CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT THỜI LÊ SƠ

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 38)

6. Bố cục khóa luận

2.2. CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT THỜI LÊ SƠ

2.2.1. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước

2.2.1.1. Ruộng quốc khố

Ruộng quốc khố hay ruộng công do nhà nước trực tiếp quản lý, dưới thời Lê sơ ruộng đất chiếm số lượng lớn. Trong các làng xã được chia thành hai loại: xã chỉ có ruộng công và xã vừa có ruộng công vừa có ruộng tư xen lẫn. Điều này cho thấy, các làng xã đều có ruộng công nhưng có chỗ không có

ruộng tư “Ruộng công trong thời kỳ này chia cho mọi người theo phẩm tước

đối với quan lại và thứ bậc xã hội đối với nhân dân trong làng xã ” [14,

có quan hệ mật thiết với quyền lợi của nhà nước phong kiến. Đối với ruộng đất công, nhà nước được thu cả tô lẫn thuế, còn đối với ruộng đất tư nhà nước chỉ được thu thuế.

Chính vì vậy để đảm bảo nguồn thu lớn và tăng nguồn ngân sách cho kinh tế nhà nước, nhà nước phong kiến luôn coi trọng bảo vệ ruộng đất công thường xuyên sai quan đo đạc lại ruộng đất, lập sổ điền cẩn thận, đầy đủ để có căn cứ thu tô thuế. Nhà nước còn dựng cột mốc phân chia ranh giới giữa ruộng đất công và ruộng đất tư, đồng thời còn đặt ra nhiều quy định nghiêm cấm chiếm đoạt, mua bán ruộng đất công.

Theo Phan Huy Chú, vua Lê đã quy định: “Dấu ruộng đất công và đầm

ao không nộp tô thuế, nếu chỉ một mẫu trở lên thì xử biếm (giáng bậc); năm mẫu trở lên thì xử đồ (đi đầy) ; từ năm mươi mẫu trở lên xử lưu (xử tội). Chiếm số ruộng đất quá số hạn định được phép một mẫu bị đánh 80 trượng; 10 mẫu xử biếm một tư (giáng một cấp). Bán ruộng đất nhà nước cấp hoặc thuộc khẩu phần được chia xử 60 trượng, biếm hai tư (giáng hai cấp). Bán đợ ruộng đất như trên xử 60 trượng và phải chuộc lại ruộng đất” [1, tr.223]. Như

vậy, nhà nước rất quan tâm đến ruộng đất công để đảm bảo quyền lợi trực tiếp của nhà nước với loại ruộng đất này.

Bên cạnh đó ruộng quốc khố phải bao gồm cả ruộng công đo nhà nước quản lí và loại ruộng công đem chia cho nông dân ở các thôn xã. Nói cách khác, đây là loại ruộng được cấp cho các cơ quan địa phương hay trung ương, phát canh cho nông dân hoặc giao cho những người bị đội đồ cày cấy, do nhà nước trược tiếp quản lí sản xuất, thu hoạch đưa vào kho công. Không có tài liệu lịch sử nào về thời Lê mà ghi chép cách tổ chức quản lí và phương thức tổ chức sản xuất trong ruộng quốc khố cụ thể diễn ra như thế nào, nhưng với sự tồn tại lâu dài của ruộng quốc khố trong thời Lý – Trần về trước, ruộng quốc khố thường lập thành các quan trang, quan trại do nông nô, nô tỳ của

