Mô hình Fama – MacBeth

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN HÀNG NĂM GIỮ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 43 - 45)

Trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền nắm giữ, các tác giả cũng đã dùng phương pháp tiếp cận này một cách rất phổ biến. Theo phương pháp

hồi quy áp dụng bởi Fama - MacBeth thì hồi quy dữ liệu chéo sẽ được thực hiện cho từng năm. Phương pháp tiếp cận này loại bỏ được vấn đề tương quan chuỗi của phần dư thường thấy trong hồi quy dữ liệu chéo theo thời gian. Mô hình Fama-

MacBeth có hiệu quả khi xem mỗi năm như là một dữ liệu chéo độc lập (Opler et al., 1999).

Người viết tiến hành hồi quy qua hai bước. Bước một, hồi quy dữ liệu chéo được thực hiện cho từng năm một cách độc lập. Thời kỳ nghiên cứu gồm bốn năm (từ

năm 2009 đến năm 2012) vì vậy mô hình hồi quy dữ liệu chéo được thực hiện bốn lần. Trường hợp mô hình hồi quy có phương sai thay đổi, người viết sẽ dùng tùy chọn Robust trong Stata 11 để khắc phục. Bước thứ hai, trung bình bốn năm (từ

năm 2009 đến năm 2012) được tính toán cho từng tham số ước lượng để tính ra tham số cuối cùng cho từng biến. Từ các tham số được có được từ bốn phép hồi quy

dữ liệu chéo, sai số chuẩn của các tham số sẽ được tính toán để tính ra thống kê t cũng như p-value. Căn cứ vào các giá trị của thống kê t và p-value, người viết xác

định được mối tương quan có ý nghĩa thống kê của lượng tiền nắm giữ và các nhân tố tác động.

Mô hình hồi quy dữ liệu chéo được xác định cho từng năm như sau:

CASHi = β0 + β1SIZEi + β2LEVi + β3BANKDEPTi + β4CFLOWi + β5CFVOLATi+

β6LIQi+ β7MTBOOKi + β8DIVIDENDi + ui

Với i = 1, 2, …. , N;

Trong đó:

CASHi là lượng tiền nắm giữ của doanh nghiệp i, SIZEi là logarit tự nhiên của giá trị sổ sách của tổng tài sản của doanh nghiệp i, LEVi là tỷ số Tổng nợ vay/Tổng tài

sản của doanh nghiệp i, BANKDEPTi là tỷ số Tổng nợ vay ngân hàng/Tổng nợ vay của doanh nghiệp i, CFLOWi là tỷ số Dòng tiền/Tổng tài sản của doanh nghiệp i, CFVOLATi là tỷ số Độ lệch chuẩn của dòng tiền/Tổng tài sản của doanh nghiệp i, LIQi là tỷ số Tài sản lưu động thuần không bao gồm tiền/Tổng tài sản của doanh nghiệp i, MTBOOKi là tỷ số (Giá trị sổ sách của tổng tài sản – giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu + giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản của doanh nghiệp i, DIVIDENDi là biến giả của doanh nghiệp i, với 1 là doanh nghiệp có chia cổ tức và 0 là doanh nghiệp không chia cổ tức, ui là sai số của doanh nghiệp i.

Chuỗi thời gian để ước lượng các tham số được xác định như sau:

CASHt = β0 + β1SIZEt + β2LEVt + β3BANKDEPTt + β4CFLOWt + β5CFVOLATt+

β6LIQt+ β7MTBOOKt + β8DIVIDENDt + ut Với t = 1, 2 , … Ti

Trong đó:

CASHt là lượng tiền nắm giữ trong năm t, SIZEt là logarit tự nhiên của giá trị sổ

sách của tổng tài sản của doanh nghiệp tại năm t, LEVt là tỷ số Tổng nợ vay/Tổng tài sản tại năm t, BANKDEPTt là tỷ số Tổng nợ vay ngân hàng/Tổng nợ vay tại năm t, CFLOWt là tỷ số Dòng tiền kinh doanh/Tổng tài sản tại năm t, CFVOLATt

tỷ số Độ lệch chuẩn của dòng tiền/Tổng tài sản tại năm t, LIQt là tỷ số Tài sản lưu động thuần không bao gồm tiền/Tổng tài sản tại năm t, MTBOOKt là tỷ số (Giá trị

sổ sách của tổng tài sản – giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu + giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản tại năm t, DIVIDENDt là biến giả, với 1 là doanh nghiệp có chia cổ tức và 0 là doanh nghiệp không chia cổ tức, ut là sai số tại năm t.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN HÀNG NĂM GIỮ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)