Thực hiện nhất quán nguyên tắc tự do tín ngƣỡng, tôn giáo gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 54 - 63)

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Quán triệt tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh, đối với Việt Nam chỉ có độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mới giải quyết triệt để chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân. Trên tinh thần đổi mới tư duy, nhìn nhận hiện tượng, sự vật, trong đó có đời sống tôn giáo với nhãn quan khoa học, tôn trọng thực tiễn, tại Đại hội VI, Đảng ta với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật từ đó tìm hướng bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

Trên tinh thần đó, ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Nghị quyết này đã thổi một luồng gió mới, là một bước ngoặt quan trọng của Đảng ta về tôn giáo và công tác tôn giáo đã khẳng định: tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới

Nghị quyết 24/NQ-TW năm 1990, đã đưa ra những quan điểm thể hiện sự nhận thức mới của Đảng ta về vấn đề tôn giáo thông qua những quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo gồm; ba nhiệm vụ, năm nguyên tắc và năm chính sách cụ thể đối với tín đồ, với chức sắc nhà tu hành, với tổ chức Giáo hội với hoạt động từ thiện xã hội của tôn giáo, hoạt động đối ngoại và quan hệ quốc tế về tôn giáo.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về tôn giáo. Tại Hội nghị lần thứ IX Đảng ta ra nghị quyết về tôn giáo, điều này chứng minh Đảng rất quan tâm tới

52

vấn đề tôn giáo trong tình hình hiện nay. Nhận thức mới về tôn giáo của Đảng là một quá trình. Đổi mới nhận thức của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo được đánh dấu từ nghị quyết 24 và tiếp tục thể hiện trong nghị quyết 25. Trong nghị quyết 25 Đảng ta đưa ra 5 quan điểm và chính sách về tôn giáo trong tình hình hiện nay.

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

“Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” là sự tái khẳng định quan điểm của Đảng ta từ năm 1990. Trong Nghị quyết 24, Đảng ta chỉ nêu chung “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài” thì tại Nghị quyết 25 nói rõ và cụ thể hơn. Tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài mà còn được xác định rõ “đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Ở đây, Đảng ta đã đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa tôn giáo với dân tộc, giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội.

Qua thực tiễn cách mạng, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Tôn giáo và chủ nghĩa xã hội không những không triệt tiêu, loại trừ nhau mà còn có nhiều điểm tương đồng nhất định, nhất là về văn hóa, đạo đức và khát vọng giải phóng con người. Thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ trước đến nay đã chứng minh cho sự đồng hành giữa tôn giáo với dân tộc, giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền đó luôn được Đảng ta công khai thừa nhận. Tinh thần đó luôn được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết trong các kỳ đại hội Đảng. Tuy nhiên, không có bất kỳ quốc gia nào lại thừa nhận quyền tự do vô hạn, tự do vô chính phủ, tự do của người này, cộng đồng này vi phạm đến tự do của người khác, cộng đồng khác. Vì vậy tự do tôn giáo phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành.

53

Hai là, Đảng và Nhà nước ta coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết và thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết toàn dân tộc.

Xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay, từ vai trò của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng và tính quần chúng của tôn giáo mà Đảng ta luôn chú ý tới yếu tố đoàn kết. Đoàn kết tôn giáo không phải điểm mới trong nhận thức của Đảng ta, nhưng tại Nghị quyết 25 rất nhấn mạnh tới yếu tố đoàn kết trong hoàn cảnh lịch sử mới đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Nghị quyết 25 đã khẳng định rõ mục tiêu là tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân là một quan điểm mới của Đảng. Quan điểm này nhằm hướng tới “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, khai thác điểm tương đồng giữa người có tôn giáo và không có tôn giáo, cũng như giữa những người có tôn giáo khác nhau. Đây cũng là cơ sở để đấu tranh chống lại sự xâm nhập và nảy sinh của các loại “tà đạo”, “dị giáo”, những hiện tượng hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích Tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Qua đây ta mới thấy hết được sự chuyển biến nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống nhân dân.

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng nhân dân

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng, xuất phát từ tính quần chúng của tôn giáo, Đảng ta hướng công tác tôn giáo vào công tác vận động quần chúng. Có thể nói, công tác tôn giáo chỉ thành công khi nào làm tốt công tác dân vận quần chúng có đạo

54

Trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tìm mẫu số chung, sự tương đồng giữa người có đạo và người không có đạo để đoàn kết cùng nhau phấn đấu cho lợi ích chung. Mẫu số chung và sự tương đồng đó là độc lập cho dân tộc và cơm no, hạnh phúc cho mọi người. Đảng ta coi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Đây là điểm nhận thức mới của Đảng ta về công tác vận động quần chúng có đạo trong thời kỳ đổi mới của Đảng.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Tôn giáo và những hoạt động tôn giáo không chỉ giới hạn trong phạm vi đời sống tinh thần, tâm linh của riêng đồng bào có đạo, mà những hoạt động tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, công tác tôn giáo liên quan đến các cấp, các ngành, các địa bàn dân cư, để làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Trong tình hình hiện nay cả nước có hàng chục triệu tín đồ, hàng vạn chức sắc, hàng ngàn cơ sở thờ tự khắp đất nước, các hoạt động tôn giáo phát triển, hoạt động đối ngoại tôn giáo ra tăng, các ấn phẩm tôn giáo ngày càng nhiều trong khi đó đội ngũ làm công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị “vừa thiếu, vừa yếu” là vấn đề đáng quan tâm. Thực tiễn đó đòi hỏi tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp cần được củng cố và kiện toàn.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo

Đảng ta khẳng định việc truyền đạo cũng như các hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Trong Nghị quyết 24 và đặc biệt là Nghị quyết 25 đã thể hiện rõ ràng quan điểm này. Tinh thần này được đông đảo quần chúng các tôn giáo đồng tình, đây là cơ sở để bác bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

55

Có thể nói từ Nghị nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị

về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới cho đến khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, là quá trình đổi mới mang tính “đột phá” tư duy của Đảng về tôn giáo cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Với sự đổi mới đó đã tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phát triển hơn trước.

Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng, phần tôn giáo được đề cập tại mục X: “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đoàn thể nhân dân” trong đó khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật....Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được nhà nước bảo hộ”

Xét về mặt quản lý nhà nước một mặt vẫn giữ vững quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; mặt khác nhiều cán bộ có trọng trách cao trong các cơ quan chuyên trách công tác tôn giáo và văn hóa tư tưởng đã có những ý kiến đề xuất đổi mới vấn đề tôn giáo cho phù hợp với tình hình mới. Thực tế đã có một số văn bản có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước và công cuộc đổi mới của Đảng. Nhiều địa phương chính quyền cơ sở đã căn cứ vào chính sách chung của nhà nước và tình hình cụ thể của địa phương cho phép sửa sang làm mới cơ sở thờ tự theo nguyện vọng của tín đồ và nhân dân.

Mặt khác, xét về khía cạnh đời sống tôn giáo, không khí vui tươi, phấn khởi của số đông tín đồ và giáo sĩ, chức sắc các tôn giáo trước những đổi mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước nhiều hoạt động đối ngoại của các tôn giáo đã được Nhà nước ta cho phép và tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ của pháp luật.

Hiện nay, quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã thông thoáng và cởi mở, đồng thời khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục đồng hành lâu dài với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cần phải có những quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của các tôn giáo khi tham gia ở mức độ nhất định trong các hoạt động xã hội: y tế, giáo dục, thậm chí cả lĩnh vực kinh tế.... Bởi vì, nhìn vào xu hướng vận động

56

của đời sống tôn giáo hiện nay, xu hướng thế tục hóa ngày càng là xu hướng nổi trội vì vậy cần tạo điều kiện ở mức độ nhất định để các tôn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện tốt những vấn đề trên đòi hỏi phải thấm nhuần những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn. Trên cơ sở đó chúng ta có thể coi tôn giáo là công việc của tư nhân và các tổ chức tôn giáo cần được xem như các tổ chức xã hội đặc biệt, và có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động xã hội theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Đảng ta không chỉ chủ trương lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất đất Tổ quốc, phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và định cư ở nước ngoài mà còn kêu gọi mọi người hãy xóa bỏ định kiến, mặc cảm của quá khứ do thành phần giai cấp, xu hướng chính trị của Nhà nước và các tôn giáo. Đảng không chỉ mong muốn toàn dân hãy tôn trọng, chấp nhận sự khác nhau về nhận thức, tư tưởng, chính kiến khi sự khác biệt đó không trái với lợi ích dân tộc mà còn phát huy truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, hữu hảo, hòa đồng văn hóa và tôn giáo Việt Nam. Giữ gìn truyền thống đoàn kết, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai trên tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau giữ con người và con người vì sự ổn định chính trị và đồng thuận của xã hội để phát triển là nhu cầu khách quan của giai đoạn lịch sử mới.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ, chủ nghĩa ly khai dân tộc, tôn giáo diễn ra toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, sau đó là toàn cầu hóa về văn hóa trong đó có tôn giáo đang có nhiều diễn biến phức tạp. Tất cả những vấn đề đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta

Từ khi thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TW năm 1990 đến nay. Nghị quyết đã đi vào cuộc sống đã làm đổi thay quan điểm về tôn giáo, tạo không khí cởi mở, thông thoáng cho các tôn giáo và các tín đồ tôn giáo phát triển. Không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tôn

57

giáo ở Việt Nam rất sôi động và ngày càng gia tăng. Các lễ hội, các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức ngày càng rầm rộ với quy mô ngày càng lớn. Thành tựu đạt được thể hiện ở những con số cụ thể sau:

Một là, số lượng các tín đồ các tôn giáo: Đến năm 2007, tổng số các tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam là 23 triệu. Trong đó Phật giáo gần 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Tin Lành gần 1 triệu; Hồi giáo 67 nghìn; Cao Đài 3,2 triệu; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,4 triệu; Tịnh độ cư sĩ Phật Hội 1,4 triệu; Tứ Ân Hiếu Nghĩa 78 nghìn; Ngũ Chi Chân Minh Đạo 10 nghìn. Từ năm 2005 đến năm 2007 tín đồ tăng 2 triệu người. Hàng chục triệu tín đồ các tôn giáo khác nhau đã, đang và tiếp tục cùng đồng hành cùng dân tộc phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Hai là, số cơ sở thờ tự của các tôn giáo: Sau khi có Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về công tác tôn giáo đã có 425 cơ sở thờ tự được xây dựng lại hay xây mới, trong đó: 217 cơ sở thờ tự của Phật giáo; 117 của Công giáo; 8 của Tin Lành; 23 của Cao Đài và 294 cơ sở được sửa chữa, tu bổ. Theo thống kê chưa đầy đủ,

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 54 - 63)