Từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 63 - 66)

tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản của công dân được Đảng ta công khai thừa nhận và tôn trọng. Sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo Hiến pháp năm 1946 - bộ khung pháp lý về quản lý nhà nước, trong đó có những quy định mang bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp năm 1946 đã trình bày những quy định liên quan đến các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp năm 1946 ghi nhận: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”, “Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”, “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn giáo”

Từ nền tảng của Hiến pháp năm 1946 về tôn giáo là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước ta tiếp tục từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 đều quy định các vấn đề liên quan đến tôn giáo.

Kể từ năm 1990 và nhất là sau Đại hội X công tác tôn giáo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Có thể thấy, trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ nước ta lại có hệ thống văn bản đầy đủ và hoàn chỉnh về lĩnh vực tôn giáo như hiện nay. Các văn bản này nhanh chóng được thể chế hóa bằng pháp luật và đi vào cuộc sống. Có thể khái quát một số văn bản sau:

Ngày 16-10-1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24 NQ/TW “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Nghị quyết này được xem như dấu mốc thể hiện quan điểm mới của Đảng ta về tôn giáo và công tác tôn giáo với ba luận điểm quan trọng: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân; Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.

61

Ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 69- HĐBT quy định về hoạt động tôn giáo. Nghị định đã kế thừa những nội dung các văn bản quy phạm pháp luật trước đó đồng thời còn bổ sung, chỉnh sửa nhiều nội dung mới:

Thứ nhất, Nghị định đã có những điều khoản cụ thể hơn về các hoạt động tôn giáo “được đảm và khuyến khích” (Điều 4) và những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo “bị loại trừ” (Điều 5).

Thứ hai, Nghị định vạch rõ sự khác biệt giữa các hoạt động “không phải xin phép” và “phải xin phép” (Điều 8, điều 9).

Thứ ba, Nghị định quy định về cơ sở thờ tự, tu bổ, sữa chữa, xây dựng (Điều 11, Điều 12), ngoài ra còn quy định về các hoạt động quốc tế của các tôn giáo (Điều 25).

Ngày 19-4-1999, Chính phủ ban hành Nghị định số26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo thay thế Nghị định số 69/HĐBT. Nghị định số 26 khẳng định:

Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; công dân theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ (Điều 1);

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật (Điều 5).

Ngày 12-3-2003 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Đảng ta ra Nghị quyết số 25/NQ-TW về công tác tôn giáo. Nghị quyết 25 xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Như vậy, Đảng ta xác định tôn giáo là vấn đề lâu dài và là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong quá trình xây dựng đất nước.

Ngày 29-6-2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 18-6-

62

2004. Đến ngày 1-3-2005, Chính phủ ban hành Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Cho đến nay thời điểm này, văn bản pháp lý có giá trị điều chỉnh cao nhất về tôn giáo ở nước ta là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố ngày 29-06-2004. Đây là cơ sở để ban hành một Bộ Luật về Tôn giáo đầu tiên ở nước ta. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo gồm 7 chương, 41 điều, quy định những vấn đề cơ bản về tôn giáo. Tại điều 1 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định:

“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”.

Tinh thần này tiếp tục được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khái quát: “Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân” [11, tr.51].

Các văn bản pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng được thể chế và đi vào cuộc sống, là hành lang pháp lý để các giáo dân hoạt động và định ra đường hướng hành đạo chân chính. Điều này đã khẳng định sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

63

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 63 - 66)