Ruộng đất công làng xã

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 49 - 55)

6. Bố cục khóa luận

2.2.2. Ruộng đất công làng xã

Ruộng đất công làng xã hay xã dân công điền là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong ruộng đất quốc hữu. Bộ phận ruộng đát này có một lịch sử lâu dài trước thời Lê sơ nó đã tồn tại và sau thời Lê sơ nó vẫn được duy trì và kéo dài cho đến cuộc cải cách ruộng đất mới bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bộ phận ruộng đất này còn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước phong kiến, bởi vậy nhà nước có quyền thu tô. Trong các thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn tiến hành thu thuế đối với từng loại ruộng đất và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, ruộng đất thời Lê sơ chịu thuế theo ba loại: thượng đẳng 60 thăng thóc và 6 tiền/ mẫu; trung đẳng 40 thăng thóc và 4 tiền; hạ đẳng 20

thăng thóc và 3 tiền “Tô thuế thời kỳ này chỉ thu đối với ruộng đất công và

lần đầu tiên đã xuất hiện thu thuế bằng tiền, mặc dù phần nộp bằng thóc vẫn là chủ yếu ” [8, tr 138].

Điểm khác biệt giữa ruộng đất công làng xã với ruộng đất quốc hữu là nó còn mang tính chất công hữu của từng thôn xã, tức là tuộng đất công của xã nào chỉ chia cho dân xã ấy được cày cấy, bộ phận ruộng đất này còn gọi là xã dân công điền. Đến thời Lê sơ, tuy ruộng tư đã phát triển nhưng ruộng công vẫn chiếm ưu thế, biểu hiện là diện tích công điền, công thổ của thôn xã còn chiếm một phạm vi khá lớn, với phần lớn là ruộng đất công trước kia duy trì lại và một phần do nhà nước cấp thêm. Số ruộng đất nhà Lê sơ tịch thu sau khi chiến thắng quân Minh một phần cũng được sáp nhập vào ruộng đất công

làng xã, mặc dù số ruộng đất đó không nhiều (phần lớn được ban cấp lộc điền và làm ruộng quốc khố). Số ruộng đất này được nhà nước đặt các xã trưởng, người đại diện cho chính quyền trung ương vào trong bộ máy quản lý xã thôn. Mặt khác ruộng đất công làng xã nào vẫn thuộc sở hữu làng ấy chia cấp và quản lý, quan lại làng nào vẫn nhận ruộng khẩu phần làng ấy theo tỉ lệ với số ruộng đất tại đấy… Vì vậy hai thứ sở hữu ruộng đất và sở hữu công xã đã thâm nhập vào nhau nhưng vẫn trên thế cân bằng, không bên nào thôn tính hẳn bên nào. Cho nên đây là một hình thức sở hữu kép nhà nước – công xã, là hình thức tối đa mà nhà nước phong kiến có thể làm và chấp nhận được.

Như vậy, các kết cấu thời trước phải thay đổi bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa hai thứ sở hữu nhà nước và công xã, để tiến sang một kết cấu vừa đồng tâm vừa trùng lặp, sở hữu làng xã phong kiến. Nhưng cần chú ý rằng bên cạnh sở hữu làng xã phong kiến vẫn còn sở hữu làng xã và sở hữu công xã, sở hữu nhà nước bao gồm các loại ruộng đất sung công, đồn điền, tịch điền, lộc điền. Còn sở hữu công làng xã gồm loại ruộng đất thuộc toàn quyền của làng xã, nhà nước không thể động chạm đến được. Trước kia, thời Lý và Trần sở hữư công xã có tính chất quá độ. Nếu tất cả ruộng đất của công xã đều phân chia hết thành các chiếm hữu tư nhân cả thì sớm muộn công xã không thể tồn tại được nữa. Trên thực tế lại không diễn ra như thế, vậy vấn đề đặt ra là trên cơ sở nào đã duy trì được công xã. Chắc chắn công xã còn duy trì một thứ quỹ chung để dung cho mọi sinh hoạt công cộng. Quỹ chung này không thể ngoài ruộng đất chung và lao động chung của các xã dân. Đến tận thế kỉ XIX và XX sau này vẫn còn tồn tại một loại ruộng gọi lạ bản thôn điền thổ, loại ruộng này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của hội đồng kỳ mục làng, nhà nước không có ảnh hưởng gì tới loại ruộng này.

