Ruộng đất tư hữu

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 27)

6. Bố cục khóa luận

1.2.3. Ruộng đất tư hữu

Dưới thời Lý chế độ sở hữu tư nhân đã phổ biến và phát triển. Trong các văn bản pháp quy nhà nước đã ban hành những luật công nhận quyền tư hữu ruộng đất. Bên cạnh đó, nhà nước còn công khai khẳng định quyền mua bán ruộng đất của các tầng lớp xã hội. Qua đây có thể thấy được nhà nước đã thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất.

Đến thời nhà Trần, ruộng đất tư hữu còn phát triển thêm một bước. Việc mua bán ruộng đất chẳng những diễn ra giữa tư nhân với nhau mà diễn ra cả

giữa nhà nước với tư nhân. Tháng 6 năm 1254, triều đình ra lệnh “bán ruộng

công, mỗi diện là năm quan tiền cho nhân dân làm của tư” [9, tr.201]. Việc

làm này của triều đình nhà Trần đã mở rộng cho ruộng đất tư hữu phát triển và sự thay đổi của các chủ sở hữu.

Mặt khác, nhà Trần còn cho vương hầu, quý tộc được phép chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang để lập điền trang riêng. Đây là một đặc quyền mà nhà vua dành cho các vương tước, công chúa, phò mã, cung tần. Ruộng đất đã khai phá được đều coi là ruộng đất tư. Chính vì vậy, điền trang thời Trần là biện pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định tính chất loại hình sở hữu ruộng

đất phong kiến quý tộc thời đó. Mặc dù vậy, “ vua Trần vẫn nói đất đai trong

nước đều là của vua nhưng trên thực tế, chỗ nào đắp đê lấn vào ruộng đất tư của dân đều phải đo đạc, giá trị thành tiền và được đền bù ” [10, tr.26]. Tóm

lại, trong các thế kỷ X – XIV, các loại hình sở hữu ruộng đất đã được hình thành và phân chia khá rõ ràng. Các loại hình sở hữu ruộng đất này đều là nguồn thu chính trong ngân sách của nhà nước phong kiến Việt Nam, chính vì vậy nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng đất.

Như vậy trong chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, xã hội phong kiến chiếm một thời gian tương đối dài. Từ thế kỷ X – XIV nước ta, chế độ ruộng đất với hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước là một khía cạnh thể hiện rất

rõ tình hình kinh tế nông nghịêp cũng như vấn đề chính trị của thời đại chế độ phong kiến tập quyền. Có thể kết luận rằng, chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước ở thế kỷ X – XIV là một hình thức sở hữu ruộng đất phong kiến đặc thù.

Chương 2

CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) 2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

2.1.1. Tình hình chính trị

Vào cuối thế kỉ XIV xã hội Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện chính quyền suy yếu, bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống trị phân tán, sa đọa, kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng đã dẫn đến nông dân nghèo, gia nô, nô tì nổi dậy chống đối hay chạy trốn. Trong lúc đó, những cuộc tấn công đánh phá của Chăm Pa lại liên tục diễn ra, dù cuối cùng cũng bị đẩy lùi hẳn, đã làm cho cuộc sống nhân dân thêm khổ cực, triều đình thêm rối ren, tài chính thêm kiệt quệ. Bên cạnh đó Đại Việt lại đang đứng trước nguy cơ một cuộc ngoại xâm ngày càng đến gần. Bên trong khủng hoảng, giặc ngoài đe dọa, đó là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly (1397). Đây là cuộc cải cách mang tính chất toàn diện từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn hóa, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên trong hoàn cảnh rối ren đó một số việc làm của Hồ Quý Ly đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc tới ý thức đoàn kết thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm. Mặc dù vậy Hồ Quý Ly được xem là người đi tiên phong trong lịch sử nước ta, ông đã đưa ra những cải cách và kiên quyết thực hiện với mong muốn cứu vãn tình thế khó khăn và phức tạp của đất nước.

