8. Kết cấu của ñề tài
1.2.2.1. Khái quát về nước Mỹ
Nước Mỹ- the United States Of America nằm ở Tây bán cầu, trung tâm châu lục Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía Tây, Đại Tây Dương ở phía Đông, Canada ở phía Bắc, và Mexico ở phía Nam. Đây là một ñất nước trẻ, do người Châu Âu lập nên trong quá trình di cư từ thế kỷ XVI. Với diện tích 9,83 triệu km2 (3,79 triệu dặm vuông), nước Mỹ là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Nga, Canada. Do có ñịa hình rộng lớn, Mỹ có hầu như tất cả các loại khí hậu. Hầu hết các vùng là khí hậu ôn ñới, khí hậu nhiệt ñới ở Hawaii và miền Nam Florida, khí hậu ñịa cực ở Alaska, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, khí hậu khô hạn ở Đại Bồn ñịa và nữa khô hạn ở Đại Bình nguyên.
Nước Mỹ là một khối liên hiệp của nhiều bang ñược thành lập bỡi Hiến Pháp năm 1789. Thủ ñô nước này là Washington D.C. Mỹ là một liên bang gồm 50 bang và một số ñảo nằm ở Thái Bình Dương. Mỗi bang có chính phủ riêng, thủ phủ riêng và trong mỗi bang lại có nhiều cơ quan chính quyền ñịa phương nhỏ hơn nữa như: quận, hạt, tỉnh, thị trấn (thành phố) và xã.
Dân số của nước Mỹ gần 309 triệu người (tính ñến hết năm 2010) gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong ñó ñại ña số là dân da trắng (chiếm 80% dân số), còn lại là dân da màu. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh, một số ít nói tiếng Tây Ban Nha.
Về tôn giáo, phần lớn người dân Mỹ theo Kitô giáo, phái Tin Lành, phần còn lại là theo Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Nhất thể Phổ ñộ (Unitarian Universalism). Chính phủ Mỹ hầu như không kiểm soát tín ngưỡng của người dân.
Là một quốc gia ña văn hóa, nước Mỹ có ña dạng chủng tộc. Văn hóa Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi văn hóa Tây phương, trong ñó có văn hóa Hà Lan, Anh, Đức, Ireland, Scotland. Một số bộ phận dân cư khác cũng góp phần tạo nên văn hóa ñại chúng Mỹ là : Mexico, Tây Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh ...
Nước Mỹ là một cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc nội lớn (GDP) 14,59 triệu triệu USD (2010) và xuất khẩu chiếm hơn 10% mậu dịch thế giới. Mỹ có ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 20 triệu người Mỹ làm việc trong sản xuất. Nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi gia súc, trồng ngũ cốc và lúa mì, tập trung ở Trung Tây, California và Texas.
Mỹ là một thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có xu hướng tăng, cụ thể là từ 10 tỷ USD năm 2007 tăng lên gần 17 tỷ USD năm 2011. Trong ñó, các mặt hàng xuất khẩu như: dệt may, giầy dép, gỗ, hải sản vẫn là các mặt hàng trọng yếu, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất qua các năm (theo bảng 1.3).
Bảng 1.3: Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua Mỹ Mỹ Trị giá (1000 USD) 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng 10089128 11868509 11355757 14238132 16927763 Hàng dệt may 4465193 5105740 4994916 6117915 6883607 Giầy dép các loại 885 147 1075130 1038826 1407310 1907600 Gỗ và sản phẩm gỗ 948473 1063990 1100184 1392557 1435099 Dầu thô 782205 997980 469934 360221 428918 Hải sản 728523 738888 711149 955930 1159268 Máy vi tính và linh kiện 273383 304871 433219 593879 555699 Hạt ñiều 227851 267718 255224 372368 397659 Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù 204724 235095 224138 332198 458848 Cà phê 212666 210770 196674 250132 341093 Hàng rau quả 20305 19447 21644 25843 28864 Khác 1340657 1848880 1909848 2429779 3331108
(Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, [14]).
Mặc dù giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Mỹ còn rất khiêm tốn (chỉ chiếm gần 0,2 % tổng giá trị xuất khẩu), nhưng tiềm năng phát triển mặt hàng này trong tương lai là rất lớn.
Việt Nam cũng ñang tập trung năng lực ñể ñẩy mạnh giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả trong tương lai, và thị trường Mỹ luôn là một thị trường hấp dẫn mà Việt Nam không thể bỏ qua.