Ruộng đồn điền

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 46 - 49)

6. Bố cục khóa luận

2.2.1.3 Ruộng đồn điền

Đây là ruộng đất do nhà nước tổ chức khai hoang thành lập. Lực lượng chủ yếu trong các đồn điền là người bị tù tội, nông dân lưu tán nghèo đói. Lập đồn điền là một trong những chính sách nông nghiệp quan trọng của nhà nước phong kiến Lê sơ ban hành nhằm tăng thêm lương thực, nông sản, thực phẩm cho nhu cầu đời sống nhân dân và tạo ra nhiều của cải cho đất nước.

Năm 1481, Lê Thánh Tông chính thức cho mở rộng quy mô thành lập các cơ sở đồn điền ở các địa phương để mở rộng nguồn tích trữ của nhà nước, vua cho lập 43 sở đồn điền, vùng Bắc Bộ có 30 sở, chung quanh Hà Nội có các sở đồn điền ở Dịch Vọng, Quán La, Thịnh Quang… “Tân Sửu, năm thứ 12… Lập sở đồn điền. Lời chiếu rằng: lập sở đồn điền là để hết sức làm ruộng, rộng nguồn tích trữ của nhà nước. Vậy hạ lệnh đồn điền các xử định làm thượng, trung, hạ ba bậc ” [10, tr.380].

Nhà Lê sơ có quy định rõ ràng về đồn điền được chia làm ba loại: thượng đẳng điền, trung đẳng điền, hạ đẳng điền. Trong đó mỗi sở đồn điền có 2 viên chánh phó đồn điền sứ trông nom và trực thuộc vào triều đình trung ương. Trong triều nhà Lê sơ có lục bộ, lục khoa và lục tự, trong lục tự có thái bộc tự trông nom các nha môn và các sở, trong các sở ấy có sở đồn điền, sở nuôi tằm và sở chăn nuôi. Các viên chánh phó đồn diền sứ trực thuộc các cơ quan thái bộc ấy, họ có quyền được mộ dân và sử dụng lực lượng tù binh trong việc khai phá ruộng đồn điền, những chiến tù và tội nhân bị tội đò, tội lưu kinh dinh khai khẩn, gọi là đồn điền binh hay thực điền binh, họ dược tổ chức thành đội ngũ do các viên đồn điền sứ cai quản. Họ phải khai thác và sản xuất như thân phận nông nô, thậm chí là thành lập làng xóm sau khi ruộng đát đã khia khẩn thành thục thành ruộng đồng thì cũng có một phần ruộng đất đó dược phát canh thu tô. Nhiệm vụ của đồn điền sứ là trông nom công việc khai khẩn kinh dinh đồn điền, phân phối ruộng đất và thu tô cho nhà nước. Bên

cạnh việc khai phá những đồng ruộng mới, chính sách đồn điền có nhiệm vụ biến những vùng đất khai hoá ở các làng lân cận đất có thể sủ dụng được. Như đã nói ở trên, các sở đồn điền thuộc sở hữu và quản lí trực tiếp của nhà nước trung ương, nhà Lê sơ đã kế thừa và phát huy hình thức khai hoang này từ thời Lý Trần. Trong giai đoạn đầu khi lập các sở đồn điền của nhà Lê sơ mà trực tiếp là Lê Thái Tổ đã sử dụng chính tù binh của nhà Minh mà quân khởi nghĩa đã bắt đựoc trong cuộc đấu tranh cùng với những tù binh và gian thần của nhà Lê, đưa họ đến những vùng đất khai hoang, vùng biên ải để khai phá ruộng đất lập làng xóm. Có thể nói đây là một chính sách mang nhiều tính chất tích cực, với các chính sách lập các sở đồn điền nhà Lê sơ đã thành công trong việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác, lập thêm các làng xóm và tạo ra các mối liên hệ giữa làng với làng làng với nước. Quan trọng hơn đối với nhà Lê sơ đây còn là nguồng thu nhập quan trọng của nhà nước. Chính vì vậy nhà trung ương không dùng ruộng đất đồn điền để ban cấp cho tầng lớp quan lại hay công thần mà cố gắng bảo vệ lấy nó, giữ nó cho riêng mình. Như vậy chính sách đồn điền của nhà Lê sơ rõ ràng có tác dụng thiết thực trong việc mở rộng diện tích đất canh tác, do đó có ý nghĩa tích cực.