Trong bối cảnh đó, năm 1406 nhà Minh chính thức đem quân sang xâm lược nước ta, với “binh cường, lực mạnh” nhà Minh nhanh chóng đánh bại nhà Hồ. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, Đại Việt rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong hai thập kỉ (1407-1427), có thể nói đây là cuộc Bắc thuộc lần thứ hai.Trong hai mươi năm đô hộ nhà Minh đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong xã hội lịch sử Đại Việt. Ngay cả trong giai đoạn sau này, khi nhà

Lê khôi phục nền độc lập chính trị, nền văn hóa đó vẫn còn đọng lại, ở một mặt nào đó còn được bổ sung thêm tạo lên một sự chuyển đổi mô hình thiết chế, từ nền quân chủ Phật giáo quý tộc sang nền quân chủ Nho học giáo điều. Đây là một bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội bị cưỡng bức và áp đặt văn hóa Trung Hoa nên cuộc đấu tranh văn hóa và chính trị của người Việt chông đô hộ không ngừng tiếp diễn. Phong trào đấu tranh chống quân Minh với hình thức phong trào quần chúng nổ ra đông đảo, rộng khắp, đã phối hợp và dọn đường cho khởi nghĩa Lam Sơn phát triển và dành được thắng lợi cuối cùng. Sau hơn mười năm (1416 – 1427) kiên trì đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nước trở lại thanh bình, vương triều nhà Lê ( Lê sơ) độc lập tự chủ được thiết lập. Đại Việt dưới thời Lê Sơ (1428 – 1527) đã có những chuyển biến mới với những thành tựu rực rỡ trong công cuộc khôi phục kinh tế ,ổn định xã hội và xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ. Thời Lê Sơ được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527) gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều nhà Lê đến giai đoạn thịnh nhất.

Trong khuôn khổ một quốc gia nông nghiệp với chế độ quân chủ mới dành lại chính quyền, còn rất non trẻ và thiếu kinh nghiệm xây dựng và quản lý đất nước, nhưng xã hội Đại Việt thời Lê Sơ đã có những thay đổi khá căn bản, khác về chất so với xã hội Đại Việt các thời trước đó.

Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền.

Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua đã được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa "tôn quân". Theo đó, nhà vua là "con Trời",

người giữ mệnh Trời, thay Trời trị dân ; các ấn tín của vua đều khắc chữ "Thuận thiên thừa vận", "Đại thiên hành hóa". Điện Kính Thiên được xây trong Hoàng thành Thăng Long. Hoàng đế là người chủ tế duy nhất trong các buổi tế lễ (tế Trời, tế Tôn miếu, tế Khổng Tử), là Tổng chỉ huy quân đội (Lê Thánh Tông đích thân cầm quân đi đánh Chămpa). Thời Lê Thánh Tông, chức Tướng quốc (Tể tướng) đầu triều và một số chức danh đại thần khác đã bị bãi bỏ. Hoàng đế trực tiếp điều khiển triều đình. Quyền lực của các quý tộc tôn thất cũng bị hạn chế, khôngđược lập quân vương hầu, phủ đệ, Lê Thánh Tông bỏ lệ ban Quốc tính. Thời Lê sơ, một số công thần có uy tín và quyền lực cao đã bị nghi kỵ và lần lượt bị giết hại, như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Nguyễn Trãi.

Bộ máy quan liêu hành chính và chuyên môn cũng được kiện toàn từng bước. Năm 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn (dụ Hiệu định quan chế) nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại. Trong triều đình, dưới quyền điều khiển trực tiếp của nhà vua là 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu là Thượng thư, giúp việc có 2 Thị lang. Bên cạnh đó, còn có Lục khoa với chức năng theo dõi, giám sát và Lục tự với chức năng điều hành. Những cơ quan chuyên môn trong triều gồm có các đài, các viện, giám, sảnh như Ngự sử đài, Hàn lâm viện. Quốc tử giám, Nội thị sảnh ...