nhà nước cày cấy. Đế thời Lê sơ chế đô nông nô, nô tỳ đã tan rã về cơ bản, thì chắc hẳn ruộng quốc khố lúc này không còn tổ chức thành quan trang, quan trại do quan nô cày cấy như thời Lý – Trần nữa. Bởi vậy ruộng quốc khố thời Lê sơ phần nhiều là được giao cho nông dân cày cấy nộp tô cho nhà nước theo chế độ phát canh thu tô. Mặc dù số ruộng công là rất lớn, song nhà Lê Sơ lại đánh thuế khá cao loại ruộng này, gấp 6 – 8 lần so với ruộng thác đao và ruộng tư. Sở dĩ như vậy là do: ruộng thác đao là ruộng công đem phân cấp, đánh thuế nhẹ vào ruộng thác đao là để cho kẻ được phong cấp còn được thu tô mà chi dùng. Có thể ruộng quốc khố có thể cao hơn thuế ruộng tư là vì ruộng tư chủ yếu là ruộng của giai cấp phong kiến địa chủ nên triều đình cũng đánh nhẹ để chúng còn thu tô. Với biện pháp đó, nhà nước phong kiến đã có một cách hiệu quả để mua chuộc giai cấp địa chủ phong kiến. Nghiên cứu tổng quát chế độ thuế ruộng tại các thời kì trong lịch sử Việt Nam, có thể nhà nước phong kiến chỉ không thu thuế ruộng tư nhẹ hơn ruộng công trong chừng mực chế độ thu thuế đó không có ảnh hưởng gì mấy đến ngân quỹ nhà nước, có nghĩa là nhà nước phong kiến chỉ áp dụng chính sách đó khi tổng số ruộng tư không lớn. Như vậy có thể thấy rằng vào đầu thế kỉ XV quyền sở hữu tối cao của nhà nước về ruộng đất được xác lập hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước chính thức tuyên bố quyền lực đó và hàng loạt các điều luật cấm biến ruộng công thành ruộng tư. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước còn là đặc trưng của xã hội phương Đông nói chung. Bên cạnh quyền quản lí về lãnh thổ quốc gia, nhà nước trung ương luôn chú trọng xác lập quyền sở hữu tối cao của mình tới toàn bộ đất đai. Điều đó phản ánh ý nguyện muốn thâu tóm mọi quyền lợi vào trong tay người cầm quyền. Nhà nước là nhân tố cơ bản trong việc trợ giúp công cuộc khai phá ruộng đất và tổ chức quản lý xây dựng các công trình thủy lợi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiến hành canh tác. Vì vậy trên mỗi thửa ruộng mà người nông

dân cày cấy đều hàm chứa một phần công sức của nhà nước, thể hiện vai trò to lớn trong các chính sách về ruộng đất.

2.2.1.2. Ruộng đất do Nhà nước ban cấp

Dưới thời nhà Trần, nhà nước ban hành chế độ “thái ấp” ban cấp ruộng

đất cho các vương hầu quý tộc. Sang thời Lê sơ, đặc biệt dưới thời Lê Thánh

Tông được thay thế bằng chế độ “lộc điền” và có hai loại: loại cấp vĩnh viễn

gọi là ruộng thế nghiệp thường dành cho các vương hầu, công chúa; loại cấp một đời gọi là ruộng ân tứ. Đối với loại ruộng cấp vĩnh viễn, nhà vua thường nhường quyền sở hữu cho người được cấp ruộng đất và dần dần trở thành ruộng đất tư. Đối với ruộng ân tứ, nhà vua chỉ nhường quyền thu tô và sử dụng trong thời hạn nhất định.

Đến thời Lê sơ, “ruộng đất mà vua ban cấp cho vương hầu, quan lại

chiếm vị trí khá lớn trong tất cả các loại ruộng đất. Một thân vương được cấp 1386 mẫu ruộng đất, trong đó 486 mẫu được cấp vĩnh viễn ” [1, tr.73]. Như

vậy, chế độ lộc điền của nhà Lê sơ có tác dụng củng cố bộ máy quan liêu, củng cố cơ sở xã hội của nhà nước phong kiến (giai cấp địa chủ) và là giải pháp xác lập quan hệ sản xuất địa chủ, tá điền và chế độ bóc lột địa tô.

Ban thưởng ruộng đất cho binh lính, tướng sĩ có công lớn trong kháng chiến không phải mới được thực từ sau khi nhà Lê thành lập (1428) mà ngay trong giai đoạn còn chiến tranh Lê Lợi đã thực hiện chính sách ban thưởng ruộng đất này, thông qua lệnh thu thuế ruộng đất công để tích trữ vào các kho, đồng thời Lê Lợi còn ra lệnh kêu gọi nhân dân trở về quê nhận lại ruộng cày cấy. Trong thời này khi nhà nước chưa có trong tay bản thống kê số ruộng đất trong toàn quốc, do đó việc cấp ruộng đất mới chỉ dừng lại ở việc giao ruộng đất cho nông dân cày cấy để giải quyết vấn đề lương thực và tình trạng hoang hóa, thiết lập lại trật tự xã hội. Mùa xuân 1428 Lê Thái Tổ lên ngôi người nhanh chóng cho lập sổ ruộng đất, thực hiện chính sách ban thưởng cho công

