ngƣỡng, tôn giáo và không tín ngƣỡng, tôn giáo
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân nhất quán được ghi nhận và đảm bảo qua Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tại Điều 10 đã quy định những quyền cơ bản của công dân trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Có thể thấy, Hiến pháp năm 1946 là cơ sở, nền tảng pháp lý đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được ghi nhận tại các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992. Cụ thể như sau:
Hiến pháp năm 1959. Quy định tại điều 26: Công dân Việt Nam dân chủ Cộng hoà có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Hiến pháp năm 1980. Quy định tại điều 68: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Hiến pháp năm 1992. Điều 70 quy định: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
76
Không ai được xâm phạm tự do tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Ngoài các quy định trong hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác của nhà nước Việt Nam như: Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ luật Dân sự hay trong các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Sau khi có Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Về tôn giáo, Ngày 29- 6-2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 2004/L/CTN công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 18-6- 2004. Pháp lệnh này đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước trong việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh và đặc điểm lịch sử nước ta, luật pháp về tôn giáo là lĩnh vực vừa thiếu vừa yếu. Hơn nữa, kể từ khi đất nước thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về tôn giáo.
Kể từ năm 1990 và nhất là sau Đại hội X và Đại hội XI, công tác tôn giáo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Có thể thấy, trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ nước ta lại có hệ thống văn bản đầy đủ và hoàn chỉnh về lĩnh vực tôn giáo như hiện nay. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, hàng chục các văn bản pháp luật đã được Nhà nước ban hành được thể chế và đi vào cuộc sống đã góp phần giải quyết được nhu cầu chính đáng của giáo dân.
Có thể thấy, hệ thống văn bản pháp luật về tôn giáo ngày càng hoàn thiện và mang tính pháp lý cao hơn như luật, pháp lệnh, bộ luật, nghị định...thay thế dần các sắc lệnh, sắc luật...của giai đoạn trước. Nội dung các văn bản luôn được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện dần, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn.
Mặc dù, các hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước ta hiện nay là khá nhiều, nhưng những văn bản này mới dừng lại ở các chỉ thị, nghị định, pháp lệnh, nghị quyết mà chưa được xây dựng thành Luật pháp nhân tôn giáo như các
77
bộ luật khác có liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, việc triển khai công tác tôn giáo đôi khi còn chưa thống nhất, chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho những người thực thi hoạt động tôn giáo.
Để hướng dẫn, kiểm tra, quản lý nhà nước về tôn giáo, bộ máy nhà nước làm công tác quản lý về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Nghị định số 37/CP, ngày 4-6- 1993 của Chính phủ quy định “Ban tôn giáo của Chính phủ là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả nước, là đầu mối phối hợp giữa các ngành về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo (Điều 1). Sau một thời gian thực hiện, để phù hợp với nhu cầu cải cách bộ máy hành chính nhà nước, Nghị định số 37/CP của Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định số 91/CP, ngày 13-8-2003. Nghị định số 91/CP quy định: “Ban tôn giáo Chính phủ phải là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công cộng thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật” (Điều 1).
Đến nay, Việt Nam chưa có Luật pháp nhân tôn giáo. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước cần xây dựng được một hệ thống pháp luật tốt về tôn giáo, khi đó mới tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tôn giáo, đồng thời là công cụ hữu hiệu để nhà nước thi hành chức năng chủ thể quản lý.
Có thể nói, hơn hai thập kỷ qua, trong những thắng lợi to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước, không thể không kể đến những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới về tư duy lý luận, đường lối và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Sự đổi mới này dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo vào điều kiện mới của đất nước nhằm chống lại các thế lực lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân.
Mặc dù vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, nó không chỉ liên quan đến vấn đề tư tưởng mà còn liên quan đến cả vấn đề chính trị - xã
78
hội. Các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn lợi dụng chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào các mưu đồ chính trị xấu. Các thế lực thù địch gây ra những khó khăn nhất định cho Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đồng thời tiếp tục đổi mới nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước. Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân, chính sách này được thể chế bằng pháp luật.
Có thể thấy, những thành tựu về việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đạt được trong thời gian qua đã chứng minh vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Những thành tựu này đã góp phần to lớn vào đảm bảo quyền tự do nói chung cho nhân dân và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh.
79
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và thiên tài của dân tộc Việt Nam, Người đã mở ra cho dân tộc ta một kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh không ngừng đấu tranh vì nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, cả đời Người đã toàn tâm toàn sức thực hiện mục tiêu cao cả này. Trong những mục tiêu đó Hồ Chí Minh luôn dành nhiều tâm huyết để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân. Với chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã thiết lập được khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh trường kỳ của dân tộc đến thắng lợi. Hồ Chí Minh không chỉ thực hiện hiệu quả chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là người đặt nền tảng luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân. Đây là điều kiện quan trọng để các giáo dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các giáo dân sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ công dân trong thời chiến cũng như trong thời bình và quan điểm sống “tốt đời, đẹp đạo” luôn thường trực trong mỗi giáo dân.
Hồ Chí Minh thấy được vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Tư tưởng bao dung hoà hợp giữa đạo với đời, giữa người có đạo và không theo đạo đều vì mục đích cao nhất là độc lập, tự do cho dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh thấy được điểm chung giữa người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều có tinh thần yêu nước vì đây là điểm mấu chốt để Hồ Chí Minh thiết lập khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng thực hiện nhiệm vụ cách mạng đặt ra Người nhận thấy sức mạnh và tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo là sức mạnh to lớn là lực lượng của cách mạng. Theo Người, muốn làm cách mạng, muốn cách mạng thành công thì phải dựa vào dân, trong đó đồng bào các tôn giáo là lực lượng không thể thiếu. Để làm được điều đó cần tôn trọng niềm tin, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
80
nhân dân. Lấy dân làm gốc là một chân lý sáng ngời của Người, tất cả phải xuất phát từ nhân dân và vì nhân dân.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo rất độc đáo và sâu sắc. Người đã vận dụng linh hoạt vấn đề này trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam đã đem lại những thành quả to lớn cho cách mạng, Người đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc không phân biệt lương hay giáo thành một khối thống nhất với tinh thần phụng sự đức chúa, phụng sự tổ quốc. Trong những năm qua với sự lãnh đạo phù hợp của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo, đặc biệt là thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã thu được những thành quả nhất định. Giáo dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tham gia đầy đủ nghĩa vụ với Tổ quốc góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đặc biệt là khi các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá thành quả cách mạng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trước những vấn đề nhảy cảm và phức tạp của tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta một mặt kiên định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước; mặt khác kiên quyết chống lại và làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo nhằm gây mất trật tự xã hội, an ninh quốc gia ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết lương và giáo. Sự vận dụng linh hoạt nhưng kiên quyết của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong bối cảnh hiện nay đã đem lại bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng tươi sáng hơn đáp ứng được nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Có thể thấy, với những thành quả đã đạt được trong việc thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực của Đảng và Nhà nước đặc biệt là sự nhận thức đúng đắn và ứng xử phù hợp vấn đề tôn giáo. Mặc dù vậy tôn giáo là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi Đảng và Nhà nước tiếp tục ra sức phát triển kinh tế -
81
xã hội và giữ vững an ninh, chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào tôn giáo phát triển kinh tế, tham gia vào các công việc chung của đất nước tạo không khí đoàn kết, phấn khởi giữa các giáo dân với Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước đi ngược với lợi ích của dân tộc và giáo dân.
Hiện nay, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm và có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi Đảng và Nhà nước khi thực hiện chính sách tôn giáo cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, giáo dân và toàn thể dân tộc mới làm tốt được công tác này. Tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị đối với Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay.
82