6. Bố cục khóa luận
2.3.1. Đặc điểm ruộng đất thời Lê Sơ
Có thể nói trong suốt thời kì lich sử từ 1427- 1527 là thời kì mà nhà Lê Sơ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất trên mọi lĩnh vực, trong đó có cải cách ruộng đất. Công việc này góp phần tích cực để giúp nhà Lê Sơ đứng vững trên ngai vàng hơn một thế kỉ tồn tại. Một trong những thành tựu nổi bật tiêu biểu trong cải cách ruộng đất dưới thời nhà Lê đã đạt được đó là sở hữu ruộng đất Lộc Điền và Quân Điền trong đó mỗi chế độ sở hữu lại có một vai trò trong việc bình ổn đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong nước, nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Lê Sơ đạt được những thành tựu rực rỡ.
Với nhiều chính sách kinh tế khác nhau về vấn đề ruộng đất, các vị vua thời Lê Sơ rất quan tâm chú ý tới hai loại ruộng đất này: Chế độ quân điền nghĩa là thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân. Nhà nước đem ruộng do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy, nó được ban hành đầu tiên năm 1402 dưới thời vua Lê Thái Tổ và được hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ruộng Lộc Điền là loại ruộng do nhà nước ban cấp cho những quan liêu cao cấp gồm có ruộng ban cấp được phép kế thừa và ruộng ban cấp tạm thời, có thể thu hồi lại sau khi chết. Diện tích ruộng Lộc Điền thay đổi theo chức tước, người được hưởng hoa lợi, tô thuế: loại ruộng này được chia làm 2 loại đó là loại ruộng thế nghiệp được truyền loại cho con cháu, loại ruộng này chủ yếu ban cho các quý tộc con chúa, nhà vua và các công thần ( tước công, hầu công, bá ). Người được ban nhiều nhất là thân vương 640 mẫu, người được ban ít nhất là quan tứ phẩm 39 mẫu đất, ngoài ra còn cấp cho công chúa, phi tần, cung nữ loại ruộng ân tứ chỉ được hưởng khi đương chức, thân vương quý tộc , đây chính là loại ruộng
chiếm hữu tư nhân có thời hạn. Khi đó, chết hoặc thôi chức thì hoàn trả lại cho nhà nước và được nhận một phần đất nhỏ để tế lễ.
Ngoài hai đặc điểm nổi bật nói trên trong chế độ sở hữu ruộng đất của nhà Lê Sơ, thì còn một đặc điểm nổi bật khác trong vấn đề ruộng đất đó chính là vấn đề về các loại hình sở hữu thời Lê Sơ. Nổi bật hai loại sở hữu thuộc quyền quản lý của nhà nước và một là sở hữu tư nhân.
Nhà nước sở hữu trực tiếp là các loại ruộng đồn điền và ruộng quốc, ruộng sơn lăng (quan hệ bóc lột là địa chủ - tá điền). Loại hình sở hữa gián tiếp ruộng đất công làng xã là ruộng đất công làng xã, loại ruộng đất này được chia cho nhân dân trong xã theo thời gian quy định, đối tượng được chia ruộng do Nhà nước quy định, thời hạn chia ruộng là 6 năm/ 1 lần, nhà nước có quyên điều phối ví dụ như làng xã nào có nhiều ruộng thì nhà nước thu bớt. Tuy nhiên quản lí ruộng đất làng xã thời kì này vẫn do làng xã trực tiếp quản lí, nhà nước chỉ là gián tiếp, làng xã tiến hành phát canh thu tô nhận ruộng đất để cày cấy và nhận tô thuế. Nhân dân làng xã chuyển dụng đất có thời hạn nhưng không giống những thời trước đó là phải nộp thuế cho nhà nước, ruộng quỹ của làng xã và ruộng chùa đền thì do làng xã trực tiếp quản lí.
Trong các loại hình sở hữu ruộng đất thì ruộng đất công làng xã có chuyển biến lớn là thuộc quyền sở hữu nhà nước, qua đó nhà nước đã chiếm được một loại ruộng đất công lớn nhất, biến nó thành loại hình sở hữu của nhà vua, khiến cho quan hệ vua dân đã biến đổi trở thành quan hệ địa chủ lớn nhất. Loại hình kinh tế điền trang, thái ấp của tư nhân đã bị đánh đổ dưới thời nhà Hồ thì qua chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ chúng không có điều kiện để phục hồi. Như vậy quan hệ này cơ bản bị xóa bỏ, nó chỉ hiện diện ở một số loại ruộng đất thuộc quyền quản lí trực tiếp của Nhà nước nhưng đó là những
đối tượng cải tạo lao động hoặc tự túc kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
Trên cả hai lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân thì quan hệ bóc lột địa chủ- tá điền hoàn toàn chiếm ưu thế, điều đó cho thấy sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam sau một quá trình dài hình thành từ thế kỷ X và đẩy mạnh phong kiến hóa Đại Việt dưới thời Lý – Trần – Hồ. Như vậy đến thời Lê Sơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông chế độ phong kiến đã xác lập ở Việt Nam và hình thành theo hai con đường: đó là sự mở rộng của sở hữu ruộng đất tư nhân và địa chủ sở hữu ruộng đất công trong các làng xã. Sự xác lập phong kiến theo hai con đường đó đã tạo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho chế độ phong kiến Việt Nam phát triển tới đỉnh cao. Măt khác bản thân chúng có sự đối lập nhau và điều đó dẫn đến sự bất ổn được bộc lộ rõ nét trong các thế kỉ về sau.