Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN HÀNG NĂM GIỮ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 35 - 36)

Các dữ liệu tài chính được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của các doanh nghiệp được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012. Người viết loại trừ

các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và bất động sản vì các doanh nghiệp này có đặc điểm tài chính và có lượng tiền mặt nắm giữ có sự khác biệt đáng kể so với các doanh nghiệp khác. Từ đây người viết tiếp tục lựa chọn 125 doanh nghiệp để hình thành mẫu nghiên cứu do giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu.

Nguồn dữ liệu về báo cáo tài chính được thu thập chủ yếu từ các website: http://www.cophieu68.com, http://cafef.vn. Trường hợp không thu thập được dữ liệu từ các trang web này, trang web của doanh nghiệp trong mẫu sẽ được tham khảo.

Nguồn dữ liệu về giá đóng cửa của cổ phiếu tại ngày 31/12/2009, 31/12/2010, 31/12/2011, 31/12/2012 được thu thập từ các trang web của công ty chứng khoán FPTS: http://priceboard.fpts.com.vn/ho4.

Các doanh nghiệp được phân loại vào các ngành cấp một khác nhau dựa trên danh sách phân ngành các doanh nghiệp niêm yết năm 2012 được phân loại bởi Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Hai sở này tiến hành phân ngành cho một doanh nghiệp niêm yết tại Sở vào một ngành cấp ba duy nhất trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007) được

Tổng cục thống kê xây dựng dựa trên hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Doanh thu là tiêu chí được xem xét để quyết định hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của một doanh nghiệp niêm yết tại Sở sẽđược xem là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệpđó.

Các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu được phân loại vào chín ngành nghề cấp

một bao gồm: ngành bán buôn, bán lẻ, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành hoạt động khoa học chuyên môn, hành chính và dịch vụ hỗ trợ, ngành khai khoáng, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí, ngành thông tin và truyền thông, ngành thương mại và dịch vụ, lưu trú ăn uống, ngành vận tải kho bãi và ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN HÀNG NĂM GIỮ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)