Ruộng quốc khố

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 38 - 41)

6. Bố cục khóa luận

2.2.1.1. Ruộng quốc khố

Ruộng quốc khố hay ruộng công do nhà nước trực tiếp quản lý, dưới thời Lê sơ ruộng đất chiếm số lượng lớn. Trong các làng xã được chia thành hai loại: xã chỉ có ruộng công và xã vừa có ruộng công vừa có ruộng tư xen lẫn. Điều này cho thấy, các làng xã đều có ruộng công nhưng có chỗ không có

ruộng tư “Ruộng công trong thời kỳ này chia cho mọi người theo phẩm tước

đối với quan lại và thứ bậc xã hội đối với nhân dân trong làng xã ” [14,

có quan hệ mật thiết với quyền lợi của nhà nước phong kiến. Đối với ruộng đất công, nhà nước được thu cả tô lẫn thuế, còn đối với ruộng đất tư nhà nước chỉ được thu thuế.

Chính vì vậy để đảm bảo nguồn thu lớn và tăng nguồn ngân sách cho kinh tế nhà nước, nhà nước phong kiến luôn coi trọng bảo vệ ruộng đất công thường xuyên sai quan đo đạc lại ruộng đất, lập sổ điền cẩn thận, đầy đủ để có căn cứ thu tô thuế. Nhà nước còn dựng cột mốc phân chia ranh giới giữa ruộng đất công và ruộng đất tư, đồng thời còn đặt ra nhiều quy định nghiêm cấm chiếm đoạt, mua bán ruộng đất công.

Theo Phan Huy Chú, vua Lê đã quy định: “Dấu ruộng đất công và đầm

ao không nộp tô thuế, nếu chỉ một mẫu trở lên thì xử biếm (giáng bậc); năm mẫu trở lên thì xử đồ (đi đầy) ; từ năm mươi mẫu trở lên xử lưu (xử tội). Chiếm số ruộng đất quá số hạn định được phép một mẫu bị đánh 80 trượng; 10 mẫu xử biếm một tư (giáng một cấp). Bán ruộng đất nhà nước cấp hoặc thuộc khẩu phần được chia xử 60 trượng, biếm hai tư (giáng hai cấp). Bán đợ ruộng đất như trên xử 60 trượng và phải chuộc lại ruộng đất” [1, tr.223]. Như

vậy, nhà nước rất quan tâm đến ruộng đất công để đảm bảo quyền lợi trực tiếp của nhà nước với loại ruộng đất này.

Bên cạnh đó ruộng quốc khố phải bao gồm cả ruộng công đo nhà nước quản lí và loại ruộng công đem chia cho nông dân ở các thôn xã. Nói cách khác, đây là loại ruộng được cấp cho các cơ quan địa phương hay trung ương, phát canh cho nông dân hoặc giao cho những người bị đội đồ cày cấy, do nhà nước trược tiếp quản lí sản xuất, thu hoạch đưa vào kho công. Không có tài liệu lịch sử nào về thời Lê mà ghi chép cách tổ chức quản lí và phương thức tổ chức sản xuất trong ruộng quốc khố cụ thể diễn ra như thế nào, nhưng với sự tồn tại lâu dài của ruộng quốc khố trong thời Lý – Trần về trước, ruộng quốc khố thường lập thành các quan trang, quan trại do nông nô, nô tỳ của

nhà nước cày cấy. Đế thời Lê sơ chế đô nông nô, nô tỳ đã tan rã về cơ bản, thì chắc hẳn ruộng quốc khố lúc này không còn tổ chức thành quan trang, quan trại do quan nô cày cấy như thời Lý – Trần nữa. Bởi vậy ruộng quốc khố thời Lê sơ phần nhiều là được giao cho nông dân cày cấy nộp tô cho nhà nước theo chế độ phát canh thu tô. Mặc dù số ruộng công là rất lớn, song nhà Lê Sơ lại đánh thuế khá cao loại ruộng này, gấp 6 – 8 lần so với ruộng thác đao và ruộng tư. Sở dĩ như vậy là do: ruộng thác đao là ruộng công đem phân cấp, đánh thuế nhẹ vào ruộng thác đao là để cho kẻ được phong cấp còn được thu tô mà chi dùng. Có thể ruộng quốc khố có thể cao hơn thuế ruộng tư là vì ruộng tư chủ yếu là ruộng của giai cấp phong kiến địa chủ nên triều đình cũng đánh nhẹ để chúng còn thu tô. Với biện pháp đó, nhà nước phong kiến đã có một cách hiệu quả để mua chuộc giai cấp địa chủ phong kiến. Nghiên cứu tổng quát chế độ thuế ruộng tại các thời kì trong lịch sử Việt Nam, có thể nhà nước phong kiến chỉ không thu thuế ruộng tư nhẹ hơn ruộng công trong chừng mực chế độ thu thuế đó không có ảnh hưởng gì mấy đến ngân quỹ nhà nước, có nghĩa là nhà nước phong kiến chỉ áp dụng chính sách đó khi tổng số ruộng tư không lớn. Như vậy có thể thấy rằng vào đầu thế kỉ XV quyền sở hữu tối cao của nhà nước về ruộng đất được xác lập hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước chính thức tuyên bố quyền lực đó và hàng loạt các điều luật cấm biến ruộng công thành ruộng tư. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước còn là đặc trưng của xã hội phương Đông nói chung. Bên cạnh quyền quản lí về lãnh thổ quốc gia, nhà nước trung ương luôn chú trọng xác lập quyền sở hữu tối cao của mình tới toàn bộ đất đai. Điều đó phản ánh ý nguyện muốn thâu tóm mọi quyền lợi vào trong tay người cầm quyền. Nhà nước là nhân tố cơ bản trong việc trợ giúp công cuộc khai phá ruộng đất và tổ chức quản lý xây dựng các công trình thủy lợi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiến hành canh tác. Vì vậy trên mỗi thửa ruộng mà người nông

dân cày cấy đều hàm chứa một phần công sức của nhà nước, thể hiện vai trò to lớn trong các chính sách về ruộng đất.

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)