thần. Đây là một chính sách đúng đắn, bởi người được ban thưởng là binh sĩ đã vào sinh ra tử cùng với Lê Lợi trong suốt suốt cuộc đấu tranh. Bộ máy cai trị phong kiến phương Bắc cùng hàng loạt chính sách ngu dân đã bắt đầu ngấm sâu vào hệ tư tưởng dân tộc (Nho giáo và các hình thức của nó) là cả một quá trình chiến đấu lâu dài gay go quyết liệt. Chính vì vậy giành được chủ quyền đất nước là một thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, do đó Lê Lợi thi hành chính sách ban thưởng ruộng đất là hoàn toàn đúng đắn. Ban thưởng ruộng đất cho công thần có ý nghĩa lớn lao trong việc ổn định đời sống nhân dân, giải quyết tình trạng không có ruộng đất. Số ruộng đất ban thưởng ở đây chủ yếu là ở các vùng đã được giải phóng bao gồm ruộng tịch thu của giặc Minh, của quý tộc Lý – Trần, ruộng hoang hóa, ruộng tuyệt tự…. Việc ban thưởng được thức cơ bản là: nhà nước dựa vào các sổ ruộng mới lập xong tính các khu đất công cho đủ số lượng mà cấp, hai là nhà nước cho phép công thần được tự mình lựa chọn vùng đất phong thưởng cho trường hợp cụ thể và đặc

biệt tùy thuộc vào công trạng của người được ban thưởng. Vua Lê đã “cấp

ruộng thế nghiệp cho 30 viên công thần theo thứ bậc khác nhau: Lê Lăng 300 mẫu, Lê Nhẫn Thuận 150 mẫu, Lê Vực Thọ Lê Sư Hồi, Lê Nhân Khoái 130 mẫu, từ Trịnh Văn Sái trở xuống được cấp nhiều ít khác nhau ”. [15, tr. 228].

Như vậy thông qua việc ban thưởng ruộng đất trên của nhà Lê sơ, mà cụ thể là Lê Thái Tổ ngay sau khi ông lên ngôi, là chính sách mang tính toàn diện, số ruộng đất cùng với bổng lộc chức tướcđã được ban thưởng một cách công bằng cho những người có công khá hậu. Phải chăng với chính sách hợp lòng dân này nên Lê Lơi đã nhanh chóng thu phục được lòng dân, tập trung được quyền lực tối cao trong tay mình. Song hành cùng với quá trình thiết lập quyền lực, ông cũng nhanh chóng thiết lập lại đất nước, ban bố những chính sách mới. Bởi vậy sau khi đất nước đi vào ổn định, phát triển trong chính sách ban thưởng ruộng đất cũng có sự thay đổ, lúc này ruộng ban thưởng chủ yếu

là ruộng bỏ hóa có thể khai phá được, điều này không chỉ giúp mở rộng diện tích đất nông nghiệp trong toàn quốc, hạn chế tình trạng lãng phí ruộng đất, trong khi phần lớn nông dân chưa có ruộng đất để cày cấy, mà vẫn giữ được tính chất ban thưởng của triều đình cho công thần. Theo Lê Quý Đôn trong “Kiều văn tiểu lục” thì số ruộng đất cập cho Ngyuễn Thế Chuẩn ( công thần

khia quốc) như sau: “cho phép lấy ruộng tuyệt tự của nhà thế gai truyền trước

và ruộng đất bỏ hoang ở xã thuộc huyện Tống Sơn thưởng cho Thế chuẩn làm tư sản, cộng 470 mẫu. Đó là chứng cứ cho thấy số ruộng đất triều đình cấp cho công thần: ít khi lấy vào ruộng công hiện canh đã thành thuế lệ”

[7, tr.162].

Trong cả hai cách ban thưởng phần nhiều là ruộng đất của các họ tuyệt tự trong chiến tranh, ruộng hoang hóa, nói cách khác là không lấy đất công đang được cày cấy và chịu thuế để phong thưởng cho các công thần. Trên thực tế trong số đó có cả số ruộng đất mà nhà Lê sơ đã dùng quyền lực để chiếm đoạt của nông dân, nông nô, nô tỳ… để biến thành ruộng đất của riêng mình. Chính sách này đã đạt được nhiều kết quả đáng kể đó là: khôi phục và phát triển nền kinh tế, giải quyết tình trạng không có việc làm, không có ruộng đất. Đặc biệt về việc thiết lập hệ thống bị trị, nhà Lê sơ đã xây dựng được hệ thống quan lại, tay sai đắc lực do đó nhà nước đã cai trị đến tận làng xã.

