Nội dung cơ bản của giám sát từ xa

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 63 - 64)

Phƣơng pháp giám sát từ xa có thể khác nhau đối với từng quốc gia. Tuy nhiên việc thu thập, phân tích, đánh giá tình hình của một đơn vị thƣờng dựa trên lý thuyết CAMELS. Với lý thuyết này, 6 yếu tố mà theo các nhà kinh tế có vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Đó là các yếu tố: Capital (Vốn); Aseset quality (Chất lƣợng tài

sản có); Management ability (Khả năng quản lý); Earning (Khả năng sinh lời); Liquidity (Khả năng thanh toán); Sensitivity (Tính nhạy cảm).

 Vốn của Tổ chức tín dụng:

Đánh giá về vốn chính là đánh giá về khả năng chịu rủi ro của TCTD. Thƣờng thì ngƣời ta dùng chỉ số hệ số an toàn vốn, chỉ số tăng giảm của vốn và lợi nhuận sau thuế.

 Chất lƣợng tài sản có:

Chất lƣợng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững vế mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Để đo chất lƣợng tài sản có, ngƣời ta chia tài sản có thành 5 loại, trong đó chỉ tiêu cần chú ý là nợ khó có khả năng thu hồi, tỷ trọng của nó trong tổng nợ quá hạn. Chất lƣợng tài sản có là yếu tố quyết định trong hoạt động của TCTD.

Tính hợp lý trong cơ cấu của tài sản có nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao mức doanh lơi, đảm bảo khả năng thanh toán của TCTD là điểm quan trọng nhất khi phân tích chất lƣợng tài sản có. Có 2 hệ số cơ cấu thƣờng dùng: 1. Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 4 nhóm tài sản bao gồm: Ngân quỹ; Cho vay; Đầu tƣ và tài sản cố định. 2. Hệ số tỷ lệ của 2 nhóm: Tài sản có sinh lời; Tài sản không sinh lời.

59  Năng lực quản lý:  Năng lực quản lý:

Trong quá trình hoạt động của TCTD, năng lực quản lý đƣợc thể hiện ở các khâu sau: hiệu quả kinh doanh; Sự tuân thủ pháp luật; Độ tín nhiệm của khách hàng.

 Khả năng sinh lời:

Ngƣời ta sử dụng những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lời nhƣ sau: Thu nhập; Chi phí; Lợi nhuận sau thuế so với vốn của TCTD và tài sản (ROE, ROA). Khả năng sinh lời của TCTD là động lực quyết định sự tồn tại và phát triển của một TCTD.

 Khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán đƣợc đánh giá theo quy mô, thƣờng đƣợc lƣợng hóa bằng một số chỉ tiêu: Hệ số vốn khả dụng; Hệ số khả năng thanh toán nhanh; Hệ số khả năng thanh toán tức thời và hệ số thanh toán cuối cùng. Khả năng thanh toán là yếu tố rất quan trọng nó không chỉ phụ thuộc vào chất lƣợng tài sản, vốn của TCTD mà còn tƣơng quan giữa nguồn và tài sản nói chung cũng nhƣ từng loại nguồn và tài sản.

 Độ nhạy cảm:

Một trong những đặc điểm của hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cai hơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thƣờng có ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh tế. Hơn nữa, kinh doanh ngân hàng dựa trên niềm tin và tính nhạy cảm. Vì vậy, việc đánh giá chính xác ảnh hƣởng của thị trƣờng đến hoạt động ngân hàng và ngƣợc lại là điều rất quan trọng.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)