Tổng quan về các phương pháp kiểm tra kết cấu hàn

Một phần của tài liệu Thiết kế máy tuốt lạc (Trang 135 - 138)

b. Dòng điện hàn

3.10.1Tổng quan về các phương pháp kiểm tra kết cấu hàn

Kiểm tra kết cấu là một công việc rất cần thiết gần như là buộc phải làm trong tất cả các

quá trình chế tạo sản phẩm. Chất lượng của kết cấu hàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vật liệu cơ bản, vật liệu hàn, phương pháp hàn, thiết bị hàn và trình độ tay nghề của người công nhân, dạng sản xuất … Do đó phải căn cư vào điều kiện, yêu cầu kĩ thuật của từng kết cấu hàn cụ thể để chọn phương pháp kiểm tra cho thích hợp có thể kiểm tra thường xuyên hay gián đoạn kiểm tra toàn bộ hay một số khâu các nguyên công khi chế tạo kết cấu…

Trong thực tế để kiểm tra chất lượng của một kết cấu người ta có nhiều phương pháp

khác nhau như: quan sát bằng mắt, kiểm tra bằng tia X, tia ℘

, kiểm tra bằng siêu âm, phát quang và chỉ thị mầu hay có thể là phương pháp thẩm thấu bằng dầu hoả hoặc có thể dùng áp suất của nước, của khí…

Trong một kết cấu hàn thì các bộ phận có nhiệm vụ và chức năng khác nhau tức là các mối hàn làm việc cũng khác nhau, do đó có yêu cầu kĩ thuật khác nhau. Cụ thể là vỏ hộp tốc độ là một kết cấu không phải tất cả các bộ phận và các mối hàn làm việc như nhau. Vì vậy cho phép ta chọn nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau. Thực tế cho thấy rằng chất lượng của kết cấu hàn chỉ có thể bảo đảm tốt khi ta theo dõi thường xuyên và kiểm tra trình tự tất cả các nguyên công.

Quá trình kiểm tra gồm có những giai đoạn sau:

- Kiểm tra sơ bộ trước khi hàn: Các vật liệu sử dụng để chế tạo kết cấu hàn, kiểm ta thiết bị và dụng cụ hàn, trình độ của người thợ hàn...

- Kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm tra quá trình thực hiện quy trình công nghệ (độ chính xác của phôi, gá lắp, chế độ hàn, các kích thước cơ bản và chất lượng của mối hàn và thứ tự thực hiện các mối hàn đó).

- Kiểm tra thành phẩm

Lưu ý: Những chi tiết khi chế tạo mà cần phải hàn thì sau khi hàn xong ta tiến hành kiểm tra luôn chi tiết đó.

- Theo đặc điểm, tính chất và công dụng có thể phân ra thành các loại kiểm tra chất lượng mối hàn như sau:

* Kiểm tra bằng mắt thường

Dùng để quan sát, phát hiện các khuyết tật bề mặt của mối hàn. Có thể phát hiện trực tiếp bằng mắt thường hoặc có thêm kính lúp, kiểm tra về kích thước xem đã đảm bảo yêu cầu chưa.

* Chiếu xạ xuyên qua mối hàn

Phương pháp này dựa vào khả năngcủa các tia rơnghen hoặc tia γ xuyên qua đựơc chiều dầy kim loại các tia này qua vật hàn lên tấm phim đặt phía sau mối hàn. ở những chỗ có khuyết tật như: có rỗ khí, lẫn xỉ hoặc hàn không ngấu thì trên phim xuất hiện thành các vết sẫm.

*Phương pháp siêu âm

Siêu âm là tên gọi được sử dụng cho các sóng âm có tần số vượt khỏi dải tần số mà tai người có thể nghe được, tức là vượt quá 20 kHz. Nói chung các sóng siêu âm có dải tần số từ 0,5 MHz đến 20MHz được sử dụng trong kiểm tra vật liệu.

Sóng siêu âm khi đến mặt phân cách giữa hai môi trường thì một phần phản xạ ngược trở về môi trường ban đầu và một phần sẽ truyền qua môi trường kia. Phương pháp kiểm tra siêu âm sử dụng phần năng lượng truyền qua của sóng siêu âm được gọi là Phương pháp truyền qua. Còn phương pháp sử dụng phần năng lượng phản xạ của sóng siêu âm được gọi là phương pháp xung phản hồi. Một phương pháp khác cũng thường được sử dụng trong kiểm tra siêu âm vật liệu là phương pháp cộng hưởng.

Khi siêu âm được lựa chọn sẽ tăng tính chất định hướng của kiểm tra - tần số càng cao tính định hướng càng lớn. Đây là xem xét chính để tăng khả năng phát hiện khuyết tật và tạo thuận lợi trong phân tích tín hiệu dưới nước.

Khi lựa chọn tần số càng caothì bước sóng càng ngắn và đến mức có thể bằng hoặc nhỏ hơn nhiều kích thước các mẫu vật liệu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong đo kiểm bề dày mỏng và phát hiện khuyết tật có độ phân dải cao.

Sử dụng siêu âm sẽ không gây ồn âm thanh trong quá trình kiểm tra

* Kiểm tra bằng dầu lửa

Phương pháp này dùng để kiểm tra độ kín của mối hàn dựa vào khản năng thẩm thấu của dầu để phát hiện nhưng khe hở bên trong mối hàn, áp dụng cho những chi tiết chịu lực dưới 30

Phương pháp kiểm tra: dùng phấn trắng hoặc vôi quét vào một mặt của mối hàn, mặt còn lại quét dầu lửa. Nếu chỗ nào có vết nứt hoặc khe hở dầu sẽ thấm qua.

* Kiểm tra bằng áp lực nước

Nhằm kiểm tra độ kín của mối hàn là chủ yếu dùng để kiểm tra nhưng kết cấu chứa khí hoặc chất lỏng làm việc chịu áp lực

Phương pháp kiểm tra: đổ đầy nước vào bình chứa đó sau đó bơm nước cao áp vào, áp lực nước bằng 1,5 lần áp lực khi chi tiết làm việc, khi đạt dến áp lực yêu cầu thì dừng lại dùng búa tay gõ nhẹ vào xung quanh mối hàn để phát hiện xem có lỗ giò gỉ không. sau khi kiểm tra song xả nước ra từ từ để tránh co ngót

Ngoài ra cò rất nhiều phương pháp: phương pháp kiểm tra bằng áp lực hơi; kiểm tra mặt ngoài…

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế máy tuốt lạc (Trang 135 - 138)