Về mặt hành chính, trước đó, Lê Thái Tổ chia nước thành 5 đạo. Lê Thánh Tông đã cải tổ lại, chia thành 13 đạo (sau đổi là 13 thừa tuyên), đó là: Lạng Sơn, An Bang, Thái Nguyên, Hng Hoá, Tuyên Quang, Bắc Giang, Nam Sách, Quốc Oai, Thiên Trường, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hóa vù Quảng Nam. Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính

đặc biệt, gọi là phủ Trung Đô, sau đổi thành phủ Phụng Thiên, bao gồm 2 huyện Vĩnh Xương (sau đổi thành Thọ Xương) và Quảng Đức, từ năm 1430 gọi là Đông Kinh (để phân biệt với Tây Kinh, tức Lam Kinh, Lam Sơn - Thanh Hoá). Dưới đạo thừa tuyên có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, cùng các đơn vị cơ sở như hương, xã, thôn, trang, sách, động, nguồn, trường. Riêng kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phường.

Đứng đầu các đạo thừa tuyên là các tuyên phủ sứ. Ở mỗi thừa tuyên có 3 ty: Đô ty (phụ trách quân đội) Thừa ty (phụ trách dân sự hành chính) và Hiến ty (phụ trách thành tra giám sát). Các xã được chia thành 3 loại: xã lớn (500 hộ), xã vừa (trên 300 hộ) và xã nhỏ (trên hộ). Chức xã quan do dân bầu, Nhà nước chỉ đạo và xét duyệt, tiêu chuẩn là các giám sinh, sinh đồ, từ 30 tuổi trở lên và có hạnh kiểm.

Tổng số quan lại (từ cấp huyện trở lên) thời Lê Thánh Tông là 5370 người, gồm 2755 quan trong triều và 2615 quan ở các địa phương, đại bộ phận xuất thân từ khoa cử.

Quân đội thời Lê sơ là một quân đội mạnh, được huấn luyện kỹ, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lê Lợi có 35 vạn quân, sau khi cho giải ngũ, còn 10 vạn. Quân đội được chia thành cấm binh và ngoại binh. Lê Thái Tổ chia quân thành 5 phiên, Lê Thánh Tông đổi thành 5 phủ (quân khu). Cũng như thời Lý - Trần, nhà Lê đã áp dụng chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân lính thay phiên về làm ruộng. Theo chế độ tuyển quân, cứ 3 đinh lấy một lính thường trực (tráng hạng) và một lính trù bị (quân hạng). Có các loại quân thủy, bộ, tượng, kỵ. Vũ khí ngoài giáo mác, cung tên, có hỏa pháo và hỏa đồng. Chế độ tập luyện quy củ. Hàng năm, quân sĩ từ Thanh Hóa trở ra tập duyệt ở Kinh đô, từ Thanh Hóa trở vào tập duyệt tại địa phương. Ở phía Tây thành Thăng Long, có khu Giảng Võ điện, Giảng Võ đường chuyên huấn luyện tướng sĩ.

Về luật pháp. Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc chế định pháp luật. Lê Thánh Tông nói: "Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo". Đến thời Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi làQuốc triều hình luật hay Bộ luật Hồng Đức, sẽ được duy trì và bổ sung ở các thế kỷ sau. Về hình thức, đó là bộ luật hình sự (với khung ngũ hình: suy, trưởng, đồ, lưu, tử), nhưng thực chất là bộ luật tổnghợp, có các điều khoản về điền sản, dân sự, hôn nhân gia đình...

Trong giai đoạn đầu thế kỷ XVI, chính quyền Lê sơ bước vào giai đoạn suy yếu. Sau khi Lê Hiến Tông mất, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên thay, song đó đều là những ông vua bất tài, ăn chơi sa đọa. Một sứ thần Trung

Quốc đã nhận xét về vua Lê Tương Dực rằng: “Nhà vua tính hiếu dâm như

tướng lợn, loạn vong không còn lâu nữa” [11, tr.338].Từ đây, xã hội Đại Việt

mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân sống cực khổ.

