ngƣỡng, tôn giáo vào mục đích chính trị
Với phương châm tự do cho dân tộc, đồng thời là cơ sở cho tự do về tín ngưỡng; tôn trọng tự do tín ngưỡng chính là bảo vệ niềm tin thiêng liêng nhất của các tín đồ. Vì vậy, một mặt Hồ Chí Minh bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng; mặt khác, Người cũng kiên quyết đấu tranh chống lại những kẻ làm vẩn đục “cái thiêng” đó, điều này được linh mục Trần Tam Tỉnh nhận xét rất xác đáng: “Các lời lẽ của Cụ phê phán Giáo hội không bao giờ chạm tới khía cạnh Đức tin, mà chỉ nằm ở phạm vi các vấn đề về cơ chế và chính trị” [20, tr.76].
Thật vậy, từ khi bắt đầu làm cách mạng Hồ Chí Minh đã nhận thức được điều tiêu cực nhất của tôn giáo là khi tôn giáo đi song song với chính trị, khi tôn giáo bị những kẻ phản động lợi dụng. Những bài viết của Nguyễn Ái Quốc vào thập niên 20 của thế kỷ XX khi phê phán Giáo hội, cá nhân hay tổ chức theo vết chân xâm lược vào nước ta không chỉ để truyền đạo mà còn biến tôn giáo thành một công cụ thực dân tham gia bóc lột nhân dân, đồng thời còn bóc lột cả các tín đồ của mình. Hồ Chí Minh lên án những hành vi của các cá nhân, tổ chức tôn giáo hại dân, hại nước. Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ bản chất tôn giáo với tổ chức hay cá nhân lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị.
Lợi dụng vấn đề tôn giáo với mưu đồ chính trị là bản chất cố hữu, không thay đổi của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Hiểu rõ được vấn đề này, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh không khoan nhượng với kẻ lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh giáo dục quần chúng phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch, lluôn ý thức sâu sắc, các thủ đoạn
35
thâm độc của kẻ thù chia rẽ nhân dân bằng cách kích động mâu thuẫn lương - giáo. Các thế lực thù địch thường nêu hai vấn đề lớn: Quốc gia - Cộng sản, Cộng sản - Tôn giáo để hù dọa, kích động, chia rẽ giáo dân. Tuyền truyền “Cộng sản là vô thần sẽ tiêu diệt tôn giáo”, “thà mất nước còn hơn mất Chúa”. Trước những âm mưu đó, Người đã vạch rõ sự lợi dụng tôn giáo của kẻ thù để chức sắc, tín đồ tôn giáo khỏi ngộ nhận. Ngay trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Người đã lên án mạnh mẽ thực dân Pháp cấu kết với các giáo sĩ, chức sắc Công giáo để xâm lược Việt Nam. Người tố cáo các giáo sĩ Pháp làm gián điệp, trực tiếp bắn giết đồng bào ta không kể giáo hay lương. Người vạch rõ bọn thực dân pháp là bọn đốt nhà thờ, hiếp bà phước, giết tín đồ, chức sắc, giết dân ngoại đạo...chúng là bọn ác ma, bọn phản Chúa, giết Chúa.
Hồ Chí Minh phân biệt rạch ròi tự do tín ngưỡng với việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng Hồ Chí Minh gọi đó là bọn “Việt gian đồng thời cũng là giáo gian” những lực lượng này không phải là tín đồ chân chính, chỉ giả danh là tín đồ mà thôi, còn những đồng bào Công giáo kháng chiến mới là tín đồ chân chính của Đức Chúa, và những đồng bào ấy thật là “phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổ quốc”.