Chế độ quân điền thời Lê sơ

Năm 1424 sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ ban hành chế độ quân điền để thống nhất việc phân chia ruộng công trong phạm vi cả nước. Có thể nói trong lịch sử Việt Nam, ít nhất cũng là lịch sử thành văn thì đây là lần đầu tiên thi hành chế độ quân điền. Đến thời Lê Thánh Tông chế độ quân điền mới được quy định cụ thể. Theo chế độ quân điền thì các ruộng đất của công làng xã đem phân cấp cho mọi người trong thôn xã, cứ 6 năm thì ruộng công lại đem quân cấp một lần, đến kì hạn thì quân cấp lại. Tất cả mọi người trong xã đều được quân cấp từ quan viên cho đến vợ con bọn phạm nhân đều được quân cấp ruộng đất, tuỳ theo thứ bậc mà cấp, quan viên thì được nhiều, các hạng dưới thì khẩu phần ruộng sẽ ít hơn. Vấn đề đặt ra là: tại sao các vua thòi Lê sơ lại định ra chế độ quân điền. Như chúng ta đã biết cuộc kháng chiến chống quân Minh sở dĩ đi đến thắng lợi vẻ vang, chủ yếu là do những hi sinh to lớn của tầng lớp nô tỳ và nông dân tự do, hai tầng lớp lao động đông đảo nhất trong xã hội. Khi cầm vũ khí họ đứng lên theo nghĩa quân Lam Sơn, nô tỳ đã tự thủ tiêu chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ. Trong kháng chiến chống quân Minh và ngay sau khi cuộc kháng chiến giành được thắng lợi rất có thể nô tỳ và nông dân ở các địa phương đã chủ động đứng lên giành lấy ruộng đất của quý tộc, nhất là của quý tộc đầu hàng Minh để cày cấy. Nhà Lê sơ vẫn thưà nhận thực tế ấy cho đến năm 1429, Lê Thái Tổ đã cải biến tình hình ấy thành một chế độ mới gọi là chế độ quân điền.

Khi ban hành chính sách quân điền, Lê Thái Tổ có chủ ý dành nhiều ruộng nhiều ruộng cho quân lính là những người đã hi sinh nhiều trong cuộc đấu tranh đánh đuổi quân Minh đưa nhà Lê lên ngôi báu năm 1429 sở dĩ được đưa ra chủ yếu là do yêu cầu về ruộng đất của nô tỳ và nông dân bằng cách ban hành chế độ quân điền. Phải nói rằng, Lê Thái Tổ là nhà “kinh bang tế thế” sáng suốt, ông đã nhìn thấy yêu cầu bức thiết của xã hội, và ông đã đề ra

biện pháp giải quyết nhằm thoả mãn yêu cầu chính đáng ấy. Trong điều kiện của xã hội Việt nam hồi thế kỉ XV khi chế độ đại điền trang đã tan rã trên thực tế, chế độ quân điền có lợi cho sản xuất của xã hội. Tác dụng tích cực của chế độ quân điền là làm cho nhân dân tích cực sản xuất để khôi phục kinh tế sau 20 năm chiến tranh xâm lược đã tàm phá đất nước. Chế độ quân điền có tác động tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Việt nam ở thế kỉ này phát triển, khi nền kinh tế đại điền trang của thời trước không còn nữa. Với chế độ quân điền, tầng lớp nô tỳ đã biến thành tiểu nông, họ có một số ruộng đất tối thiểu để tự ý cày cấy và hưởng toàn bộ hoa lợi sau khi đã nộp đủ tô cho nhà nứơc. Chế độ quân điền đã thực tế thay thế chế độ đại điền trang và được nhân dân hoan nghênh. Đó là một bước tiến của xã hội trong điều kiện chế độ đại điền trang đã cản trở sự phát triển của sức sản xuất.

