Nguyên tắc tự do tín ngƣỡng, tôn giáo gắn với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 28 - 33)

nghĩa xã hội

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đây là một chân lý được rút ra từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời của dân tộc. Chân lý đó lại được kiểm nghiệm và khẳng định qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và giành được độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tất cả những thắng lợi đó đã hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đúng như Trần Văn Giàu đã nhận định: “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến cận đại” [13, tr.115]. Hồ Chí Minh cho rằng, độc lập phải là mục tiêu cơ bản và cấp thiết nhất. Độc lập cho dân tộc là cơ sở, điều kiện để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân..

Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Tại Kim Sơn (Ninh Bình) Hồ Chí Minh nói với đông đảo đồng bào Công giáo: “Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, cho nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã” [52, tr.50]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh toàn bộ công tác tôn giáo phải hướng đến mục tiêu cơ bản và cấp thiết nhất là độc lập và tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [46, tr.56]. Vì vậy, tư tưởng về độc lập dân tộc phải bao hàm cả giải phóng xã hội, giai cấp mà cộng động đồng bào có đạo là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng ấy.

Đối với Hồ Chí Minh thực hiện tự do tự do tín ngưỡng, tôn giáo là rất quan trọng, nhưng duy trì tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn quan trọng hơn. Theo Hồ Chí Minh, để duy trì tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo lâu dài cho nhân dân. Điều này được thể hiện ngay sau một ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”.

26

Năm 1951 trước luận điệu xuyên tạc của kẻ địch về “nguy cơ cộng sản tiêu diệt tôn giáo”, trong buổi kết thúc lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, Người phát biểu: “Chúng tôi xin nói rõ để tránh hiểu lầm: vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người” [51, tr.76].

Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một nội dung quan trọng trong tư tư tưởng của Người. Để thực hiện mục tiêu này, theo Hồ Chí Minh không còn con đường nào khác là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa để giành Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho nhân dân. Để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử đó, theo Hồ Chí Minh phải có sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, trong đó các tín đồ tôn giáo là một lực lượng quan trọng của cách mạng cần tập hợp thành một lực lượng thống nhất cùng thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Nhiều tác giả khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định, Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng tài tình, Người đã thấy một sợi dây sâu chuỗi giữa các tín đồ tôn giáo với nhau, giữa các tín đồ tôn giáo hay không theo tôn giáo đều có mẫu số chung là người mất nước là những người nô lệ tất cả đều khát vọng độc lập, tự do. Điều này cũng phù hợp với khát vọng cháy bỏng của Người. Người đã nhiều lần khẳng định rằng, nước có độc lập thì tôn giáo mới có tự do. Với Hồ Chí Minh giữa tôn giáo và Tổ quốc, giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không có gì trái ngược. Điều này thể hiện rõ nhất qua đường hướng hành đạo của các tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài; tôn giáo nào cũng chứa đựng những giáo lý của mình những lời khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác và không bao giờ khuyên con người phản lại cha ông, phản lại Đức chúa, phản lại Tổ quốc.

Mặt khác, dưới bình diện chung nhất về văn hóa - xã hội, giữa tôn giáo và chủ nghĩa hội có sự tương đồng về mục đích là giải phóng con người. Cả lý tưởng cộng sản và các học thuyết tôn giáo chân chính đều muốn xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, bất công, mọi người được sống trong hòa bình, trong một thế giới đại đồng, điều này cũng là mục đích cách mạng của Hồ Chí Minh. Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu

27

của giáo lý và đường hướng hành đạo của các tôn giáo chân chính, về đạo Phật, Người nói:

Phật thích ca là một người quý tộc. Người đã bỏ hết công danh phú quý để cứu vớt chúng sinh. Tức là cứu vớt người lao động nghèo khổ. Chúa Giêsu là một người lao động. Người vui lòng hy sinh tính mạng của mình để cứu vớt tầng lớp lao động nghèo khổ, chống lại bọn Pharidiêu tức bọn bóc lột. Mục đích cao cả của Đức Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều giống nhau. Thích Ca và Giêsu đều mong muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng. [29,tr. 172]

Tư tưởng vì nước, vì dân, vì đoàn kết các dân tộc toàn nhân loại được coi là mục đích trong chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Người. Người đã nói: “Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Giatô tin ở đức Chúa trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị trí tôn mà chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân ta, ta đừng có làm gì trái ý dân, dân muốn gì ta phải làm nấy” [46, tr.148]. Người thường khẳng định rằng, Đảng, Chính phủ lo cho dân có cơm ăn áo mặc, các cháu được học hành, người ốm có thuốc vào bệnh viện để chữa, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng ổn định và nâng cao thì có gì mâu thuẫn hay sai trái với giáo lý của đạo, lời dạy của Chúa Giêsu.

