Đổi mới nhận thức về quan hệ giữa nhà nƣớc với các tổ chức tôn giáo

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 75 - 78)

V. Lênin đã chỉ rõ nhà nước xã hội chủ nghĩa là một nhà nước thế tục, luôn quán triệt nguyên tắc “tôn giáo là việc riêng tư”, nhưng mặt khác, như V.Lênin nhấn mạnh Đảng Cộng sản thì không thể coi đó là việc riêng tư. Điều đó có nghĩa là, Đảng Cộng sản phải đáp ứng nhu cầu tâm linh, tôn giáo cho quần chúng trong khi vẫn phải làm cho các tư tưởng vô thần khoa học ngày càng thắng thế.

Nghị nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới cho đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, là quá trình đổi mới mang tính “đột phá” tư duy của Đảng về tôn giáo cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Với sự đổi mới đó đã tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phát triển hơn trước.

Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng, phần tôn giáo được đề cập tại mục X: “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đoàn thể nhân dân” trong đó khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được nhà nước bảo hộ”.

Vấn đề này tiếp tục được khẳng định trong báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảng: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tổ chức tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. [11, tr.81].

Như vậy, xét về mặt quản lý nhà nước, một mặt vẫn giữ vững quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân;

73

mặt khác nhiều cán bộ có trọng trách cao trong các cơ quan chuyên trách công tác tôn giáo và văn hóa tư tưởng đã có những ý kiến đề xuất đổi mới vấn đề tôn giáo cho phù hợp với tình hình mới. Thực tế đã có một số văn bản có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước và công cuộc đổi mới của Đảng. Nhiều địa phương chính quyền cơ sở đã căn cứ vào chính sách chung của nhà nước và tình hình cụ thể của địa phương cho phép sửa sang làm mới cơ sở thờ tự theo nguyện vọng của tín đồ và nhân dân.

Hiện nay, quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã thông thoáng và cởi mở, đồng thời khẳng định tôn giáo tiếp tục đồng hành lâu dài với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cần phải có những quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của các tôn giáo khi tham gia ở mức độ nhất định trong các hoạt động xã hội: y tế, giáo dục, thậm chí cả lĩnh vực kinh tế. Bởi vì, nhìn vào xu hướng vận động của đời sống tôn giáo hiện nay, xu hướng thế tục hóa ngày càng là xu hướng nổi trội, vì thế cần tạo điều kiện ở mức độ nhất định để các tôn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội.

Thực hiện tốt những vấn đề trên Đảng ta thấm nhuần những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trên ba nguyên tắc cơ bản: tách tôn giáo ra khỏi quyền lực chính trị, giáo dục công cộng thuộc về quyền lực nhà nước, tôn giáo là việc tư nhân. Trên cơ sở đó chúng ta có thể coi tôn giáo là công việc của tư nhân và các tổ chức tôn giáo cần được xem như các tổ chức xã hội và có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động xã hội theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã giải quyết tốt mối quan hệ này, đặc biệt từ năm 1990 đến nay đã tạo nên một cục diện mới, được đồng bào các tôn giáo đón nhận, tạo nên bầu không khí phấn khởi, thuận lợi cho quan hệ nhà nước và các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề then chốt để tiếp tục đổi mới về tôn giáo là phải đặt mối quan hệ trong vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tôn giáo, triển khai có hiệu quả đường lối, chính sách mới của Đảng, Nhà nước tạo ra sự thông thoáng trong công tác tôn giáo.

74

Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tôn giáo. Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo tiếp tục xác định một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo là phải tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo với chính sách thông thoáng và cởi mở hiện nay đã tạo điều kiện cho các tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo của mình trong khuôn khổ của pháp luật.

Với chính sách phù hợp của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo, các tôn giáo không ngừng tăng về số lượng tín đồ, về các cơ sở thờ tự được xây mới, các học viện mở ra đã đáp ứng một phần nhu cầu của giáo dân, điều này được thể hiện qua sự nhận xét của Thượng tọa Thích Đức Thanh ở chùa Bảo Quốc (thành phố Huế):

Các tôn giáo đều được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, được nhà nước cho phép mở trường đạo tạo đến cấp đại học...các tu sĩ được du học qua các nước theo nhu cầu. Rõ ràng Đảng và Nhà nước ta đã lưu tâm, giúp đỡ từng bước cho các tôn giáo phát triển một cách dân chủ. Trong các năm qua các tôn giáo đều được phép xây dựng, tôn tạo nơi phụng tự, sinh hoạt tín ngưỡng, in ấn kinh sách, tạp chí...chính sách đối ngoại lại được mở rộng [21, tr.54 ].

Có thể thấy, hiện nay nhận thức về vấn đề tôn giáo của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có bước tiến đáng kể. Một bầu không khí xã hội mới mẻ đã lan toả, ranh giới vô hình mà khắc nghiệt về sự phân biệt "lương và giáo" mà các thế lực đế quốc thực dân, phong kiến trước đây cố tình khoét sâu mâu thuẫn nay đã được gỡ bỏ căn bản, tạo nên những điểm sáng trong quan hệ Đạo - Đời. Tuy vậy, cũng phải nói rằng những quan điểm đổi mới nói trên của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn chưa thật sự thấm sâu vào đời sống xã hội ngay cả đối với không ít cán bộ đảng viên của các cơ quan ban ngành, đặc biệt ở các địa phương. Dường như trong tâm thức xã hội vẫn còn “điều gì đó” trong quan hệ Đạo - Đời với người có tôn giáo vì nhiều lý do vẫn chưa thể có đời sống tôn giáo, tâm linh thật bình thường, tính trách nhiệm xã hội và sự bình đẳng xã hội,

75

bình đẳng giữa các tôn giáo…đây đó vẫn còn không ít vấn đề thậm chí là những nghịch lý.

Như vậy, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo ngày càng thông thoáng và phù hợp. Những nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra đã thể hiện quan điểm Nhà nước Việt Nam là một nhà nước theo thể chế thế tục. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn một tín ngưỡng, tôn giáo nhất định mà mình tin theo hay không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Các tôn giáo và các hoạt động đều theo khuôn khổ của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 75 - 78)