Chính sách quân điền của thời Lê sơ phải đến thời Lê Tánh Tông mới thực sự hoàn thành các quy chế về quân điền. Năm 1477 cùng với chế độ lộc điền, Lê Thánh Tông đã sai các triều thần bàn định và ban bố chế độ quân điền. Quy chế quân điền thời Hồng Đức được xem là mẫu mực cho cách thức quân điền trong thời nhà Lê. Các triều đại phong kiến vào cuối thời nhà Lê sau này cũng dựa vào quy chế Hồng Đức, châm chước thay đổi ít nhiều để thi hành. Nội dung của chế độ quân điền thời Lê sơ được thể hiện qua quy định năm 1481 còn chép. Cụ thể như sau: “Theo phép quân điền, cứ sáu năm ruộng đất công làng xã được chia lại một lần cho các thành viên trong xã từ quan Tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều được chia ruộng công. Mọi người cày cấy ruộng công đều phải nộp tô cho nhà nước. Riêng quan lại từ tứ phẩm trở lên do lộc điền ít nên không phải nộp tô” [12, tr.325].

Nói chung, tất cả mọi người trong xã từ quan viên đến các hạng cô quả, tàn tật vợ con những phạm nhân đều được chia ruộng đất công làng xã. Phạm vi chia tuy rộng rãi như vậy nhưng mức độ chia lại rất chênh lệch tuỳ theo

phẩm tước và thứ hạng xã hội. Mỗi lần chia ruộng đất, quan phủ huyện phải đo đạc lại ruộng đất thống kê dân số trong xã sắp xếp thành từng hạng, mỗi hạng như vậy có phần ruộng bằng nhau, nhưng trên thực tế vẫn có sự chênh lệch. Chẳng hạn như quan viên tam phẩm được 11 phần, xuống đến hạng tàn tật, quả phụ, cô nhi … chỉ còn 3 phần.

Ruộng đất công của xã nào chỉ chia cho xã ấy nhưng đầu thời Lê sơ do hậu quả của cuộc thống trị tàn bạo của nhà Minh có nhiều xã dân cư phiêu tán, đồng ruộng bị bỏ hoang nhiều nên nhà nước qui định những xã nào dân ít, ruộng công nhiều thì có thể chia bớt cho xã bên cạnh thiếu ruộng.

Có thể nhận thấy rằng, “ những người cày ruộng khẩu phần đều phải nộp

tô cho nhà nước. Riêng quan viên từ tứ phẩm trở lên nếu được cấp them ruộng công ở xã thì phần ruộng cấp thêm này không phải nộp tô. Vì vậy trên thực tế phần ruộng cấp thêm ấy có tính chất như lộc điền và có thể coi thêm như phần bổ sung của lộc điền. Đất làm vườn thì quan viên được trừ 80 thước, quân dân được trừ 50 thước, người tàn tật cô quả thì được trừ 25 thước, còn ngoài ra đều phải trưng tô như thường dân. Nhưng mức độ ruộng khẩu phần này nhẹ hơn so với mức tô các loại ruộng khác, nên cày loại ruộng này bị nộp tô vẫn là một quyền lợi, thực tế người nông dân nhận ruộng cày cấy trở thành tá điền cho nhà nước. Còn tầng lớp quan viên, địa chủ nhận ruộng thường không phải để tự cày cấy mà là phát canh lại cho nông dân để thu tô nhiều hơn mức tô của nhà nước quy định. Những người này thực tế đã trở thành một tầng lớp bóc lột đứng trung gian thu tô của nông dân rồi nạp một phần cho nhà nước , phần còn lại thì chiếm giữ lấy” [9 .tr, 122].