Như vậy, ngay khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn đang trong giai đoạn chiến đấu ác liệt với phần thắng lợi nghiêng về phía quân dân nhà Lê thì Lê Lợi đã ra lệnh thu thuế ruộng đất công để tích trữ vào các kho và kê gọi nhân dân phiêu tán trở về quê quán nhận lại ruộng cày cấy và dựng lại làng xóm. Người còn ra lệnh tịch thu tài sản, ruộng đất của bọ ngụy quan và những kẻ chạy theo giặc. Những chính sách ban đầu này của Lê Lợi thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và sự quan tâm đến đời sông dân chúng của một vị lãnh tụ tài ba. Chính vì vậy, ngay sau khi giành lại được chính quyền và lên ngôi làm vua Lê Thái Tổ (1428 – 1433) đã thi hành hàng loạt chính sách nhằm tập trung lại toàn bộ số ruộng đất cỏ trong cả nước để phân chia và ban bố lại một

cách hợp lí. Mùa thu năm 1428 vua Lê ra lệnh cho các địa phương thống kê

tổng số ruộng đất “của các quan ty ngạch cũ, của các thế gia triều trước của

những người tuyệt tự, cùng ruộng đất và sản vật từng mùa của các ngụy quan của lính trốn…” [ 13, tr.296 ].

Đến cuối năm đó nhà Lê sơ lại hạ lệnh cho các phủ huyện khám xét kiểm

tra ruộng đất: “chỉ thị cho các phủ, huyện, trấn, lộ khám xét các bãi ruộng

đất… cùng ruộng đất đã xung công của các thế gia và những người tuyệt tự và ruộng đất của những người đào ngũ” [14, tr.297 ] và tịch thu toàn bộ

ruộng đất của bọn quan lại nhà Minh, bọn quan lại theo giặc, cùng với ruộng đất của các quý tộc Trần và toàn bộ số ruộng đất bị hoang hóa, ruộng của đền chùa đều xung vào làm công. Lê Thái Tổ còn hạ lệnh cho cả nước làm sổ ruộng, sổ đinh trên cơ sở đó nhà nước chủ động phân phối ruộng đất theo các hình thức khác nhau.

Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm tất cả các loại ruộng đất tịch thu được của chính quyền đô hộ và bọn ngụy quan, ruộng đất không chủ đều thuộc sở hữu của nhà nước. Tuy không có số liệu thống kê cụ thể về diện tích ruộng đất của nhà Lê sơ nhưng căn cứ vào chế độ phong cấp ruộng đất cho quan lại ta có thể biết là số ruộng công chiếm một số diện tích khá lớn so với

diện tích toàn quốc… “diện tích ruộng tư thời Lê sơ phải rất nhỏ, nhỏ hơn

thời cuối Trần, trước khi xảy ra phép hạn điền nhiều và cũng vì thế nên nhà Lê mới không đánh thuế ruộng tư. Nếu ruộng tư thời Lê sơ lớn hơn ruộng công mà nhà nước vẫn miễn thuế ruộng tư, thì thử hỏi, nó sẽ lấy tiền đâu ra để chí phí? ”[6, tr.131 ]. Như vậy, ruộng đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước

thời Lê Sơ là rất lớn, nắm trong tay số ruộng đất này nhà Lê sơ đã nuôi sống bộ máy quan lại đồ sộ mà không phải dựa vào việc thu thuế ruộng đất tư. Nhà Lê đã khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình với lãnh thổ quốc gia. Đầu năm 1429 nhà Lê đã nắm trong tay một số ruộng đất lớn trong nước, cùng với

số đinh ghi được là 700 suất, tổng diện tích ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước đã tăng lên và chắc chắn đã chiếm ưu thế trong tổng diện tích của cả nước.Nhà nước trung ương có điều kiện thuận lợi thi hành một số chính sách cần thiết, phù hợp với lợi ích của gia cấp mình, để giải quyết các vấn đề do lịch sử đặt ra.

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)