Không chỉ dừng lại ở việc ban thưởng ruộng đất cho các binh lính tướng sĩ đã tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Lê sơ còn ban thưởng ruộng đất cho dân địa phương sống trong các làng xã đã có công giúp đỡ các binh lính tướng sỹ nhà Lê sơ trong kháng chiến như làng Hòa Yên, Nam Xương, Đông Nhan, … Bên cạnh đó,vụ án Lệ Chi Viên xảy ra trong thời Lê sơ là một sự kiện lớn mang tính lịch sử các vị có công đầu trong cuộc khởi nghĩa đều bị xử tội nặng và bị tịch thu tài sản, tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn,…Các triều đại vua sau đã lần lượt minh oan cho họ, với

việc cấp lại ruộng đất cho con cháu họ, truy tặng chức tước nhà Lê sơ đã phần nào chuộc lại những sai lầm trước đó, tất nhiên quyền sở hữu tối cao vẫn thuộc về nhà nước. Việc phong thưởng ruộng đất trong giai đoạn này, cũng như chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ, tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ Lê Thái Tổ cho đến hết đời vua Lê Thánh Tông, nhiều chính sách được ban bố và thực hiện khá triệt để, cụ thể và thích hợp trong từng triều đại. Trong đó, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn phát triển thịnh trị nhất, dưới sự cai trị của mình ông đã ban thưởng cho hàng loạt các tướng soái và con cháu của họ đề được phong thưởng rất nhiều ruộng đất. Nói chung, việc phong thưởng không hạn chế ở công lao về quân sự mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, việc này mang lại nhiều hiệu quả tích cực góp phần phát

triển đất nước. “ Cũng chính trong triều Lê Thánh Tông, Tả thị bộ lễ kiêm nhà

toán học nổi tiếng Vũ Hữu có công tính toán việc xây dựng lại các cửa Đoan môn Đại Hưng và Đông Hoa mà được thưởng một trăm mẫu ruộng ở huyện Nam Xương – Nam Định ” [13, tr. 204].

Điều đáng chú ý trong chính sách ban thưởng ruộng đất cho công thần nhà Lê sơ đó là nhà nước Lê sơ không chỉ áp dụng chính sách này với một loại đối tượng là công thần mà còn mở rộng diện áp dụng đến những vùng sâu, vùng dân tộc miền núi, nơi mà các con cháu của các công thần trấn giữ. Với việc cấp đất cho họ sinh sống lâu dài ở những vùng này nhà Lê sơ thể hiện sự tập chung quyền lực tối cao của mình. Chính sách này không chỉ xây dựng được lòng tin đối với bộ phận quan lại này, khiến họ hết lòng “phò Vua giúp nước” gây dựng thế mạnh cho triều đình, mà còn giúp chính quyền trung ương thiết lập một hệ thống tay sai đắc lực từ trung ương đến địa phương. Không phải ngẫu nhiên mà nhà Lê sơ lại ban bố một chính sách ruộng đất mang tính chất toàn diện đến như vậy, thông qua chính sách phong thưởng đó, nhà Lê đa chia nhỏ đất nước ta ra thành từng bộ phận nhỏ và sử dụng chính những công thần

được ban thưởng ruộng đất làm người đứng đầu cai trị và thực chất là thu địa tô cho triều đình, tất cả đều là sự phân chia quyền bóc lột nhân dân lao động giữa nhà nước với các quan lại. Nói một cách khác trong triều đại nào cũng vậy, nông dân và những tầng lớp ở đáy cùng xã hội (nô tỳ) luôn là đối tượng mang trên mình nhiều tầng áp bức bóc lột nhất. Một hệ quả nữa mà chính sách ban thưởng ruộng đất cho công thần của nhà Lê sơ là nhân rộng diện của giai cấp địa chủ trong cả nước, nhà nước muốn cai trị đến tận làng xã phải thông qua bộ máy quan lại địa phương, tuy nhiên đây cũng là một hạn chế của chính sách bởi các địa chủ với quyền lợi và ruộng đất của mình dễ phát triển thành cát cứ riêng biệt. Mặc dù vậy khi hệ thống chính quyền còn đủ mạnh có thể đàn áp, dập tắt bất kỳ một thế lực cát cứ nào thì nhà nước vẫn là người nắm mọi quyền lực, quyền sở hữu trong tay, do đó có thể tăng, giảm, tịch thu hoặc ban thưởng cho bất kỳ một đối tượng nào.

Như vậy thông qua chính sách ban thưởng ruộng đất cho công thần của nhà Lê sơ nói chung có thể thấy trong một thời gian không dài nhà Lê sơ đã nhanh chóng thiết lập cho mình một hệ thống chính quyền khá vững mạnh, mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà Vua, các chính sách ban bố của nhà nước đều mang tính toàn diện triệt để, điều này không chỉ giúp xây dựng nhà Lê sơ trở thành một triều đại vững mạnh về chính trị, quân sự, mà còn đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc khôi phục, phát triển nền sản xuất,

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 38)