Trong nội bộ giai cấp cầm quyền liên tiếp xảy ra các cuộc thanh trừng, giết hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Cùng lúc đó, các thế lực phong kiến nổi dậy, xuất hiện nhiều phe phái chống đối nhau trong nội bộ triều đình. Trong đó nổi lên các thế mạnh như: những người thuộc tôn thất nhà Lê, họ ngoại (Nguyễn Hoằng Dụ) ở Thanh Hóa, họ Trịnh (Trịnh Duy Sản và Trịnh Tuy) ở Thanh Hóa; họ Mạc đứng đầu là Mạc Đăng Dung.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung lên ngôi, nhà Mạc đó cú những cố gắng nhất định để ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, nhà Mạc tồn tại trong một bối cảnh luôn có sự chống đối của các cựu thần nhà Lê. Năm 1533, Nguyễn Kim dựa vào sự giúp đỡ của Ai Lao, tuyển mộ quân và đón Lê Duy Ninh con trưởng của Lê Chiêu Tông lên làm vua. Một triều đình mới của nhà Lê hình thành ở Thanh Hóa, mở đầu sự nghiệp trung hưng của nhà Lê.

Trong suốt một thời gian dài từ năm 1527 – 1592 trên nước ta xảy ra cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Lê – Mạc mà trong lịch sử vẫn thường gọi là chiến tranh Nam – Bắc triều. Cuộc chiến tranh đã gây ra bao đau thương, mất mát trong cảnh chém giết lẫn nhau đồng thời còn tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế trong nước gõy ra hàng loạt trận đói kéo dài, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn.

Như vậy, bối cảnh chính trị Đại Việt từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI luôn trong tình trạng bất ổn, chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài đã tác động đến mọi mặt đời sống nhân dân. Yêu cầu đặt ra cho nhà nước phong kiến Việt Nam phải có những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng và ổn định tình hình xã hội.

2.1.2. Tình hình kinh tế

Sau hơn 20 năm chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nền kinh tế Đại Việt bị tàn phá nghiêm trọng vốn đã bị suy yếu trong những thập kỷ cuối Trần. Đồng ruộng, làng xóm bỏ hoang, nhân dân phiêu tán. Chính vì vậy, sau chiến tranh nhà nước rất quan tâm đến việc bảo vệ khuyến khích phát triển nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở để nhà nước tăng cường việc thu thuế từ ruộng đất của người nông dân để giải quyết sự thiếu hụt trong ngân sách Nhà nước.

Trong nông nghiệp, Nhà nước khuyến khích khai hoang. Bên cạnh đó, nhà Lê sơ rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều. Nhà nước đặt chức quan Hà đê sứ để phối hợp với các quan phủ, huyện trông coi, sửa đắp đê điều. Năm 1467, nước biển dâng cao làm vỡ các đê ngăn ở các phủ Nam Sách, Thái Bình, Kiến Xương. Nhà nước đã cử quan đi khám xét, bồi đắp lại và cho khai thêm một số kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa... Dưới thời Lê sơ, công việc đắp đê còn được quy định trong văn bản pháp luật…Tuy nhiên, trong chiến tranh với quân Minh nền kinh tế Đại Việt đã bị suy sụp nhiều, do đó nhà nước phải

đối mặt với nhiều vấn đề trong kinh tế nông nghiệp như tình trạng khủng hoảng về ruộng đất ở nước ta. Nhà Minh đã chiếm đoạt ruộng đất công làng xã, thiết lập các đồn điền và chia cắt cho bọn quan lại, bọn ngụy quan, nên ruộng đất cũng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, sau chiến tranh Lê Lợi cho 25 vạn quân về quê, nên vấn đề đặt ra với nhà nước Lê sơ là giải pháp chia ruộng đất cho những người tham gia kháng chiến để họ cày cấy… Một trong những giải pháp mà nhà nước mà nhà nước Lê sơ đã áp dụng đó là mở rộng diện tích ruộng đất bằng chính sách khai hoang, phục hóa. Thông qua đó tăng sản lượng nông nghiệp và nhà nước cũng theo đó tăng mức thu thuế ruộng đất đối với nhân dân lao động.

Tình hình công thương, nhà nước Lê sơ một mặt dung dưỡng nền sản xuất nhỏ thủ công nghiệp trong các làng xã, mặt khác đẩy manh hoạt động của các quan xưởng thuộc thủ công nghiệp Nhà nước. Ở nông thôn, đã xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng (gốm sứ), Huê Cầu (nhuộm thâm). Các quan xưởng hay Cục bách tác là những xưởng thủ công do Nhà nước trực

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 27)