Đổi mới nhận thức về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 71 - 75)

tộc và chủ nghĩa xã hội

Tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội luôn biến động cùng với sự biến thiên của lịch sử. Tôn giáo không chỉ là vấn đề tinh thần, tâm linh mà còn có quan hệ đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như: chính trị, đạo đức, văn hoá…và vai trò của tôn giáo cũng khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử. Vì vậy, việc nhận thức, đánh giá tôn giáo phải có quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể khi nhìn nhận và ứng xử với tôn giáo.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Tiếp tục thực hiện chính sách tự do tôn giáo gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khi giải quyết chính sách tôn giáo Đảng ta luôn nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Bởi vì, không nắm vững quan điểm khoa học về tôn giáo khó tránh khỏi nhận thức sai lầm với những biểu hiện “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh” trong việc nhận thức và thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, để thực hiện hiệu quả chính sách tự do tôn giáo gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì cần có nhận thức mới về tôn giáo trong tình hình mới hiện nay. Theo tác giả cần thấy được các khía cạnh cơ bản sau:

69

Một là, đổi mới nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo: Nước ta hiện nay có khoảng 50 - 60 hiện tượng có tính tôn giáo trong đó có khoảng 40 hiện tượng tôn giáo phát sinh trong nước, số còn lại là hiện tượng tôn giáo xâm nhập từ ngoài vào. Điều khó khăn nhất là hiện nay chúng ta còn thiếu những hồ sơ khoa học về từng nhóm (những yếu tố về đặc điểm, về kinh kệ, triết lý, nghi lễ..). Các “tôn giáo mới” là thứ rất nhạy cảm và dễ rơi vào khuynh hướng cực đoan tôn giáo đang diễn ra trên thế giới hiện nay.

Như vậy, ở Việt Nam hiện nay sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới là hậu quả tất yếu của sự biến đổi xã hội; toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, phát triển khoa học - công nghệ; chính sách mở của và cơ chế thị trường trong bối cảnh giao lưu và hội nhập hiện nay.

Mặc dù ở Việt Nam hiện nay chưa có những hiện tượng như Pháp Luân Công hoặc Aum. Nhưng rõ ràng, không thể mất cảnh giác với thái độ “trung lập” hay chờ đợi nó “tự tiêu vong”. Những hậu quả do tôn giáo mới gây ra là rất to lớn về sức khoẻ, tinh thần, nhân phẩm con người, mê tín dị đoan mà các hiện tượng này trực tiếp hay gián tiếp gây ra, cá biệt có hiện tượng tàn sát hay tự sát tập thể như ở Sơn La mấy năm gần đây.

Trước sự biến đổi rất đa dạng và phức tạp về tôn giáo ở Việt Nam, đã đến lúc phải nghiên cứu nghiêm túc về mặt lý luận và thực tiễn để nhận thức vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo, để từ đó làm cơ sở khoa học cho việc nhận thức, ứng xử, quản lý của nhà nước, góp phần hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Hai là, về tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho

các tôn giáo có điều kiện lan truyền, xâm nhập đến tất cả các quốc gia – dân tộc trên thế giới. Sự xâm nhập, giao thoa giữa tôn giáo bản địa với tôn giáo ngoại nhập diễn ra mạnh mẽ. Các tôn giáo trong quá trình lan truyền để tồn tại và phát triển các tôn giáo đã diễn biến rất đa dạng; có tôn giáo thì phân ly, chia rẽ; có tôn giáo thì hợp nhất điều này tạo ra sự đa dạng trong bức tranh tôn giáo thế giới.

Đời sống tôn giáo Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, sự xâm nhập của các giáo phái mới làm đa dạng đời sống tinh thần cho nhân dân. Tâm thức người

70

Việt Nam mang tính đa thần. Vì vậy, các tôn giáo xâm nhập từ bên ngoài đều được người Việt tiếp nhận một cách có chọn lọc, miễn là nó phù hợp với truyền thống, phong tục của dân tộc và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân hay từng cá nhân.

Như vậy, tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay ở nước ta đã có nhiều biến đổi theo sự biến thiên của xã hội là điều tất yếu. Việc nhận thức xu hướng biến đổi của các tôn giáo cũng như đời sống tôn giáo của nhân dân là rất cần thiết chỉ khi nào nắm bắt được xu hướng biến đổi đó mới xây dựng được chính sách tự do tôn giáo phù hợp với đời sống tâm linh của nhân dân trong bối cảnh hiện nay.

Ba là, Nguyên tắc tự do tín ngưỡng, tôn giáo gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam, là nguyên tắc kiên định của Đảng và Nhà nước ta. Có thể thấy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là điều kiện quyết định để thực hiện thành công chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân.

Sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa ly khai dân tộc, tôn giáo diễn ra toàn cầu, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, sau đó là toàn cầu hoá về văn hoá trong đó có tôn giáo đang có nguy cơ hiển hiện. Tất cả những nhân tố đó đã và đang tác động trực tiếp hay gián tiếp đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng.

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có những sự thay đổi nhất định so với trước đây, điều này thể hiện như sau:

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo…trong đó phát triển kinh tế là cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lênin viết: “... Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thật sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường” [21, tr.174]. Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, thì mới có điều kiện nâng cao đời sống văn hoá, trong đó có văn

71

hoá tôn giáo lành mạnh, tốt đẹp của đồng bào các tôn giáo, đặc biệt là đồng bào tôn giáo vùng sâu, vùng xa, đang là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn với công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho nhân dân trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội còn tồn tại lâu dài trong xã hội kể cả trong xã hội chủ nghĩa. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa vấn đề tự do tôn giáo vẫn luôn được đặt ra. Tuy nhiên, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, vấn đề tự do tôn giáo có sắc thái khác biệt hơn so với các nước phương Tây, đó là vấn đề tự do tôn giáo lại được đặt trong khuôn khổ một nhà nước mácxít vô thần, không tôn giáo về bản chất. Nghĩa là, ngay từ phía quan hệ nhà nước với các giáo hội, cũng rất khác với các nước phi xã hội chủ nghĩa nói trên.

Người mácxít luôn quan niệm trong “vấn đề tôn giáo” có hai phương diện: một mặt đó là vấn đề tín ngưỡng, đức tin, nghĩa là vấn đề tư tưởng, ý thức hệ. Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, thì còn là vấn đề chính trị, xã hội. Ở phương diện tư tưởng, người cộng sản đã dần dần thấy rõ tôn giáo là vấn đề phức tạp, lâu dài, không thể tranh luận giữa “hữu thần” và “vô thần”, cũng không thể dùng mệnh lệnh hành chính để hạn chế, xóa bỏ tôn giáo như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ dẫn. Vì thế, vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo vẫn phải đặt ra khi xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Qua thực tiễn cách mạng, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Tôn giáo và chủ nghĩa xã hội không những không triệt tiêu, loại trừ nhau mà còn có nhiều điểm tương đồng nhất định, nhất là về văn hóa, đạo đức và khát vọng giải phóng con người. Thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ trước đến nay đã chứng minh cho sự đồng hành giữa tôn giáo với dân tộc, giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội.

72

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 71 - 75)