Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 34 - 36)

6. Bố cục khóa luận

2.1.2. Tình hình kinh tế

Sau hơn 20 năm chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nền kinh tế Đại Việt bị tàn phá nghiêm trọng vốn đã bị suy yếu trong những thập kỷ cuối Trần. Đồng ruộng, làng xóm bỏ hoang, nhân dân phiêu tán. Chính vì vậy, sau chiến tranh nhà nước rất quan tâm đến việc bảo vệ khuyến khích phát triển nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở để nhà nước tăng cường việc thu thuế từ ruộng đất của người nông dân để giải quyết sự thiếu hụt trong ngân sách Nhà nước.

Trong nông nghiệp, Nhà nước khuyến khích khai hoang. Bên cạnh đó, nhà Lê sơ rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều. Nhà nước đặt chức quan Hà đê sứ để phối hợp với các quan phủ, huyện trông coi, sửa đắp đê điều. Năm 1467, nước biển dâng cao làm vỡ các đê ngăn ở các phủ Nam Sách, Thái Bình, Kiến Xương. Nhà nước đã cử quan đi khám xét, bồi đắp lại và cho khai thêm một số kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa... Dưới thời Lê sơ, công việc đắp đê còn được quy định trong văn bản pháp luật…Tuy nhiên, trong chiến tranh với quân Minh nền kinh tế Đại Việt đã bị suy sụp nhiều, do đó nhà nước phải

đối mặt với nhiều vấn đề trong kinh tế nông nghiệp như tình trạng khủng hoảng về ruộng đất ở nước ta. Nhà Minh đã chiếm đoạt ruộng đất công làng xã, thiết lập các đồn điền và chia cắt cho bọn quan lại, bọn ngụy quan, nên ruộng đất cũng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, sau chiến tranh Lê Lợi cho 25 vạn quân về quê, nên vấn đề đặt ra với nhà nước Lê sơ là giải pháp chia ruộng đất cho những người tham gia kháng chiến để họ cày cấy… Một trong những giải pháp mà nhà nước mà nhà nước Lê sơ đã áp dụng đó là mở rộng diện tích ruộng đất bằng chính sách khai hoang, phục hóa. Thông qua đó tăng sản lượng nông nghiệp và nhà nước cũng theo đó tăng mức thu thuế ruộng đất đối với nhân dân lao động.

Tình hình công thương, nhà nước Lê sơ một mặt dung dưỡng nền sản xuất nhỏ thủ công nghiệp trong các làng xã, mặt khác đẩy manh hoạt động của các quan xưởng thuộc thủ công nghiệp Nhà nước. Ở nông thôn, đã xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng (gốm sứ), Huê Cầu (nhuộm thâm). Các quan xưởng hay Cục bách tác là những xưởng thủ công do Nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất, phục vụ cho nhu cầu của quan liêu, quân sĩ và dân chúng như các xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, sản xuất các đồ dùng nghi lễ, phẩm phục. Trong các quan xưởng, Nhà nước áp dụng chính sách "công tượng". Đó là một nền sản xuất bao cấp, không tiếp cận với thị trường trao đổi buôn bán.

Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là nền buôn bán

nhỏ thông qua mạng lưới chợ ở nông thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành

lệ lập chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu thông

hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên. Ở Thăng Long -

Đông Kinh, các thương nhân từ các nơi về, đua nhau mở hàng quán phố xá buôn bán.

Thời Lê sơ, Nhà nước bỏ lệ tiêu tiền giấy của nhà Hồ, cho lưu thông

tiền đồng. Lê Lợi nói:" Tiền là huyết mạch của dân, không thể không có ”.

Nhà nước quy định 1 quan là 10 tiền, 1 tiền là 60 đồng, tức 1 quan = 600

đồng. Năm 1439 vua Lê “Định quy chế về tiền đồng và đồ hàng tấm: 60 đồng

là 1 tiền; lụa thì mỗi tấm dài 30 thước rộng 1 tấc 5 thước trở lên; vải gai nhỏ mỗi tấm dài 24 thước, vải bông thì tính 1 tập bằng 100 tờ ” [15, tr 220].

Như vậy, trong các thế kỷ XV – XVI tình hình kinh tế Đại Việt nhìn chung vẫn là nền kinh tế lấy nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính. Các yếu tố bất ổn về chính trị, xã hội đã tác động đến đời sống nhân dân nói chung và tình hình ruộng đất nói riêng.

Một phần của tài liệu Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527) (Trang 34 - 36)