Có thể nói, chính sách quân điền thời Hồng Đức đã thể hiện ý đồ thống nhất cách chia ruộng và định kỳ chia ruộng công làng xã của nhà Lê sơ. Đó là sự phủ định quyền chi phối theo tục lệ của làng xã đối với ruộng đất công, mặc nhà nước vẫn công nhận và duy trì nguyên tắc “ ruộng công làng nào vẫn

chia cho dân làng ấy cày cấy” . Không những thế trong khi thống nhất thể lệ chia ruộng, nhà nước trung ương còn ràng buộc làng xã phải tuân theo những quy định về phân loại và hưởng thụ của mình. Theo những quy định này, các quan lại chức sắc, binh sĩ của nhà nước được xếp lên trên và được ưu ái rõ rệt, được thể hiện qua việc họ được ban cấp ruộng lộc, nếu không được cấp đủ số ruộng này họ được cấp thêm ruộng khẩu phần.

Chế độ ruộng đất của xã thôn gắn liền với tổ chức xã thôn mang nhiều đặc

điểm của công xã nông thôn trong xã hội phong kiến Việt Nam. “ Nó bắt

nguồn từ thời công xã nguyên thuỷ tan rã và tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến cho đến cuộc cải cách ruộng đất vừa qua. Trước thời Lê Sơ đã từng có tổ chức xã thôn, có ruộng đất công của thôn xã. Hiện nay ta chưa có sử liệu cụ thể để nghiên cứu cách sử dụng ruộng đất trước thời Lê Sơ như thế nào, nhưng chắc chắn rằng là ruộng đất công ấy còn phân phối cho dân cày cấy tô cho nhà nước. Trong xã hội người Mường hiện nay một nhánh bà con gần gũi của người Kinh một phần đất công cũng chia làm khẩu phần cho dân trong mường cấy cày và phải phục dịch cho tầng lớp thống trị, có nơi phải nộp thuế. Cách phân chia ở đây không có quy chế rõ rang, không theo kỳ hạn nhất định, chỉ khi nào dân số thay đổi nhiều khi chia lại theo tập tục cổ truyền”.

[ 8, tr. 44 ].

Như vậy ruộng đất công làng xã vẫn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước trung ương do đó loại ruộng đất này không được đem ra mua bán hay chuyển nhượng. Ngoài nhà vua ra, không một thế lực nào được quyền dùng một phần đất công để ban cấp hay làm một việc gì. Nếu vi phạm những nguyên tắc đó đều phải chiụ phạt, nhưng trên thực tế, hệ thống chính quyền từ vua cho đến người nông dân là cả một bộ máy đồ sộ, với hang loạt các tầng cấp thứ bậc chức sắc của các hạng quan viên, tương ứng với nó là hệ thộng ruộng đất được phân chia phù hợp, bởi vậy chính sách ruộng đất của nhà Lê

Sơ dù có quy mô triệt để đến đâu, thì cũng không tránh khỏi sự sai lạc trong quá trình thực hiện. Thậm chí, còn không tôn trọng cả các nguyên tắc về chính sách ruộng đất, trong đó có chính sách về ruộng đất công làng xã và chính sách quân điền. Một lần nữa, nhà Lê sơ lại gián tiếp góp phần mở rộng giai cấp địa chủ phong kiến. Chính sách quân điền đã thể hiện rõ tính giai cấp của nhà nước trung ương ở nửa sau thế kỉ XV. Nó là biện phấp khẳng định quyền sở hữu trực tiếp của nhà vua đối với ruộng đất công làng xã. Chính sách quân điền ít nhiều đưa lại ruộng đất cho mọi tầng lớp nhân dân, trừ những làng xã không có ruộng công (các xã tư điền), tạo điều kiện làm ăn sinh sống cho tất cả mọi người, giải quyết yêu cầu ruộng đất của nông dân nghèo. Bên cạnh đó, chính sách quân điền thời Lê sơ còn khắc sâu thêm sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc, sự phân biệt đẳng cấp trong những người được chia. Đồng thời, góp phần củng cố quyền sở hữu của nhà nước về ruộng đất công làng xã, trói buộc người nông dân ngày càng gắn chặt với nông thôn, trong khi đó chính nền kinh tế tiêủ nông lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 49 - 55)