Chọn liên kết hàn

Một phần của tài liệu Thiết kế máy tuốt lạc (Trang 119 - 120)

Hàn chi tiết số 7, 20, và các chi tiết khác lại với nguyên công 8 để tạo thành máy hoàn chỉnh và đảm bão độ chính xác về kích thước.

3.9.3.Chọn liên kết hàn

Ta cần phải phân biệt mối hàn với liên kết hàn:

-Mối hàn: là kim loại kết tinh mà trong quá trình hàn nó ở trạng thái lỏng.

-Liên kết hàn: là phần kết cấu trong đó phần tử riêng biệt của nó được nối với nhau bằng phương pháp hàn bao gồm mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt.

-Theo liên kết hàn và tiết diện ngang của mối hàn ở trong bản vẽ kết cấu được chia làm 2 loại liên kết: mối hàn giáp mối và hàn góc

Đặc điểm của kết cấu:

- Có chiều dày S= (1÷5) mm

-Chất lượng mối hàn không yêu cầu cao lắm. -Mối hàn nằm ở tư thế nằm.

Vì thế ta có thể dung phương phán hàn hồ quang tay. Phương pháp này vừa đòi hỏi tính kinh tế, chi phí là hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật.

* Trên bản vẽ kết cấu các chi tiết lắp ghép với nhau như sau:

- chi tiết số 1, 2 liên kết với nhau bằng mối hàn giáp mối và mối hàn góc - chi tiết số 3, 2 liên kết với nhau bằng mối hàn góc và giáp mối

- chi tiết số 4, 11 liên kết với nhau bằng mối hàn góc

- chi tiết số 4, 8 liên kết với nhau bằng mối hàn góc và giáp mối - chi tiết số 16, 15 liên kết với nhau bằng mối hàn góc và giáp mối - chi tiết số 11, 2 liên kết với nhau bằng mối hàn giáp mối

- chi tiết số 4, 2 liên kết với nhau bằng mối hàn góc - chi tiết số 2 liên kết với chi tiết 11, 4 bằng mối hàn góc

Vậy mối hàn muốn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì việc xác định liên kết hàn

phù hợp với chiều dày vật liệu là việc rất quan trọng. Nó chiếm 80% công việc chuẩn bị cho quá trình hàn. Nhưng trong thực tế khi sản xuất “máy tuốt lạc” các chi tiết có chiều dày rất thấp. Chủ yếu là cá hộp có chiều dày từ 1mm và thanh V4, V5 có chiều dày 5mm nhưng chiều rộng của mối hàn ngắn nên khi hàn hầu như chúng ta không để khe hở. Dưới đây là các thông số về chuẩn bị liên kết hàn chúng ta nên tham khảo

Một phần của tài liệu Thiết kế máy tuốt lạc (Trang 119 - 120)