cho người trồng.

Viện cây ăn quả miền Nam cần kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng Thanh long theo hướng VietGap cho người nơng dân; đồng thời tuyên truyền lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn này đến các hộ trồng.

Các cơ quan chức năng cần tiến hành quy hoạch, xây dựng vùng chuyên canh lớn theo tiêu chuẩn VietGap. Từ đĩ, tiếp tục hướng vùng trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGap trong tương lai.

Cán bộ kỹ thuật phải theo dõi, hỗ trợ nơng dân thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện Gap.

Ngồi ra, hợp tác xã và doanh nghiệp cần thực hiện liên kết với nơng dân như hỗ trợ chi phí trong quá trình trồng, đứng ra thực hiện chứng nhận tiêu chuẩn Gap, đồng thời ký kết hợp đồng bao tiêu tồn bộ sản phẩm cho người nơng dân, nhằm tạo sự an tâm cho họ và đảm bảo nguồn cung của mình trong tương lai. Người trồng được hỗ trợ phải cam kết chỉ cung cấp sản phẩm cho hợp tác xã hay doanh nghiệp theo giá quy định trong hợp đồng. Như vậy, hợp tác xã, doanh nghiệp và người nơng dân đều được lợi.

- Trng Thanh long hu cơ

Hiện nay, các nước phát triển đang chấp nhận và khuyến khích trái cây hữu cơ và đây là xu hướng tất yếu trên thế giới khi nhiều loại thực phẩm hiện nay cĩ ảnh hưởng khơng tốt cho sức khỏe.

Nếu Việt Nam trồng thành cơng Thanh long hữu cơ và được Hiệp hội Hữu cơ Mỹ kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận thì Thanh long hữu cơ hồn tồn cĩ thể được miễn yêu cầu chiếu xạ như Thanh long thường khi xuất khẩu sang Mỹ. Điều này sẽ giảm được chi phí đáng kể cho doanh nghiệp xuất khẩu, thời gian tiêu thụ của trái Thanh long cũng dài hơn, chất lượng tốt hơn.

Huyện Châu Thành (tỉnh Long An) và huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) đã trồng thành cơng Thanh long hữu cơ trên diện tích 20 héc ta. Giá Thanh long hữu cơ khá cao: 20.000 đồng/kg cho quả trên 400 g/trái, 15.000 – 17.000 đồng/kg cho quả trên 300g/trái. Các doanh nghiệp cũng đang thực hiện ký hợp đồng bao tiêu Thanh long hữu cơ của người trồng với mức giá cao và ổn định.

Trong quy trình sản xuất Thanh long hữu cơ, điều quan trọng nhất là quan tâm đến mơi trường sống của hệ rễ cây Thanh long. Mơi trường được quan tâm khơng dùng đến các sản phẩm hĩa học con người tạo nên, mà dùng hệ thống các chất hữu cơ để trả lại cho đất độ phì nhiêu, những gì mà cây đã sử dụng từ đất, quan tâm đến hệ sinh thái đất từ nước, cỏ dại, hệ vi sinh vật trong đất, hệ sinh thái trong vườn Thanh long, hạn chế những yếu tố ảnh hưởng xấu tới phát triển của cây Thanh long. Các loại phân được bĩn cho cây chủ yếu là phân chuồng, phân vi sinh chất lượng cao, phân đã qua chế biến để đảm bảo chất lượng...

Thanh long hữu cơ mới được trồng gần đây nên diện tích vẫn cịn khiêm tốn và nhà nơng vẫn chưa cĩ kinh nghiệm và kỹ thuật trong quá trình trồng.

Tổ chức lớp tập huấn cho nơng dân, kết hợp với sự hỗ trợ từ phía Mỹ về kỹ thuật, phương pháp trồng Thanh long hữu cơ là điều các cơ quan chức năng nên tiến hành. Nước ta cũng nên cĩ các chính sách hỗ trợ để khuyến khích nơng dân áp dụng phương pháp trồng mới. Tuyên truyền và vận động nơng dân thực hiện cũng là hình thức khơng nên bỏ qua.

Ngồi ra, các nhà khoa học cũng cần phải nghiên cứu thêm và học tập kinh nghiệm của các nước đi trước để phát triển xu hướng trồng Thanh long hữu cơ rộng rãi trong tương lai.

- Thu hoch – đĩng gĩi – bo qun – vn chuyn

Hiện nay, quy trình thu hoạch và đĩng gĩi của Việt Nam vẫn cịn thua xa Thái Lan – đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta trên thế giới. Điều này làm cho thời gian bảo quản Thanh long của nước ta giảm sút, sản phẩm giảm chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng cần học tập nước bạn và đầu tư các phương pháp kỹ thuật để phát triển khâu thu hoạch, đĩng gĩi.

Cách thức bảo quản và vận chuyển cũng là khâu quan trọng khơng kém vì nĩ giúp giữ chất lượng Thanh long được ổn định như ban đầu, trước khi được bán ra thị trường.