Được vũ trang bằng phương pháp biện chứng duy vật, với sự am hiểu về văn hóa và lịch sử. Hồ Chí Minh đã thấy được sự tương đồng giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội; sự tương đồng giữa người có đạo và không có đạo. Suy cho cùng mọi tôn giáo đều đưa ra một mô hình xã hội tốt đẹp, Những tín đồ chân chính đều muốn nước nhà độc lập, đồng bào được tự do hạnh phúc. Hồ Chí Minh phát hiện ra những giá trị tích cực của tôn giáo và biết khai thác, kết hợp chúng với tư tưởng cộng sản nhằm đem lại lợi ích cho cách mạng. Người viết:

Học thuyết của Khổng tử có ưu điểm của nó là tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn

28

Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giê - su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sẽ sống chung với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy. [64, tr.32] Trong đoạn văn này thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị tốt đẹp mà các nhà tư tưởng, không kể duy tâm hay duy vật đưa ra đều mong muốn một cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân và Hồ Chí Minh nguyện là một người kế tục những giá trị tốt đẹp đó, đây là một tư tưởng độc đáo chỉ có ở Hồ Chí Minh. Với chính sách tôn giáo phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của các giáo dân, Hồ Chí Minh đã khơi dậy lòng yêu nước, yêu dân tộc của cả người có đạo và không có đạo cùng đoàn kết vì độc lập, tự do cho dân tộc vì chủ nghĩa xã hội.

Điều này cũng đúng như nhận xét của J. Saintenny - quan chức cao cấp của Pháp ở Đông Dương phải khẳng định: “Về phần tôi phải nói rằng chưa bao giờ tôi có cớ để nhận thấy nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào dù rất nhỏ của sự công kích, đa nghi, hoặc chế giễu đối với một tôn giáo bất kỳ nào” [20, tr.80]. Không chỉ bằng lời nói mà bằng những hành động cụ thể Người đã cảm hóa, cuốn hút, tập hợp toàn dân tộc dưới lá cờ thống nhất. Sự hài hòa giữa tư tưởng, hành động và nhân cách Hồ Chí Minh làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đó Công giáo không chỉ dừng ở khẩu hiệu, mà thật sự đã trở thành động lực quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh với lối ứng xử tài tình của mình đã thắt chặt được sợi dây đoàn kết, loại bỏ tất cả những gì có thể chia rẽ dân tộc, trau rồi tất cả những gì làm chúng ta đoàn kết lại. Nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân tộc đó là đại đoàn kết toàn dân. Bài học đoàn kết của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng nhận xét: “Chúng ta hãy nhớ học Hồ Chí Minh trước hết và cốt cách nhất là bài học toàn dân đoàn kết” [23, tr.75]. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tư tưởng đoàn kết lương giáo,

29

phương pháp tập hợp lực lượng quần chúng để giành độc lập, thống nhất đất nước, thực hiện mục tiêu: “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Không chỉ chú trọng đến lời nói, đến nhận thức mà Hồ Chí Minh còn quan tâm sâu sắc đến đời sống đồng bào các tôn giáo, quan tâm xây dựng lực lượng cán bộ cốt cán trong việc thực hiện công tác tôn giáo. Hồ Chí Minh thường nói, nước độc lập mà dân không được ấm no, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì; đồng bào các tôn giáo theo cách mạng mà Đảng và Nhà nước không quan tâm đến lợi ích thiết thân cho đồng bào thì không thể đoàn kết được. Vì vậy, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần là nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ phải làm sao cho nhân dân “phần xác ấm no, phần hồn thong dong”.

Hồ Chí Minh nói, ta quan tâm đến quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta. Ta được lòng dân thì không sợ gì cả nếu giáo dục tốt thì giáo dân mới theo Đảng, khi đó giáo dân mới “sống theo Đảng, chết theo Chúa”.

Theo Hồ Chí Minh, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không có gì mâu thuẫn, một người có thể vừa là công dân tốt, vừa là tín đồ mẫu mực. Là công dân thì có Tổ quốc, là giáo dân thì có Thiên Chúa, Đức Phật và các đấng tối cao khác mà mỗi tôn giáo có một cách gọi khác nhau. Một người có thể hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc, quê hương lại vừa làm tròn trách nhiệm với Đấng tối cao mà mình tôn thờ. Kính Chúa và yêu nước là hai nhiệm vụ không thể tách rời, có hết lòng phụng sự Tổ quốc thì mới làm sáng danh Chúa.

Như vậy, với Hồ Chí Minh thì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nền tảng, cơ sở để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân. Trong quá trình nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh, có thể khẳng định trong toàn bộ tư tưởng cũng như cả quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội hoặc độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là quan điểm cơ bản nhất, là cốt lõi, là nguồn gốc, là hạt nhân chi phối hệ tư tưởng cũng như sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.

30

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về tự DOTÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TA HIỆN NAY (Trang 28 - 33)