Từ tháng 8-1954 đến giữa năm 1955, Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo về cuộc đấu tranh chống địch cưỡng ép, dụ dỗ đồng Công giáo vào Nam. Đây thực sự là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ và quyết liệt nhằm cứu hàng chục vạn giáo dân thoát khỏi nguy cơ bị Mỹ - Diệm lợi dụng, biến thành những kẻ phá hoại sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Những bài viết, bài phát biểu của Hồ Chí Minh về vấn đề này phản ánh sự kết hợp giữa đấu tranh và hòa hợp vừa giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, vừa phân định rõ ràng, vạch mặt chỉ tên bè lũ đội lốt tôn giáo phản nước hại dân. Đó là bọn đầu sỏ Ngô Đình Diệm cùng bọn phản động đội lốt ở hai miền tụ tập lại, kết hợp giữa chính quyền và thần quyền để chống phá cách mạng. Cuộc đấu tranh này vừa mềm dẻo trong thuyết phục đồng bào, vừa quyết liệt trong cách đối xử với bọn phản động đội lốt tôn giáo.
36
Hồ Chí Minh rất căm phẫn trước hành động của Mỹ - Diệm khi lừa gạt đồng bào vào Nam, những đồng bào bị lừa bịp đi nhầm vào Nam, vì thất cơ lỡ vận muốn trở về Bắc nhưng bị bọn Diệm cho lính khủng bố, thậm chí bắn giết. Những âm mưu và tội ác này thể hiện trong Bức thư tố cáo của Linh mục Nguyễn Duy Thông (xã Mỹ Hưng - Hà Nam) viết ngày 5-10-1954 gửi cho Ủy ban kiểm soát quốc tế và cho Ủy ban hành chính huyện Mỹ Lộc:
Tôi xin tố cáo âm mưu của bọn Ngô Đình Diệm dụ dỗ đồng bào Công giáo ở xứ chúng tôi vào Nam, chúng phao tin rằng “Việt Minh phá đạo” rằng “không đi thì Mỹ sẽ ném bom nguyên tử chết hết...”, “Tôi nhận thấy những tin ấy hoàn toàn là sai sự thật. Như chúng nói “Chính phủ cấm đạo” thì thật xuyên tạc, vì trong tháng 10 (tháng Hà Nam được giải phóng) tôi đã làm lễ phúc và làm lễ cho dân Công giáo chúng tôi. Đâu đấy vui vẻ đi nhà thờ làm lễ mà không có sự gì ngăn trở. Tôi lại được cơ quan địa phương giúp đỡ mọi sự dễ dàng. Nay tôi gửi thư lên Ủy ban để tỏ lòng biết ơn Chính phủ, và để vạch rõ âm mưu của bọn Ngô Đình Diệm [52, tr.55].
Thế là bọn Diệm đã phạm tội làm hại đồng bào Công giáo, phạm tội tuyên truyền chiến tranh, phạm tội làm ô danh Chúa.
Phải đối mặt với những khó khăn này, Hồ Chí Minh đã tìm ra đối sách phù hợp nhằm chống lại những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ địch. Đối sách đó là phải kiên trì tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đồng bào không mắc mưu chúng bỏ quê hương ra đi, cần phải kêu gọi đồng bào quay trở về miền Bắc. Trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Noel 1954, Hồ Chí Minh viết: “Số phận những giáo hữu ấy khiến tôi rất đau lòng, và chắc chắn đồng bào cũng thương xót. Tôi rất mong đồng bào cầu chúa phù hộ những giáo hữu ấy đủ sức đấu tranh, đòi trở về quê cha đất tổ” [52, tr.75].
Đối với những kẻ chủ mưu lừa bịp đồng bào thì Hồ Chí Minh kiên quyết trừng trị. Phân biệt bạn và thù một cách biện chứng, phương pháp đấu tranh phê phán lại đúng mực. Hồ Chí Minh đã thu được kết quả to lớn trong công tác tuyên truyền, giác ngộ
37
đồng bào các tôn giáo, đồng thời làm thất bại các âm mưu của kể địch lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị.
Đấu tranh linh hoạt và cương quyết với phương pháp biện chứng là cơ sở quan trọng để Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề tôn giáo hiệu quả nhất, cương quyết đấu tranh chống lại những kẻ làm hại nước, hại dân, loại bỏ tất cả cái gì ảnh hưởng đến nền độc lập của dân tộc, đồng thời góp nhặt tất cả những cái gì tạo ra sự đoàn kết lương giáo, để chống lại những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị. Tất cả vì mục tiêu là lương và giáo đoàn kết, đồng lòng, đồng sức kiến thiết một nhà nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.