Một số điều mà người nơng dân cần chú ý khi thu hoạch, đĩng gĩi, bảo quản và vận chuyển:

Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, người nơng dân cần chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng. Người trồng nên thu hoạch trong khoảng 28 – 32 ngày sau khi nở hoa để trái cĩ chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong trái, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

Các dụng cụ được dùng trong thu hoạch phải được chùi, rửa, bảo quản cẩn thận. Trái sau khi cắt phải được chất vào giỏ nhựa. Trái Thanh long được đặt trong mát, phân loại sơ bộ, loại bỏ tạp chất, quả hư hại và vận chuyển đến nơi đĩng gĩi càng sớm càng tốt. Sản phẩm sau khi thu hoạch khơng được để tiếp xúc trực tiếp với đất sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và hạn chế để qua đêm.

Khơng chất trái quá đầy giỏ khi vận chuyển, giỏ phải được bao lĩt kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào trái và tổn thương trái do va chạm trong khi vận chuyển.

Cĩ thể dùng bao polyetylen cĩ đục 20 – 30 lỗ bằng kim đường kính 0,5 mm để bao và hàn kín bao. Kỹ thuật này kết hợp với nhiệt độ lạnh 50C, Thanh long cĩ thể bảo quản tươi 42 - 45 ngày. Nên đĩng gĩi Thanh long trong thùng carton cĩ vách ngăn để tránh bị va đập trong quá trình vận chuyển, thơng thường trọng lượng thùng từ 5 – 10 kg.

Các cơ sở thu mua, đĩng gĩi phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm đã được quy định.

Các cơ quan chức năng của từng địa phương phải kiểm tra, giám sát và cĩ biện pháp xử lý đối với những cơ sở đĩng gĩi Thanh long kém chất lượng, khơng đạt yêu cầu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh xây dựng các nhà máy đĩng gĩi theo tiêu chuẩn VietGap.

Về vận chuyển, Thanh long nên được vận chuyển lúc trời mát hoặc buổi tối, tốt nhất trong container lạnh 50C, độ thơng khí 20 – 25 m3/giờ. Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm. Khơng bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hĩa khác cĩ nguy cơ gây ơ nhiễm sản phẩm.

Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.

Phải cĩ biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.

Ngồi ra, chủ của các phương tiện vận tải phải cĩ trách nhiệm khi vận chuyển Thanh long, tránh trường hợp làm thay đổi nhiệt độ container để tiết kiệm xăng, dầu hay bất kỳ lý do nào khác. Điều này nên được quy định rõ ràng trong hợp đồng giữa chủ phương tiện vận tải và doanh nghiệp. (nguồn: [18]).

- Cơ s vt cht h tng

Nhà nước phải cĩ chính sách nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng tại các khu vực trồng Thanh long lớn. Các đường giao thơng trải nhựa phải được xây dựng tại các vùng trồng Thanh long lớn như huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang), huyện Châu Thành (tỉnh Long An) nối dài tới các cảng biển và sân bay. Mạng lưới điện cũng phải kéo đến các vườn trồng, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu trồng trọt của người dân, đặc biệt vào thời điểm đốt đèn, kích thích Thanh long ra hoa trái vụ.

Hệ thống thủy lợi là nhân tố tiên quyết trong trồng trọt. Chính quyền địa phương phải thực hiện xây dựng hoặc cĩ chính sách hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống kênh mương, ao, hồ... đảm bảo chủ động trong việc tưới tiêu.

Sự kiện Thanh long sấy thăng hoa cấp đơng hay cịn gọi là sấy chân khơng cấp đơng (là hệ thống sấy nhờ tác dụng của bức xạ nhiệt và áp suất thấp nên thực phẩm sau khi bị đơng lạnh chuyển sang đơng khơ) được xuất khẩu sang thị trường Mỹ là một niềm vui lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng Thanh long. Ngồi sản phẩm này, các doanh nghiệp cịn làm ra sản phẩm Jelly Thanh long, nước ép Thanh long, mứt Thanh long. Nếu cĩ thể phát triển theo hướng đi này, trái Thanh long lại được tăng thêm một giá trị mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới một vài doanh nghiệp bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm này và với số lượng rất ít. Đa phần các sản phẩm này là được xuất sang Trung Quốc.

Một số kiến nghị để tăng cường thực hiện đa dạng hĩa sản phẩm Thanh long:

- Các chuyên gia phải thực hiện nghiên cứu, đưa ra quy trình chuẩn trong chế biến Thanh long, đảm bảo sản phẩm tốt cho sức khỏe, an tồn vệ sinh thực phẩm, đồng thời đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định của Mỹ.

- Các chuyên gia này sẽ được đưa xuống các doanh nghiệp, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quy trình chế biến này trong giai đoạn đầu.

- Nhà nước nên tài trợ tồn bộ kinh phí trong quá trình nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn bắt đầu thực hiện sản xuất.

- Nhà nước nên cĩ chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà máy chế biến Thanh llong.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THANH LONG TẠI BANG CALIFORNIA, MỸ.PDF (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)