Thomas W Bates, Kathleen M Kahle và Rene M Stulz – “Tại sao các

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN HÀNG NĂM GIỮ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 27 - 28)

doanh nghiệp Mỹ li gi nhiu tin hơn so vi quá kh ca h?” – 2009

Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là tỷ số tiền chia tổng tài sản để phân tích độ tăng giảm của số dư tiền mặt của các doanh nghiệp công nghiệp tại Mỹ trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2006. Tác giả đã ghi nhận một thực tế là tỷ số tiền chia tổng tài sản này tăng một cách đột biến trong giai đoạn năm 1980-2006 của các doanh nghiệp không chi trả cổ tức (Microsoft, Apple …), các doanh nghiệp mới niêm yết lần đầu. Tác giảđã tham khảo các nghiên cứu của Opler et al. (1999) để thực hiện nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến này.

Tác giả tìm ra một vài nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng đột biến của lượng tiền nắm giữ như: số dư hàng tồn kho giảm (tài sản lưu động giảm), rủi ro biến động dòng tiền tăng (biến động của dòng tiền), cơ hội đầu tư giảm và chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) tăng mạnh.

Các bằng chứng mà tác giả tìm được đã chứng minh rằng các tỷ số tiền tăng đột biến do sự thay đổi của các nhân tố đặc thù của doanh nghiệp trong giai đoạn từ

năm 1980-2006 và do sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các nhân tốđặc thù doanh nghiệp với lượng tiền nắm giữ. Dữ liệu thu thập nhất quán với các bằng chứng hiện hữu về động cơ phòng ngừa của việc nắm giữ tiền chính là yếu tố quyết định đến lượng tiền nắm giữ. Tác giả cũng đề cập đến sự phát triển bùng nổ của thị trường công cụ tài chính trong giai đoạn từ năm 1980-2006. Tác giả cho rằng các doanh nghiệp (trong mẫu chọn) phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ không thể ngăn ngừa hay ngại sử dụng công cụ ngăn ngừa. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của tác giả cũng nhất quán với giả thiết rằng một vài doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt do các vấn đề

thuộc về chủ quan của ban quản lý. Tuy nhiên, số doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong mẫu nghiên cứu của tác giả.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN HÀNG NĂM GIỮ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 27 - 28)